221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
345614
Máy vi tính có tăng giá mạnh?
1
Article
null
Từ việc kinh doanh vi tính cài phần mềm bất hợp pháp :
Máy vi tính có tăng giá mạnh?
,

(VietNamNet) - Sau khi một số công ty lắp ráp máy vi tính bị phát hiện sử dụng phần mềm không có bản quyền, đã có tin đồn về chuyện máy vi tính tăng giá. Thực hư ra sao?

Khó có thể tăng giá

Giá bán lẻ phần mềm Microsoft vẫn còn là "bức tường" khó vượt qua đối với người tiêu dùng VN.

Vừa qua, sau đợt kiểm tra tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của 3 công ty lắp ráp máy vi tính, các cơ quan quản lý Nhà nước đã phát hiện tình trạng cài đặt phần mềm bất hợp pháp. Những phần mềm chưa có bản quyền bao gồm: Windows XP, Office 2003, Norton Anti-Virus, Từ điển Lạc Việt,... Sau đó, trên thị trường lập tức lan truyền tin đồn giá máy vi tính sẽ tăng vọt 5 - 10 triệu đồng, do các đơn vị lắp ráp máy vi tính phải mua phần mềm có bản quyền.

Trên thực tế, hầu hết các đơn vị đang lắp ráp máy vi tính đều chuyển qua "đánh du kích", không phô trương để bị bắt như trước. Không hề có một đợt đặt hàng ồ ạt phần mềm có bản quyền như tin đồn trên thị trường. Các công ty kinh doanh máy vi tính biết rõ một điều: nếu cộng thêm giá phần mềm có bản quyền, giá máy bán ra sẽ quá cao, khó tiêu thụ nổi. Để đối phó, các công ty phân tán máy về những cửa hàng nhỏ và để các đại lý này cài đặt phần mềm cho khách hàng.

Một chủ cửa hàng kinh doanh máy vi tính nói: "Chúng tôi phải chép phần mềm theo yêu cầu của khách hàng, vì ai ai cũng xài phần mềm sao chép. Vả lại, giá máy vi tính đã có mặt bằng thị trường rồi, bây giờ cộng thêm tiền phần mềm có bản quyền thì bán ế là cái chắc!".

Phần mềm cao hơn giá máy!

Máy vi tính ngoại nhập sẽ có giá bán thấp hơn máy lắp ráp trong nước khi được cài đặt phần mềm có bản quyền.

Chỉ cần tính sơ sơ ba thứ cơ bản là hệ điều hành Windows XP + Office 2003 + Norton Anti-Virus cũng "nuốt" gọn 400 USD. Đó là chưa kể đến một vài phần mềm lặt vặt chiếm thêm khoảng vài chục USD. Như vậy, việc mua bộ phần mềm có bản quyền để cài đặt trên máy còn cao hơn giá máy vi tính (?!). Hiện nay, các loại máy vi tính có cấu hình trung bình đang bán phổ biến trên thị trường có giá khoảng 350 - 400 USD, máy ngoại nhập loại trung bình cũng chỉ khoảng 500 USD; vậy ai sẽ bỏ 800 - 900 USD để mua máy vi tính lắp ráp trong nước được cài đặt phần mềm có bản quyền?

Hiện tại, một số công ty do sợ phiền hà khi cảnh sát kinh tế hoặc quản lý thị trường "viếng thăm", nên đã đặt hàng "đại khái" một số phần mềm để tạo bình phong. Còn thực chất, các DN trong nước đều sử dụng phần mềm bẻ khóa để cài đặt lên máy vi tính. Khách hàng không cần biết trong ruột máy có những gì và phần mềm bản quyền ra sao; tất cả đều do người bán máy quyết định. Chỗ nào bán máy giá cao do cộng thêm tiền phần mềm chắc chắn bị người tiêu dùng tẩy chay và chuyển qua chỗ khác mua.

Giám đốc một công ty tin học góp ý: Nếu trang bị phần mềm hợp pháp cho toàn bộ máy vi tính của công ty phải mất vài chục ngàn USD, đâu thể làm ngay được. Tương tự với khách hàng, họ xài phần mềm miễn phí quen rồi, bây giờ chuyển qua xài phần mềm trả tiền khó lắm. Nhà nước cần tuyên truyền mạnh hơn cho người dân hiểu mới xóa được nạn xài "chùa" phần mềm.

Sẽ kiểm tra các phần mềm cài đặt trong máy vi tính?

Một số cửa hàng kinh doanh máy vi tính cho rằng, đợt kiểm tra chỉ bắt vài vụ làm điểm, gây tiếng vang, chứ không thể làm lâu dài. Mặc dù, trước đó, quản lý thị trường đã ra quân bắt quả tang các cửa hàng kinh doanh phần mềm không có bản quyền, và giới báo chí cũng đưa tin về chuyện này. Hãng Microsoft thừa thắng xông lên gởi thư đến khách hàng, thông báo về sự kiện các công ty bị bắt vừa qua và thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá 20% cho một số phần mềm. Họ còn gởi kèm theo một phần mềm công cụ để các cơ quan, công ty, hộ gia đình tự kiểm tra xem phần mềm mình đang sử dụng đã có bản quyền hay chưa. Microsoft đang khuyếch trương khẩu hiệu "phần mềm là một tài sản - hãy nói không với các phần mềm vi phạm bản quyền".

Theo chỉ đạo chung của các cơ quan quản lý Nhà nước, việc vi phạm bản quyền phần mềm tại VN cần được hạn chế và tiến đến chấm dứt hoàn toàn. Cục Cảnh sát Kinh tế và Cục Quản lý Thị trường đang hình thành những tổ đặc nhiệm liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh máy vi tính của các công ty. Từ các phần mềm chép trên CD bán lẻ trên thị trường cho đến các phần mềm được cài đặt trong máy vi tính sẽ được kiểm soát bởi lực lượng này. 

  • Chí Thịnh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,