221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1153039
Boeing sẽ xoay xở ra sao trong thời kỳ khủng hoảng
1
Article
null
Boeing sẽ xoay xở ra sao trong thời kỳ khủng hoảng
,

Bất chấp những đơn đặt hàng kỷ lục vẫn chưa hoàn thành, các hãng sản xuất máy bay và các nhà cung cấp linh kiện đang cắt giảm nhân công nhằm giảm chi phí do lo ngại rằng suy thoái kinh tế sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp này trong năm 2009.

Bất chấp những đơn đặt hàng kỷ lục vẫn chưa hoàn thành, các hãng sản xuất máy bay đang cắt giảm nhân công nhằm giảm chi phí do lo ngại rằng suy thoái kinh tế còn gây ra nhiều khó khăn trong năm 2009. (Ảnh: Komonews)


Thông tin xấu trên vẫn chưa được công bố rộng rãi. Các công nhân sản xuất, đặc biệt là những người với những kỹ năng đặc thù, sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng.

Việc cắt giảm nhân sự chủ yếu diễn ra ở bộ phận hành chính và các công nhân hợp đồng. Theo Công ty Máy bay Thương mại Boeing (BCA), con số cắt giảm lớn nhất có thể là 4.500 việc làm. Tuy nhiên, xu hướng này sẽ còn lan sang tất cả 3 bộ phận làm động cơ chính và nhiều nhà cung cấp trang thiết bị chính. Các nhà cung cấp linh kiện cho hàng không dân dụng bị tác động nhiều nhất. Cessna, Hawker Beechcraft, Diamond Aviation và Cirrus Design đã giảm nhân sự lên tới 3.430 người.

Cho tới thời điểm này, các nhà sản xuất máy bay quân sự đang khắc phục được cơn bão tài chính tốt nhất. Nhưng các nhà phân tích dự báo rằng suy thoái sẽ còn tiếp tục khi mà các chính phủ, đặc biệt là Chính phủ Mỹ, cố gắng tìm kiếm các khoản tiền để bơm vào hỗ trợ thị trường.

Thậm chí, những công ty tránh được khủng hoảng tính đến thời điểm này cũng đang hy vọng sự may mắn của mình sẽ kéo dài. Các đơn đặt hàng máy bay, linh kiện và các thiết bị tìm kiếm và dẫn đường đã giảm 14% từ mức kỷ lục của năm 2007. Tuy nhiên, vẫn còn đó những điểm sáng nhất định. Theo báo cáo cuối năm của Hiệp hội Công nghiệp Hàng không (AIA), đơn đặt hàng của ngành hàng không năm 2008 đạt mức kỷ lục với giá trị 404,5 tỷ USD và 10.000 việc làm đã được tạo mới trong năm này.

BCA đã hành động bất chấp đơn đặt hàng mua 3.700 máy bay đang có và áp lực hoàn thành tiến độ hợp đồng sau vụ đình công của các thợ máy năm ngoái khiến hãng này không thể hoàn thành 100 hợp đồng giao hàng.

Công ty GE Aviation sẽ cắt giảm 1.000 vị trí bất chấp việc tiếp tục có được các đơn đặt hàng năm thứ 3 cao nhất với 2.908 đơn đặt hàng, và 9.200 đơn đặt hàng làm động cơ. Với số hợp đồng trên, công ty này có đủ việc cho nhân công của mình tới năm 2012.

Công ty Pratt & Whitney đã sa thải 350 người làm công ăn lương hồi đầu tháng 12 vừa rồi để đối phó với “tác động của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đối với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ”.

Tương tự, Công ty Rolls-Royce buộc phải cắt giảm 2.300 việc làm tại các nhà máy ở Anh, châu Âu và Mỹ để giảm chi phí.

Tương tự như vậy, Rockwell Collins đã cắt hợp đồng lao động của 300 nhân viên chính thức và 100 nhân viên hợp đồng cuối năm ngoái ở cả mảng dân sự và quân sự do công ty này cho rằng cần phải duy trì chi phí ở mức cho phép trong năm 2009 đầy khó khăn. Công ty này đã hành động như vậy một phần do ảnh hưởng của cuộc đình công của hãng Boeing.

