221
446
Khoa học
khoahoc
/khoahoc/
1274913
Những phát minh của NASA ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
0
Article
null
Những phát minh của NASA ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
,

Đa số chúng ta đều “có liên hệ” với NASA thông qua các vật dụng thông dụng hàng ngày

TIN LIÊN QUAN

Các nghiên cứu của NASA không chỉ phục vụ cho các chuyến bay vào không gian mà còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.
Các nghiên cứu của NASA không chỉ phục vụ cho các chuyến bay vào không gian mà còn được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

Vào năm 1958, tổng thống Eisenhower ký quyết định thành lập Cục Quản trị Hàng không và Không Gian Quốc gia (NASA).

Ngay từ lúc mới thành lập, mục đích của cơ quan này đã không chỉ giới hạn trong các nghiên cứu phục vụ cho tàu không gian và các chương trình không gian. Bộ luật đã quy định rằng các nghiên cứu của NASA còn phải mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúng. Và trong lịch sử 50 năm phát triển của mình, NASA đã gắng sức mình hoàn thành sứ mệnh này.

Mặc dù đa số quần chúng ngày nay không có cơ hội đặt chân lên mặt trăng, nhưng đa số chúng ta đều “có liên hệ” với NASA thông qua các vật dụng thông dụng hàng ngày. Là đối tác của rất nhiều công ty và viện nghiên cứu, NASA đã và đang không ngừng ra mắt những sản phẩm công nghệ mới, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người.

Niền răng “vô hình”

Ngay sau khi ra mắt, niền răng vô hình đã rất được yêu thích và nhanh chóng trở nên phổ biến.
Ngay sau khi ra mắt, niền răng vô hình đã rất được yêu thích và nhanh chóng trở nên phổ biến.

Đối với những người có hàm răng chưa chuẩn thì việc chỉnh hình răng bằng cách đeo niền răng thường làm họ mất hứng, bởi vì đeo niền răng cũng đồng nghĩa với việc chịu đựng một miệng đầy kim loại. Đó là chưa kể “nụ cười kinh khủng” do niền răng kim loại mang đến. Nhưng nhờ có NASA, bạn không còn phải “khiếp sợ” khi nghĩ đến niền răng nữa. Niền răng trong suốt được tung ra thị trường từ năm 1987, và đến nay đã có rất nhiều công ty sản xuất loại “linh kiện” cho ngành nha khoa thẩm mỹ này.

Niền răng “vô hình” được làm từ alumin đa tinh thể mờ (TPA). NASA đã liên kết với 1 công ty khác sáng chế ra vật liệu này nhằm bảo vệ các ăng-ten hồng ngoại của các tên lửa thăm dò nhiệt.

Cũng trong thời gian đó, một công ty khác – Unitek – đang tiến hành thiết kế một mẫu niền răng mới có thể mang lại cho người sử dụng một nụ cười thẩm mỹ hơn. Và họ đã phát hiện rằng vật liệu TPA đủ cứng để làm niền răng, hơn nữa, độ trong của nó giúp người đeo đủ tự tin để “khoe răng”. Thế là TPA trở thành vật liệu chính để sản xuất niền răng vô hình từ đó. Ngay sau khi ra mắt, niền răng vô hình đã rất được yêu thích và nhanh chóng trở nên phổ biến, trở thành một trong những sản phẩm thành công nhất trong lĩnh vực chỉnh hình răng.

Tròng kính chống trầy xước

Kính chống trầy xuất phát từ một sáng chế nhằm bảo vệ kính che mặt của phi hành gia.
Kính chống trầy xuất phát từ một sáng chế nhằm bảo vệ kính che mặt của phi hành gia.

Nếu bạn làm rớt cặp kính mắt của mình, có thể tròng kính sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Có được “may mắn” này là nhờ tổ chức FDA vào năm 1972 đã yêu cầu các nhà sản xuất sử dụng chất dẻo để sản xuất tròng kính thay cho thủy tinh. Chi phí cho tròng bằng chất dẻo rẻ hơn, chúng cũng hấp thu tia UV tốt hơn, chúng nhẹ hơn thủy tinh, và không vỡ tung tóe khi bị rơi. Tuy nhiên, tròng bằng chất dẻo lại có 1 điểm yếu: chúng rất dễ bị trầy xước; và nếu đeo tròng kính bị trầy xước rất có thể làm hại đến thị lực của bạn.

