221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
918622
32,6 tỷ USD xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
1
Article
null
32,6 tỷ USD xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
,

(VietNamNet) - Việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang có những bước khởi động đầu tiên. Ngày 6/4/2007, các chuyên gia đường sắt Việt Nam và Nhật Bản đã có cuộc hội thảo lớn để trao đổi kinh nghiệm và phác họa những bước đầu tiên cho dự án được cho là mới nhất, lớn nhất này.

Việc xây dựng đường sắt cao tốc đang là xu hướng phát triển của thế giới. Ở Việt Nam, xây dựng đường sắt cao tốc đã được đưa vào chiến lược phát triển và được xem là yếu tố quan trọng trong kết cấu hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đường sắt cao tốc Bắc - Nam với yêu cầu kết nối các thành phố và trung tâm kinh tế cả nước, các đầu mối giao thông khi được hoàn thành sẽ là huyết mạch phục vụ phát triển kinh tế, là sợi dây kết nối kéo hai đầu đất nước - những nơi phân bổ 90% GDP, 85% dân số cả nước lại gần nhau hơn.

Dscaotoc1.jpg

Đường sắt cao tốc, xu hướng của thế giới, nhu cầu của Việt Nam. (Ảnh:Euostar)

Mong muốn triển khai nhanh nhất

Trao đổi về dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Võ Hồng Phúc cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đang tiến hành những hội thảo đầu tiên. Sau khi hội thảo rồi sẽ tiến hành khảo sát. Hiện nay, phía Jica đang có một chương trình nghiên cứu thực địa từ đó lên kế hoạch tổng thể phát triển đường cao tốc Bắc - Nam.

Bây giờ đang trong giai đoạn chuẩn bị, phải chờ công tác chuẩn bị rồi lên kế hoạch tổng thể thì rồi mới xác định được tiến độ triển khai nhưng chúng ta muốn triển khai trong thời gian nhanh nhất.

Liên quan đến huy động nguồn vốn xây dựng khi mà phía Nhật cho biết họ không thể kham nổi toàn bộ con số khổng lồ gần 33 tỷ USD, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, chúng ta huy động nhiều nguồn vốn, không chỉ có ODA, sẽ huy động nhiều nguồn vốn cả ODA của Chính phủ Nhật Bản và cả của tư nhân. Chẳng hạn như vấn đề vận hành tàu, khai thác tàu, đầu tư toa tàu có thể để khu vực tư nhân tham gia. Bên cạnh đó sẽ kêu gọi các nhà tài trợ khác tham gia nhưng chủ yếu là nguồn ODA của Nhật Bản.

  • Ngọc Sơn

Hành trình Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh: 10 giờ đồng hồ

Theo công bố mới nhất của các chuyên gia, dự kiến đầu tư cho dự án này là một con số khổng lồ khoảng 32,6 tỷ USD cho tổng chiều dài 1.630 km đường sắt cao tốc nối Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây chỉ mới là con số ban đầu được xây dựng dựa trên việc tham khảo suất đầu tư của các đường sắt cao tốc trên thế giới và căn cứ điều kiện thực tế Việt Nam. Tính trung bình, vốn đầu tư mỗi km đường sắt cao tốc lên đến 20 triệu USD. Trong đó 70% là đầu tư hạ tầng, 30% là chi phí phương tiện. Nhà nước sẽ đầu tư cho hạ tầng, vốn đầu tư mua sắm phương tiện sẽ do DN đảm nhận.

Phương án này cũng cho biết, các tiêu chuẩn xây dựng đường sắt cao tốc sẽ dựa vào khung tiêu chuẩn của đường sắt cao tốc Shikansen của Nhật và tham khảo tiêu chuẩn 1 số nước khác. Khổ đường là 1.435mm, tốc độ khai thác là từ 200 - 300 km/h. Với tốc độ này thì đi từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh chỉ mất  555 phút tức là chưa đầy 10 giờ đồng hồ.

Theo thiết kế, trên toàn tuyến sẽ bố trí khoảng 51 ga với khoảng cách trung bình 30 - 35 km một ga. Đoàn tàu dự kiến sử dụng trên tuyến này là tàu có 10 - 15 toa xe, sử dụng đầu máy kéo đẩy có công suất khoảng 15.000kw. Mỗi ngày đêm trên tuyến sẽ có 60 - 90 đoàn tàu.

Đường sắt cao tốc đi tuyến nào?

Kế hoạch xây dựng sơ khởi nhất do Tổng công ty đường sắt trình bày cho biết, đường sắt cao tốc Hà Nôi - TP. Hồ Chí Minh xuất phát từ Hà Nội đi về phía Tây đường sắt hiện tại và quốc lộ 1A. Tới Phủ Lý tuyến sẽ tách khỏi đường sắt cũ, qua khu vực Phố Cà thuộc địa phận Hà Nam, sau đó lại chạy song song với ranh giới tỉnh Ninh Bình và Nam Định cho tới khi gặp tuyến đường sắt Thống Nhất thì chyển hướng và tiếp tục chạy song song  với tuyến đường sắt cũ và quốc lộ 1A cho tới TP. Vinh. Cũng có thể nghiên cứu phương án tuyến xuất phát từ Hà Nội đi về phía Tây đường bộ cao tốc cho tới Thanh Hóa.

Từ Vinh sẽ tách đường sắt cũ đi vòng phía đông Hồ Kẻ Gỗ cho tới Đồng Hới rồi song song với đường sắt cũ vào Huế. Tại đèo Hải Vân đi về phía tây hầm đường bộ sau đó vòng về phía tây TP. Đà Nẵng để vào Nam. Đường sắt cao tốc sẽ vượt đèo Cả ở Hảo Sơn với 1 hầm dài khoảng 1 km để tới Đại Lãnh. Từ đây đường sắt cao tốc vẫn đi ở phía tây đường sắt cũ tới Nha Trang rồi vào Bình Thuận, nối Biên Hòa - Dĩ An để vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,