Boeing có thể cắt giảm 4.500 việc làm. (Ảnh: Cleveland)

Tuy nhiên, những thiệt hại này là khá nhỏ. Rockwell Collins có 20.000 nhân công, Rolls-Royce là 23.300 và GE Aviation là 39.000. BCA đã tạo gần 4.900 việc làm mới trong 10 tháng đầu năm 2008, tạo ra tổng số việc làm lên tới 68.000. Có hai nhu cầu buộc công ty phải tuyển thêm nhân công là: đáp ứng số đơn đặt hàng các mẫu máy bay hiện tại và đưa ra 3 model mới là 787, 747-8 và 777. Cả 3 mẫu này đều đang chậm hơn tiến độ.

Tuyên bố cắt giảm của Boeing đã bị Giám đốc Điều hành Ray Goforth của Hội Nhân công Kỹ sư Hàng không Chuyên nghiệp (Speea) chỉ trích. Ông đã trích dẫn thông báo của công ty này về đợt trả cổ tức Quý 4 là 14% và phát biểu của Chủ tịch và Tổng Giám đốc CEO Jim McNerney về tình hình tài chính vững mạnh, số lượng đơn đặt hàng kỷ lục và tính thanh khoản cao.

“Những thông báo cắt giảm nhân sự này đang gây ra sự bối rối,” Goforth cho biết. “Chúng tôi băn khoăn điều gì đã thay đổi từ ngày 10 tháng 12”.

Có một điều, Boeing có vẻ như đang cố gắng kiểm soát chặt chẽ việc lưu chuyển tiền mặt. BCA được thanh toán một khoản tiền khổng lồ cho những máy bay mới ngay khi giao hàng. Đình công và những khó khăn trong sản xuất tác động không nhỏ tới việc giao hàng, dòng tiền mặt cũng bị tác động. McNerney và Giám đốc Tài chính James Bell được kì vọng sẽ giải quyết rốt ráo những vấn đề này và các vấn đề khác khi họ đưa ra thông báo doanh thu cho năm 2008 vào dự báo năm 2009 vào ngày 28 tháng 1 tới.

Speea khẳng định có 2.560 lao động hợp đồng tại các nhà máy của BCA. Tuy nhiên, vẫn không rõ bao nhiêu trong số các công nhân này sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc. Hãng Boeing cho biết các công nhân hợp đồng được sử dụng để vận hành các công đoạn sản xuất khó khăn hay để lấp chỗ trống khi công ty không thể tuyển được các công nhân có tay nghề cho các vị trí chính thức. Công nhân sản xuất vẫn có thể được tuyển dụng cho dù nhân sự ở các bộ phận khác đang bị mất việc, hãng này nhấn mạnh.

Tình hình của Boeing gây ra những lời bàn tán trong toàn ngành hàng không. Cho tới thời điểm này, công ty sản xuất hệ thống dẫn đường và kiểm soát bay Honeywell đang duy trì số nhân công của mình nhưng một quan chức cho biết hãng này phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu của các hãng sản xuất trong ngành công nghiệp hàng không. Công ty sản xuất khung máy bay Spirit AeroSystem đã phải giảm tuần làm việc và sa thải nhiều nhân công trong suốt cuộc đình công của hãng Boeing năm ngoái, mọi người đã quay trở lại làm việc đầy đủ. Tuy nhiên, triển vọng năm 2009 là “không chắc chắn, nhưng hy vọng sẽ ổn định,” một quan chức cho hay.

Mẫu máy bay 787 khiến hãng Boeing gặp phiền toái nhiều nhất bởi nó đang chậm 2 năm so với tiến độ trong khi có gần 1.000 đơn đặt hàng chờ được giao cho các khách hàng. Nhà phân tích David Strauss của UBS Investment Research cho biết, một nhân tố cho thấy hãng này đang phải vật lộn như thế nào là số hàng mới đến của các dây chuyền chính đến từ các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài quan trọng của Boeing. Việc giao hàng trong tháng 12 đối với mẫu 787 tới các nhà máy ở Everett, bang Washington còn “thấp hơn rất nhiều mức trước khi đình công,” ông cho hay.

