,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
916942
Việt Nam sớm bắt nhịp công nghệ vũ trụ trong khu vực
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Việt Nam sớm bắt nhịp công nghệ vũ trụ trong khu vực

Cập nhật lúc 13:54, Thứ Ba, 03/04/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Việt Nam sẽ sớm bắt nhịp công nghệ vũ trụ trong khu vực... Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Khoa học-Công nghệ (KH-CN) Hoàng Văn Phong tại Lễ ra mắt Viện Công nghệ Vũ trụ vào ngày 3/4 tại Hà Nội.     

>>Ưu tiên số một là công nghệ vệ tinh>>

DangVuMinh1.jpg
GS. TSKH Đặng Vũ Minh (đeo kính) đang bắt tay các nhà khoa học tại Lễ ra mắt Viện Công nghệ Vũ trụ (Ảnh H.Y)

Viện Công nghệ Vũ trụ ( Space Technology Institute - STI) được thành lập dựa trên Quyết định 549/QĐ-TTg ngày 20/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trụ sở của Viện nằm trong khuôn viên Viện KH-CN Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ KH-CN Hoàng Văn Phong cho biết, Viện Công nghệ Vũ trụ sẽ là cơ quan thường trực thực hiện các dự án, đề án về công nghệ vũ trụ Việt Nam. Mặc dù đây là lĩnh vực công nghệ cao, phức tạp, hiện đại nhưng ưu tiên hàng đầu của STI là phải đưa vào ứng dụng được trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

Lãnh đạo Viện Công nghệ Vụ trụ Việt Nam là GS.TSKH Đặng Vũ Minh; hai Phó Viện trưởng là Doãn Minh Chung và Phạm Anh Tuấn. Hội đồng khoa học của Viện do GS Trần Mạnh Tuấn là, Chủ tịch. 

STI có 6 phòng chức năng, bao gồm: Phòng Quản lý tổng hợp, Phòng Nghiên cứu chế tạo thiết bị, Phòng Viễn thám ứng dụng, Phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh, Phòng Công nghệ Viễn thám, GIS và GPS, Phòng Động lực học vũ trụ và Cơ điện tử chính xác.

Phát biểu tại buổi lễ, GS.Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói rằng ông hết sức sung sướng khi nghe tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc thành lập STI. Ông ví von, quá trình thai nghén trong bụng mẹ đến khi Viện Công nghệ Vũ trụ ra đời mất 29 năm. 

Giọng ông run run xúc động khi bày tỏ đây là món quà quý mà giới KHCN Việt Nam tặng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, người đã hết sức mong muốn và ủng hộ sự phát triển ngành công nghệ vũ trụ tại Việt Nam.

Từ những năm 1980, GS Nguyễn Văn Hiệu và các nhà khoa học hàng đầu đã dốc sức chuẩn bị cho công việc này. Trong đó, quan trọng nhất là đã gửi cán bộ giỏi sang Liên Xô (cũ) và khuyến khích ngay những người đang học tại Liên Xô tham gia đào tạo về vũ trụ. 

NguyenVanHieu.jpg
GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu tại buổi lễ (Ảnh H.Y)
Thấy được tiềm năng phát triển của công nghệ vũ trụ tại Việt Nam, Ủy ban Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và một số công ty Nhật Bản như NEC/TOSHIBA, SUMITOMO... rất quan tâm và tham dự buổi lễ này. 

Dường như các đối tác Nhật Bản được ưu ái hơn trong hợp tác quốc tế về công nghệ vũ trụ của Việt Nam khi đại diện JAXA tiết lộ tháng 2 vừa rồi, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã dẫn đoàn sang thăm cơ quan này. Đồng thời, hai bên đã ký kết khung hợp tác vào tháng 6/2006.

Phó Chủ tịch Công ty Hàng không Vũ trụ (NEC/TOSHIBA) bày tỏ sự kỳ vọng được hợp tác với Việt Nam. Công ty này chủ yếu sản xuất vệ tinh, phụ kiện vệ tinh và thiết bị mặt đất, vệ tinh vừa và nhỏ nhằm mục đích viễn thám... Năm 2003, họ đã tham gia bỏ thầu dự án VINASAT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) từ năm 2003 nhưng không trúng. Do vậy, đây sẽ là cơ hội mới mà NEC/TOSHIBA rất mong muốn thành công. 

Với đối tác trong nước, ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hoà Lạc cũng nói, cách đây ít ngày, khi STI có ý định tham gia, Ban quản lý đã đồng ý mời ngay Viện vào đầu tư. Khu công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến sẽ được khởi công trong tháng này. 

Trao đổi với báo giới, GS-TSKH Nguyễn Khoa Sơn - Phó Chủ tịch Viện Khoa học và công nghệ, nhận xét, Việt Nam hoàn toàn đủ lực triển khai công nghệ vũ trụ. Trong khi đó, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong cũng khẳng định, STI sẽ không chỉ là một trong những Viện đầu ngành của nền khoa học-công nghệ Việt Nam mà còn sớm bắt nhịp được được phát triển của công nghệ vũ trụ trong khu vực.  

  • Hà Yên
,
,