Môi trường ngoài không gian có rất nhiều bụi và vật thể nhỏ sẽ làm trầy xước các thiết bị đang hoạt động ngoài không gian, đặc biệt là kính che mặt của phi hành gia. Vì lí do này, NASA đã nghĩ cách để bọc các thiết bị này bằng một lớp bảo vệ chống trầy. Nhận thấy tiềm năng của sáng chế này, nhà sản xuất kính mát FosterGrant đã cấp phép để sử dụng công nghệ này của NASA trong các sản phẩm của mình. Những chiếc tròng kính có phủ lớp chống trầy có độ bền và ít bị trầy xước hơn gấp 10 lần tròng kính thông thường.

Nhiệt kế cặp tai

Nhiệt kế cặp tai sử dụng một cảm biến hồng ngoại để đo nhiệt lượng tỏa ra từ màng nhĩ.
Nhiệt kế cặp tai sử dụng một cảm biến hồng ngoại để đo nhiệt lượng tỏa ra từ màng nhĩ.

Việc đo nhiệt độ cho người ốm trông có vẻ đơn giản nhưng nó lại có một số rắc rối. Nhiệt kế thủy ngân thường khó đọc kết quả cho chính xác, và nó cũng khá bất tiện. Năm 1991, nhiệt kế hồng ngoại cặp ở tai ra đời đã giải quyết hết mọi rắc rối, nó đơn giản, tiện lợi, chính xác và nhanh chóng.

Diatek – công ty đầu tiên phát triển loại nhiệt kế này – thấy sự cần thiết phải giảm thời lượng các y tá dành để đo nhiệt độ. Với khoảng 1 tỷ ca cần lấy nhiệt độ ở các bệnh viện ở Mỹ mỗi năm nhưng số lượng y tá lại thiếu hụt trầm trọng, thế là công ty này bắt đầu kế hoạch tiết kiệm thời giờ quý giá mà mỗi y tá phải “chầu chực” để chờ cột thủy ngân nhích lên. Lúc đó, Diatek đã tận dụng kỹ thuật đo nhiệt độ các ngôi sao bằng tia hồng ngoại của NASA.

Với kỹ thuật này, Diatek đã sáng chế ra bộ phận cảm biến hồng ngoại sử dụng trong nhiệt kế cặp tai. Nhiệt kế cặp tai sử dụng cảm biến hồng ngoại này để đo nhiệt lượng tỏa ra từ màng nhĩ. Những nhiệt kế cặp tai sử dụng trong bệnh viện có thể cho kết quả chính xác trong vòng chưa tới 2 giây.

Đế giày thể thao

Công nghệ sản xuất giày không gian được ứng dụng trong giày thể thao.
Công nghệ sản xuất giày không gian được ứng dụng trong giày thể thao.

Khi lần đầu đặt chân lên mặt trăng, Neil Armstrong đã nói câu nói nổi tiếng “đây là một bước nhảy vĩ đại của nhân loại”. Và những đôi giày thể thao ngày nay đã mượn công nghệ của đôi bốt nhảy bước đầu tiên trên mặt trăng ấy.

Bộ đồ phi hành gia thiết kế cho những nhiệm vụ của Apollo có bao gồm một đôi bốt được cấu tạo đặc biệt giúp cho các phi hành gia nhảy những bước dài khi bước trên mặt trăng. Các công ty sản xuất giày thể thao, như KangaROOS hay AVIA,… đã tận dụng công nghệ này để sản xuất những mẫu giày tốt hơn, giúp giảm các tác hại ngoài ý muốn của giày đến bàn chân và cẳng chân.

Liên lạc đường dài

Nhờ có công nghệ này mọi người vẫn giữ được liên lạc với họ hàng, người thân và bạn bè trên toàn thế giới.
Nhờ có công nghệ này mọi người vẫn giữ được liên lạc với họ hàng, người thân và bạn bè trên toàn thế giới.

Công nghệ liên lạc đường dài không phải là phát minh trong 1 đêm của NASA, mà đó là công việc kéo dài hàng mấy thập kỷ nhằm cải thiện hệ thống thông tin liên lạc. Trước khi đưa người ra ngoài không gian, NASA đã xây dựng những vệ tinh để có thể liên lạc và thông tin với trái đất về tình hình ngoài không gian.

Ngày nay, khoảng 200 vệ tinh sử dụng công nghệ thông tin tương tự như vậy đã được đưa lên quỹ đạo; chúng quay quanh trái đất mỗi ngày để thực hiện nhiệm vụ - giúp chúng ta gửi và nhận thông tin liên lạc ở khắp mọi nơi trên thế giới. NASA vẫn giám sát vị trí và tình trạng hoạt động của các vệ tinh này nhằm bảo đảm mọi người vẫn giữ được liên lạc với họ hàng, người thân và bạn bè trên toàn thế giới.

Vạch an toàn

Những vạch an toàn này làm tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
Những vạch an toàn này làm tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Trước đây, ở các con đường cao tốc, người ta thường cắt nhiều rãnh trên mặt đường bê-tông để tăng ma sát giữa mặt đường và bánh xe nhằm đảm bảo an toàn khi giao thông. Ngày nay, nhờ NASA, công việc này được đơn giản hóa đi rất nhiều bằng cách kẻ những vạch sơn dày lên mặt đường. Những vạch sơn này được kẻ gần nhau, tạo ra những đường rãnh giúp thoát bớt nước khi đường ướt, tăng ma sát giữa mặt đường và bánh xe, nhờ đó bánh xe sẽ không bị trơn trượt.

Những vạch kẻ an toàn này được NASA thử nghiệm lần đầu vào năm 1960 nhằm mục đích tăng độ an toàn khi phi cơ cất cánh trên đường băng ướt. Khi nhận thấy hiệu quả của chúng, các kỹ sư giao thông bắt đầu ứng dụng công nghệ này trên những tuyến đường cao tốc. Theo thống kê của NASA, những vạch an toàn này giúp giảm bớt đến 86% tai nạn giao thông trên đường cao tốc.

Máy lọc nước

Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có sẵn trong nước, thiết bị lọc này còn bảo vệ nước khỏi bị tái nhiễm khuẩn.
Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có sẵn trong nước, thiết bị lọc này còn bảo vệ nước khỏi bị tái nhiễm khuẩn.

Nước là một thành phần thiết yếu cho sự tồn tại của con người, vì vậy việc lọc nước bị nhiễm bẩn thành nước sạch là một thành tựu khoa học quan trọng. Trên không gian, các phi hành gia cũng rất cần nước, hơn nữa, nước này phải tuyệt đối sạch khuẩn vì vi khuẩn và bệnh tật sẽ gây rất nhiều rắc rối. Công nghệ lọc nước đã có từ đầu những năm 1950, nhưng NASA muốn nước được lọc tinh khiết hơn nữa, và không bị tái nhiễm khuẩn trong 1 thời gian dài.

Nếu bạn nghiên cứu một thiết bị lọc nước, bạn sẽ thấy vài khoanh than chì nhỏ bên trong. Đôi khi, khi sử dụng bình lọc lần đầu bạn còn có thể thấy những đốm than li ti nữa. Đây là loại than chì đã được hoạt hóa theo cách đặc biệt, có chứa những ion bạc giúp trung hòa các mầm bệnh nhiễm trong nước. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có sẵn trong nước, thiết bị lọc này còn bảo vệ nước khỏi bị tái nhiễm khuẩn. Các công ty sản xuất bình lọc đã sử dụng công nghệ này của NASA để sản xuất ra hàng triệu chiếc bình lọc mà chúng ta sử dụng ngày nay.

  • Đỗ Quyên (Theo HSW)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim
Lười ăn sáng dễ mắc bệnh tim

Không ăn sáng không chỉ khiến bạn có nguy cơ béo phì mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không
Phục kích cuộc săn mồi của sát thủ trên không

Trong cuộc chiến sinh tồn đó là những sát thủ cực kỳ nguy hiểm đối với con mồi.

Những
Những "dã nhân" sởn gai ốc của thế giới

Đó là các loài động vật có hình dạng của những con quái vật nổi tiếng trong lịch sử, từ ma cà rồng cho đến "dã nhân"...

Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010
Hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã 2010

Những hình ảnh đẹp nhất về thế giới hoang dã năm 2010 được lựa chọn từ hàng hàng nghìn những tác phẩm dự thi.

,
,
,