,
221
2121
Trong nước
trongnuoc
/khoahoc/trongnuoc/
742172
Doanh nghiệp khoa học-công nghệ: 5 điều kiện chuyển đổi
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Doanh nghiệp khoa học-công nghệ: 5 điều kiện chuyển đổi

Cập nhật lúc 13:36, Thứ Sáu, 09/12/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Theo D thảo Nghị định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học-công nghệ (KH&CN) phải thoả mãn 5 điều kiện. Bộ KH&CN đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện Dự thảo và sẽ trình Chính phủ vào cuối tháng 12/2005.

Soạn: AM 644870 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các đại biểu đóng góp ý kiến cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ sáng 8/12.

Một trong năm điều kiện là phải có cơ sở vật chất (nhà xưởng, trang thiết bị...) và tiềm lực tài chính (vốn cố định, vốn lưu động). Tuy nhiên, nhiều đại biểu tham dự Hội thảo doanh nghiệp khoa học và công nghệ sáng 8/12 tại Hà Nội thắc mắc không biết khoản này lấy từ đâu ra vì các viện khoa học không có vốn. Hơn nữa, tài sản hiện có của các viện không phải là để sản xuất.

Để giải quyết vướng mắc trên, ông Trương Hữu Chí, Giám đốc Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (EMI), kiến nghị Nhà nước nên cấp vốn cho các đơn vị trên khi họ chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN. Đây là việc làm cần thiết mặc dù Dự thảo đã quy định: tổ chức KH&CN chuyển đổi sớm thành doanh nghiệp KH&CN trước thời hạn 31/12/2009 sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để làm vốn lưu động ban đầu. Khoản tiền tương đương một năm kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức đó trước chuyển đổi.

Về điều kiện hàng năm doanh nghiệp KH&CN phải trích ít nhất 3% tổng doanh thu để đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ông Chí cho rằng không khả thi. Nguyên nhân là doanh nghiệp KH&CN phải có lãi thì mới trích, chứ lỗ thì lấy đâu ra?

Theo điều 4 của Nghị định 115, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ phải chuyển đổi thành tổ chức khoa học và công nghệ tự trang trải kinh phí hoặc doanh nghiệp KH&CN.

Nghị định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ là văn bản bổ sung cho điều 4 của Nghị định 115.

Điều kiện thứ ba mà một số đại biểu cho rằng hơi cao là sau năm đầu tiên doanh thu từ dịch vụ KHCN và sản phẩm mới phải chiếm tỷ lệ trên 80% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hai điều kiện còn lại liên quan tới nhân lực và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp KH&CN.

Nếu thoả mãn đồng thời 5 điều kiện trên, tổ chức KH&CN sẽ được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN và được hưởng mọi ưu đãi của doanh nghiệp KH&CN. Giấy chứng nhận có giá trị từ 1 tới 4 năm, tuỳ  thuộc vào từng doanh nghiệp. Trong thời gian đó, nếu doanh nghiệp không còn đáp ứng được 1 trong 5 điều kiện trên thì sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận, không còn được hưởng ưu đãi. Nhiều đại biểu lo ngại không biết doanh nghiệp KH&CN sẽ đi về đâu khi bị thu hồi Giấy chứng nhận, trở thành doanh nghiệp bình thường.

Ngoài ra, một vấn đề mà nhiều đại biểu quan tâm là sẽ thừa nhiều biên chế khi chuyển đổi sang doanh nghiệp KH&CN. Nếu không sắp xếp lao động dôi dư này thì các doanh nghiệp này sẽ hoạt động vô cùng kém hiệu quả. Do vậy, các đại biểu kiến nghị những lao động dôi dư này phải được hưởng chế độ như người lao động ở các doanh nghiệp bình thường khác. Về tiền lương, cũng cần có quy định phù hợp hơn vì khi chuyển đổi như vậy, lương xếp theo doanh nghiệp sẽ thấp hơn  nhiều so với đơn vị sự nghiệp, dẫn tới nguy cơ 1/2 các nhà khoa học không chấp nhận bị hạ lương!

  • Minh Sơn
,
,