Hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu:
Biển đang khát... oxy
17:53' 30/03/2004 (GMT+7)

Tại Hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu diễn ra từ ngày 29 tới 31/3 ở Jeju (Hàn Quốc), Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo về sự gia tăng số vùng biển chết trên thế giới.

Đánh bắt cá quá mức là vấn đề của thế kỷ XX. Biển thiếu oxy sẽ gây ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XXI.

Hội nghị, do Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tổ chức với sự tham dự của 158 bộ trưởng môi trường các nước, cũng xem xét các giải pháp đối với tình trạng thiếu nước hiện nay, các cơn bão bụi xuất hiện thường xuyên hơn và nạn đánh bắt cá quá mức. Thực chất, các vùng biển chết là những khu vực thiếu oxy, không có sự sống. Chúng được xếp ở vị trí hàng đầu trong danh sách các thách thức môi trường của UNEP.

Trên toàn thế giới hiện có gần 150 vùng biển chết, tăng gấp đôi trong thập kỷ vừa qua. Cũng như hoạt động đánh cá quá mức, nó là mối đe doạ đối với nguồn cá. Một số vùng có diện tích chưa tới 1km2 trong khi nhiều vùng rộng 70.000kmnhư vịnh Chesapeake ở Mỹ, biển Baltic, biển Đen và biển Adriatic. Một trong những vùng nổi tiếng nằm ở vịnh Mexico - nơi các chất dinh dưỡng được đổ ra từ sông Mississippi. Các vùng khác đã xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.

Nguyên nhân các vùng biển chết xuất hiện là nitơ từ phân bón, chất thải và chất ô nhiễm công nghiệp được đổ ra biển với số lượng lớn. Nitơ tạo điều kiện cho các loài tảo sinh trưởng mạnh. Khi tảo chết và thối rữa, chúng sử dụng oxy trong nước, do đó làm mọi sinh vật từ trai, tôm hùm, sò huyết cho tới cá đều chết ngạt. UNEP đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới hợp tác để giảm lượng nitơ được thải ra các vùng ven biển bằng cách hạn chế sử dụng phân bón hoặc trồng nhiều rừng, đồng cỏ để hấp thụ bớt nitơ. Một thoả thuận giữa các nước dọc sông Rhine đã góp phần giảm 37% lượng nitơ đổ ra biển Bắc.

TS Klaus Toepfer, giám đốc UNEP.

TS Klaus Toepfer, giám đốc UNEP cho biết: ''Nếu chúng ta không hành động ngay lập tức, số vùng biển chết sẽ tăng nhanh''. Mỗi năm, thế giới sử dụng 120 triệu tấn nitơ làm phân bón. Tuy nhiên, chỉ có 20 triệu tấn được giữ lại trong thực phẩm mà chúng ta ăn. Phần còn lại bị rửa trôi vào sông suối và đổ ra biển. Quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch, rừng, đồng cỏ và việc tháo nước các vùng đất ngập nước cũng thải ra nitơ.

Cũng tại hội nghị, UNEP thông báo: Dữ liệu vệ tinh và khí hậu cho thấy sinh quyển Trái đất ngày càng xanh hơn. Trong hai thập kỷ qua, năng lượng do thực vật tạo ra thông qua quá trình quang hợp trừ đi năng lượng được sử dụng cho hô hấp tăng thêm 6% trên toàn thế giới. Quang hợp là quá trình mà trong đó thực vật sử dụng carbon dioxide, nước và năng lượng từ mặt trời để sản xuất thức ăn. Trong khi quang hợp, thực vật thải oxy.

Theo UNEP, nhiệt độ, lượng mưa và mức carbon dioxide gia tăng cùng những thay đổi về lượng mây có thể là lý do làm cho thực vật sinh sôi mạnh. Ngoài ra, các tiến bộ về nông nghiệp và chương trình bảo tồn cũng có những đóng góp đáng kể. Các vùng nhiệt đới chẳng hạn như rừng Amazon và rừng ở Nga, Canada, chiếm khoảng 80% sự gia tăng đó. Lượng mưa vào những năm 1990 cũng làm cho lượng thực vật gia tăng trên tiểu lục địa Ấn Độ.

  • Minh Sơn (Theo Reuters, BBC) 
Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hoàng đế của xứ sở băng giá (30/03/2004)
Công bố Giải thưởng Lương thực thế giới 2004 (30/03/2004)
Spim và spam, thứ nào tăng nhanh hơn? (29/03/2004)
Với scramjet: máy bay vượt bảy lần tốc độ âm thanh (29/03/2004)
Chiếu sáng đường hẻm: Mô hình năng lượng hiệu quả (27/03/2004)
Sẽ có thêm nhiều tên miền mới trên Internet (26/03/2004)
Z-755: Chế tạo thành công máy ép rơm, cỏ khô (26/03/2004)
Tại sao muỗi truyền sốt rét lại không bị bệnh? (26/03/2004)
Bùng nổ dân số đô thị trên toàn cầu (25/03/2004)
Vì sao não người lại to hơn? (25/03/2004)
Phao dò tàu buôn lậu ma tuý (25/03/2004)
Sao Hoả từng có biển mặn (25/03/2004)
Khai sinh dạng carbon thứ năm: Bọt nano! (24/03/2004)
Opera: Điều khiển trình duyệt web bằng giọng nói! (24/03/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang