Hội nghị Nghị định thư An toàn sinh học:
Nguy cơ nghiêm trọng của cây GM đối với sức khoẻ con người
22:55' 24/02/2004 (GMT+7)

Hôm nay 24/2, hội nghị các bên tham gia Nghị định thư An toàn sinh học Cartagena bước sang ngày làm việc thứ hai. Trong khi chính phủ Mỹ vận động mạnh mẽ các quốc gia trên thế giới chấp nhận cây trồng biến đổi gien (GM) thì ở trong nước, các nhà khoa học Mỹ lại khuyến cáo về những nguy cơ nghiêm trọng của cây trồng GM đối với con người sau khi phát hiện nhiều giống cây lương thực truyền thống ở Mỹ bị ô nhiễm nặng ADN từ cây trồng GM.

 
Bạn có "ưa" biểu tượng của thực phẩm từ cây trồng GM này?

Nghiên cứu của Liên minh các nhà khoa học liên quan tại Mỹ cho thấy các loại cây trồng được chuyển đổi gien để tạo ra hoá chất công nghiệp và dược phẩm - cây dược phẩm - có thể đang đầu độc cây lương thực truyền thống. Nhà vi sinh học Margaret Mellon, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: ''Nếu gien từ các cây dược phẩm lây nhiễm sang cây ngũ cốc thông thường, các bông ngũ cốc có thể chứa nhiều thuốc hoặc hoá chất''.

Trong các cuộc thử nghiệm, cây trồng được biến đổi gien để tạo ra các protein làm lành vết thương cũng như điều trị nhiều chứng bệnh chẳng hạn như xơ hoá nang, xơ gan và thiếu máu; kháng thể chống ung thư và vắc xin chống bệnh dại, tả, lở mồm long móng. Quy trình sản xuất thuốc thông thường được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn thuốc nhiễm vào chuỗi thức ăn hoặc ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các biện pháp như vậy để ngăn chặn sự lây lan của ADN từ cây dược phẩm.

UCS đã yêu cầu 2 phòng thí nghiệm thương mại kiểm tra các giống truyền thống của 3 loại cây trồng - ngô, đậu tương và cây cải dầu. Mục đích là phát hiện các chuỗi ADN của cây trồng GM hiện đang được trồng trên nhiều trang trại ở Mỹ. Kết quả cho thấy các hạt cây bị nhiễm ADN của cây GM ở mức thấp. Có tới 1% các hạt riêng lẻ và hơn 50% các mẻ hạt chứa một hoặc nhiều chuỗi ADN của cây GM.

Cánh đồng cải dầu.

Chưa có bằng chứng rằng các cây trồng được kiểm tra ở trên là không an toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lo ngại điều đó có thể xảy ra khi cây trồng GM thế hệ hai được canh tác. Chúng chứa các chuỗi ADN tạo thuốc hoặc các hoá chất công nghiệp. Mellon nói: ''Hạt bị ô nhiễm là thực trạng đáng báo động và có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khoẻ con người''.

Cho tới nay, lo ngại về ô nhiễm từ cây GM tập trung vào sự thụ phấn chéo trong cánh đồng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đoán rằng đa phần ô nhiễm đó phát sinh từ hành động không tách hạt GM và hạt truyền thống trong tiến trình sản xuất và phân phối. Các cuộc kiểm tra không phát hiện bất kỳ cây trồng nào bị nhiễm ADN từ cây GM công nghiệp hoặc dược phẩm bởi chưa có phương pháp xét nghiệm. Tuy nhiên, cho tới khi chúng ta biết nhiều hơn, nên thận trọng và coi các chuỗi ADN từ cây GM tạo thuốc, chất dẻo hoặc vắc-xin có tiềm năng làm ô nhiễm nguồn hạt.

Trở lại bàn hội nghị Kuala Lumpur, mặc dù châu Âu và các nước đang phát triển đã chấp nhận Nghị định thư Cartagena song các nước chính thức trồng và xuất khẩu cây GM do Mỹ đứng đầu vẫn chưa ký hoặc phê chuẩn. Các chi tiết của Nghị định thư vẫn phải được đàm phán song nó sẽ buộc các nhà xuất khẩu cung cấp nhiều thông tin hơn về các sản phẩm GM trước khi chuyển tới nước nhập khẩu, giúp nước nhập quyết định có nên chấp nhận hay không.

Các nước đang phát triển, thường thiếu phương tiện xây dựng các hệ thống kiểm soát sản phẩm GM nhập khẩu và đánh giá nguy cơ, đang trông đợi vào các cuộc đàm phán ở Malaysia. Các cuộc đám phán đó sẽ đưa ra những hướng dẫn về buôn bán xuyên biên giới, dán nhãn, tuân thủ nghị định thư, trách nhiệm, nghĩa vụ và bồi thường.

Bất chấp nhiều ý kiến phản đối, Richard White, một quan chức thương mại Mỹ, cho biết nước này sẽ không nhượng bộ Nghị định thư một sớm một chiều và chỉ ra thoả thuận của Mỹ với Mexico và Canada là hình mẫu cho việc buôn bán các sản phẩm GM xuyên biên giới.

Minh Sơn (Tổng hợp) 

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đôi điều về rùa tai đỏ - động vật xâm hại (24/02/2004)
Cúm gà lây lan cao xuất hiện ở Mỹ (24/02/2004)
Khám phá bí ẩn của nọc rắn (23/02/2004)
Cúm gia cầm đe dọa nỗ lực xóa đói nghèo ở châu Á (23/02/2004)
Tài nguyên biển, sinh cảnh ven biển Việt Nam bị đe dọa! (22/02/2004)
Nam Á với nỗi ám ảnh mang tên "H5N1" (17/02/2004)
Crittercam - camera dành cho thế giới sinh vật (12/02/2004)
Từ gà Việt, gà Nhật, ngỗng Trung Quốc: virus có họ với nhau (12/02/2004)
"Làng thận" và những đường dây buôn lậu nội tạng (12/02/2004)
Cúm gà lây lan mạnh ở Lào và Mỹ (11/02/2004)
Chưa phát hiện virus cúm gia cầm ở lợn Việt Nam (07/02/2004)
Trung Quốc thừa nhận: hệ thống kiểm soát bệnh dịch yếu kém! (05/02/2004)
Khi thế giới quay lưng với... con gà Thái Lan (04/02/2004)
Gần 4.000 ca ghép gan từ người cho còn sống (31/01/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang