,
221
2141
Quốc tế
quocte
/khoahoc/quocte/
433372
Lần tìm fossa - thú săn mồi kỳ lạ của châu Phi
1
Article
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
,

Lần tìm fossa - thú săn mồi kỳ lạ của châu Phi

Cập nhật lúc 18:00, Thứ Năm, 03/06/2004 (GMT+7)
,

Nhờ sự rủi ro khi một con vượn cáo được gắn vòng radio theo dõi bị ăn thịt mà nhà sinh thái bảo tồn Luke Dollar có cơ hội khám phá một loài động vật săn mồi kỳ lạ nhất và ít được biết đến nhất trên thế giới: fossa.

Giống mèo, hoá ra lại có họ với... cầy

Dollar đang đặt bẫy.

Fossa (tên khoa học là Cryptoprocta ferox) là loài động vật săn mồi, reo rắc sự sợ hãi cho những người mê tín tại đảo Madagascar của châu Phi. Cũng như phần lớn các chuyên gia động vật hoang dã khác, Dollar chưa bao giờ nghe nói tới cái tên fossa. Hai năm sau khi người dẫn đường cho ông tin rằng con vượn cáo có vòng radion theo dõi bị fossa ăn thịt, để lại một đống xương và lông, Dollar đã quay trở lại Madagascar, bắt đầu một dự án tìm hiểu cuộc sống bí mật của fossa lần đầu tiên.

Fossa không nguy hiểm đối với con người như người như trong chuyện kể dân gian. Cho tới gần đây người ta vẫn nhầm lẫn loài động vật đặc biệt, giống báo sư tử này (puma), với một loại mèo nguyên thuỷ. Dollar nói: ''Bạn có thể hình dung fossa giống như một con sử tử núi, thấp và mập mạp. Nó có những nét giống mèo bao gồm vuốt có thể thụt vào và hai hàm răng đáng sợ. Không chỉ săn vượn cáo, fossa là một kẻ săn mồi cơ hội, ăn rất nhiều loài động vật từ chuột tới lợn rừng''.

Tuy nhiên, các đặc trưng khác của fossa gợi ý bản chất không giống mèo của nó: một chiếc mõm giống mõm chó, chiếc đuôi dài mà nó sử dụng giống như chiếc sào của vận động viên thể dục dụng cụ và khả năng bay từ cây này sang cây khác nhanh như một con sóc mặc dù nặng hơn nhiều. Kiểm tra di truyền cho thấy fossa là một họ hàng thân thuộc của cầy mangut và là một thành viên của họ viverrid bao gồm cầy hương, cầy genet và meerkat. Theo Dollar, "tính khí tự phụ" của fossa là một trong những đặc trưng chỉ ra lịch sử dòng họ của nó.

Các nhà thám hiểm đã mô tả fossa vào những năm 1800, song có rất ít thông tin. Có thể là do fossa có khả năng tự dấu mình. Cho tới gần đây, các nhà khoa học nghĩ rằng fossa là động vật hoạt động về đêm song qua nghiên cứu của Dollar, hoá ra nó hoạt động cả ngày lẫn đêm. Một trong những đồng nghiệp của Dollar chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy loài động vật này mặc dù họ đã nghiên cứu vượn cáo trên mười năm trong môi trường sống của fossa. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên của Dollar là khẳng định sự tồn tại của loài động vật này trong rừng ở Madagascar.

Kể từ năm 1996, Dollar đã chạm trán nhiều lần với fossa trong Vườn quốc gia Ankarafantsika của Madagascar. Trong tám năm qua, với dự giúp đỡ của các nghiên cứu sinh và tình nguyện viên, ông đã hoàn thiện phương pháp tóm loài động vật này bằng camera tự động cũng như lồng dây. Bẫy fossa tạo cơ hội cho nhóm cân và xác định giới tính, đồng thời kiểm tra chớp nhoáng sức khoẻ của chúng. Các căn bệnh như bệnh dại, được du nhập tới đảo cùng với chó nhà và mèo hoang, hiện đe doạ fossa.

Vòng cổ gắn radio cho thấy fossa di chuyển 25km/ngày. Phân tích phân và di truyền cung cấp nhiều dữ liệu hơn về thành phần bữa ăn của fossa. Kết quả nghiên cứu fossa đang được sử dụng để hiểu rõ hơn cũng như bảo tồn loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này. Chỉ có 8% rừng nguyên sinh còn lại trên đảo Madagascar ngày nay. Theo ước tính của Dollar, chưa tới 3.000 fossa hiện sống trong những môi trường còn nguyên vẹn này. Hiện ông đang tập trung nghiên cứu mối đe doạ mà hai loài động vật săn mồi được du nhập - mèo hoang và cầy hương Ấn Độ - gây ra đối với fossa cũng như các loài ăn thịt bản địa khác.

Thế giới bị đánh cắp

Con người đã có tác động lớn tới Madagascar kể từ khi họ tới đây từ châu Á và châu Phi cách đây chừng 2.000 năm. Hòn đảo lớn này lớn gấp hai lần diện tích  bang Arizona của Mỹ và nằm giữa Mozambique và Ấn Độ Dương. Lịch sử độc nhất vô nhị của Madagascar giải thích tại sao nó lại có hơn 200.000 loài động thực vật. Nhiều sinh vật trên đảo này, bao gồm fossa, các loài ăn thịt nhỏ hơn và chừng 35 loài vượn cáo, không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Fossa trong môi trường tự nhiên.

Họ viverrid mà fossa thuộc về là một dòng động vật ăn thịt cổ xưa. Người ta cho rằng chúng có trước sói, mèo, linh cẩu và các loài động vật ăn thịt khác. Tất cả các động vật kể trên không phải là loài bản địa ở Madagascar. Madagacar được gọi là "lục địa thứ tám". Các loài ở Madagascar không chỉ  khác chim và thực vật ở lục địa châu Phi mà còn là những họ hoàn toàn mới. Madagascar thực sự là một thế giới hoàn toàn mới.

Hòn đảo này được cho là tách khỏi châu Phi và Nam Mỹ khi châu Phi và Nam Mỹ vẫn là một lục địa đơn nhất cách đây 150 triệu năm, mang theo các loài động thực vật nguyên thuỷ. Các loài động vật ăn thịt, linh trưởng và thú có vú sơ khai có lẽ đã trôi dạt tới đây trên những chiếc mảng thực vật trong nhiều năm sau đó và tiến hoá trong điều kiện cô lập cho tới gần đây. Các nhà thám hiểm Madagascar đầu tiên cách đây 2.000 năm hẳn là đã gặp một loài chim không bay được cao tới 3m cùng với vượn cáo lớn như gorrilla và khỉ đầu chó.

Phần lớn những loài động vật khổng lồ này tuyệt chủng sau khi con người xuất hiện. Những loài mà chúng ta nhìn thấy ngày nay chỉ là phần còn lại của một nhóm động vật thú vị và đa dạng. Chúng giải thích tại sao người Madagascar ngày nay vẫn còn sợ fossa . Theo Dollar, xương cho thấy một loài fossa lớn hơn đã từng tồn tại ở Madagascar. Chúng có lẽ nặng hơn 100kg và có thể bắt người. Dollar đã dựng bẫy camera trong rừng với hy vọng phát hiện được một con còn sống.

Trông thế này, ai bảo nó không thuộc họ... mèo?
 
Chân dung fossa.
Còn đâu, thời huy hoàng!

  • Minh Sơn (Theo National Geographic) 
,
,