Tỷ lệ với nó là thiệt hại lớn nhất của ngành hàng không có thể là cả ngành vận chuyển và kinh doanh hàng không, đặc biệt là thị trường máy bay siêu nhẹ mới nổi. Eclipse Aviation đã đệ đơn xin phá sản. Cessna sa thải 2.500 nhân viên và Hawker Beechcraft là 500. Cirrus Design cố gắng giảm tuần làm việc để vượt qua khó khăn nhưng vẫn phải cho nghỉ việc 250 nhân viên và cho nghỉ phép 100 nhân viên khác. Diamond Aircraft đã phải cắt giảm 180 trong số 684 nhân viên của mình. Tháng 10 năm ngoái, Piper Aircraft đã giảm giờ làm việc của nhân viên xuống để tránh phải sa thải nhân công.

Thu hẹp quy mô vẫn chưa phổ biến. “Hiện nay, chúng tôi không chuẩn bị cho một sự cắt giảm lớn nhân công bên trong công ty,” CEO Louis Gallois của EADS cho biết khi nói về hãng Airbus của mình. “Nhưng chúng tôi đang đánh giá tình hình hằng ngày".

Đình công và những khó khăn trong sản xuất tác động không nhỏ tới việc giao hàng, dòng tiền mặt cũng bị tác động. (Ảnh: Stltoday)


Ông chỉ ra việc Airbus có nhiều công nhân tạm thời sẽ bị mất việc trước khi nhân viên chính thức bị sa thải.

Phó Giám đốc điều hành Tom Williams, giám đốc chương trình tại Airbus, đã bổ sung thêm rằng những kế hoạch dự phòng đang được xem xét. Những kịch bản có thể xảy ra bao gồm cả việc lấy lại những công việc được thuê ngoài. Làm thêm giờ và làm ca cũng đang được xem xét.

Nhưng ông Williams nhấn mạnh rằng hãng Airbus khá bảo thủ trong việc gia tăng sản xuất và “chúng tôi cũng sẽ bảo thủ trong việc cắt giảm”.

Hãng Airbus muốn cẩn trọng trong việc cắt giảm quá nhanh. “Cần có một thời gian dài để học các kỹ năng” ở các nhà máy, Williams cho biết.

Nhìn chung, hàng không dân dụng chiếm khoảng 60% nhân lực của ngành hàng không, Giám đốc Nghiêm cứu của AIA Bill Chadwick lưu ý. Một khó khăn trong câu chuyện hàng không của năm 2009 là bởi các hãng hàng không Mỹ - đứa con rắc rối muôn thuở của ngành công nghiệp này – đang phải trải qua một số sự tái thiết đau thương, họ có vị thế tốt hơn so với chính mình trước đây 1 năm trong thời kì khó khăn.

Mặc dù vậy, AIA đã phải hạ thấp mức dự đoán của mình. Tháng 1 năm ngoái, ngành này sử dụng 654.600 nhân công và AIA dự báo rằng sẽ có thêm khoảng 10.000 việc làm mới trong suốt cả năm. Nhưng với doanh thu của ngành hàng không nói chung đang ngày càng giảm và cuộc đình công của hãng Boeing đã trải dài cái bóng của mình lên toàn ngành này khiến con số việc làm dừng lại ở mức 655.900 vào cuối tháng 11 năm 2008.

Khi đưa ra những dự báo gần đây, AIA đã thay đổi dự đoán của mình về mức tăng trưởng việc làm. Hiện nay cần phải tỏ ra “khôn ngoan” hơn là “lạc quan một cách cẩn trọng".

Bởi vì sau 2 năm chi tiêu của Chính phủ Mỹ đã bị cắt giảm đáng kể, quốc phòng phải chứng minh là một tài sản cố định trên mặt trận việc làm. Nhưng để đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái, chi tiêu quốc phòng sẽ tiếp tục trải qua những áp lực to lớn.

 “Số tiền cứu trợ phải tới từ một nơi nào đó,” ông Chadwick bình luận.

Để giữ khoản tiền này không tuột khỏi quốc phòng, AIA đang vận động Nghị viện và chính quyền Obama còn non trẻ với quan điểm chi tiêu quốc phòng là một “nhà cung cấp việc làm đã được chứng thực".

  • Hà Linh (Theo Aviationweek)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,