221
12031
TP.HCM
hcm
/hcm/
1306681
Sàn diễn chuyển động từ hồi trống dài của Ngày sân khấu?
1
Article
null
Sàn diễn chuyển động từ hồi trống dài của Ngày sân khấu?
,

- Đêm chào mừng ngày sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch) của các nghệ sĩ sân khấu TP.HCM sẽ kết thúc bằng hồi trống dài được gióng lên bởi 20 nghệ sĩ.

TIN LIÊN QUAN

2010 là năm đầu tiên giới nghệ sĩ tổ chức ngày hội tôn vinh sân khấu nước nhà, theo kết luận ngày 30/7/2010 của Ban bí thư về việc lấy ngày 12/8 âm lịch hàng năm làm Ngày sân khấu Việt Nam.

Đây cũng là ngày mà trước đây các nghệ sĩ sân khấu chọn làm lễ cúng giỗ tổ nghiệp của mình, một nghi thức thiêng liêng đối với người làm nghề.

Sân khấu kịch Phú Nhuận của bà bầu Hồng Vân hàng năm đều làm lễ cúng tổ nghề rất nghiêm cẩn.
Sân khấu kịch Phú Nhuận của bà bầu Hồng Vân hàng năm đều làm lễ cúng tổ nghề rất nghiêm cẩn.

Đêm cúng tổ nghiệp

Trao đổi với VietNamNet về hoạt động chào mừng Ngày sân khấu Việt Nam lần đầu tiên, soạn giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu TP.HCM cho biết: "Ngày giỗ tổ sân khấu 12 tháng 8 Âm lịch đã có lâu đời và truyền cho tới bây giờ. Khi chọn ngày sân khấu, Ban chấp hành Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam có đề nghị với Ban bí thư là lấy ngày này vì hai mục đích: để truyền thống còn có ý nghĩa tới ngày hôm nay và để các nghệ sĩ nhớ đến truyền thống, tổ nghiệp để phấn đấu, theo đúng tinh thần kế thừa truyền thống và phát triển hiện đại".

Trước đây, ngày giỗ tổ thường chỉ có ở hát bội, chèo, cải lương; nay cả kịch nói - loại hình đang lớn mạnh và phổ cập với công chúng - cũng kế thừa truyền thống này.

Trong lần đầu tiên tổ chức mừng ngày sân khấu, ngoài buổi triển lãm ảnh sân khấu Việt Nam qua các chặng đường, mọi nỗ lực của Hội nghệ sĩ sân khấu TP.HCM mới chỉ có thể góp lại thành một đêm cúng giỗ và tôn vinh thành quả vào lúc 19g45, ngày 12/8 Âm lịch (19/9) tại rạp Hưng Đạo.

Theo tổng đạo diễn Hoa Hạ, chương trình sẽ bắt đầu bằng cuốn phim tư liệu dài 15 phút nói về những người mở đường của sân khấu Việt Nam, nối tiếp bằng lễ rước linh vị tổ từ căn nhà số 133 đường Cô Bắc của Ban Ái hữu - Hội nghệ sĩ Sân khấu TP.HCM về rạp Hưng Đạo để tiến hành phần lễ đại bội, thắp hương bàn thờ tổ.

Ngoài phần lễ, chương trình chào mừng là sự kết hợp của những màn trình diễn đờn ca tài tử, các trích đoạn cải lương, kịch nói nổi tiếng, trình diễn phục trang, hóa trang, ca nhạc nhẹ, trước khi kết thúc bằng hồi trống dài được gióng lên bởi 20 nghệ sĩ.

"Để lại cho ngày hôm nay là những người đã sống chết với nghề, hy sinh tận tụy với nghề", soạn giả Lê Duy Hạnh.

Sân khấu chuyển động? Còn phải chờ

Khó có thể đòi hỏi nhiều hơn khi thời gian tổ chức gấp gáp, lại đúng vào đêm chủ nhật - "thời điểm vàng" tại phòng vé của các sân khấu đang sáng đèn tại TP.HCM. Với ông bầu, bà bầu sân khấu đang "nuôi quân" cả trăm người, chuyện cơm áo là không thể đùa, làm gì có chuyện gửi người đến hòa chung niềm vui cùng anh em đồng nghiệp?

Chưa kể, hàng trăm diễn viên sân khấu hiện nay đang mải mê vắt kiệt thời gian và sức khỏe của mình trên phim trường truyền hình, mắc kẹt trong một đống chuyện "lu bu" của làng giải trí, làm gì có thời gian thắp được nén hương cho tổ nghề cùng lời khấn năm sau cố gắng diễn hay hơn trên sàn sân khấu?

Lời biện minh có thể giải thích vì sao đạo diễn Thanh Hoàng đã không thể tập hợp được diễn viên từ khắp các sân khấu ở TP.HCM về diễn chung một trích đoạn trong vở Ngao sò ốc hến. Cuối cùng anh "nhặt nhạnh" được những cái tên "tạm gọi là" như NSƯT Thanh Thanh Tâm, Hoài Linh, Minh Nhí, Anh Vũ. Nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn.

Những ý nghĩa mà ngày sân khấu Việt Nam mang lại có lẽ còn cần thêm thời gian. Soạn giả Lê Duy Hạnh nhận xét: Xung quanh chuyện này có nhiều việc lắm, có thể tổ chức biểu diễn, liên hoan, tọa đàm... Quyết định của Ban bí thư như tiếp thêm sinh lực cho ngành sân khấu, để sân khấu kế thừa được truyền thống và phát triển tương lai.

Ông Hạnh cho biết thêm, bắt đầu từ sang năm sẽ có những chuyển động để ngày sân khấu không chỉ có lễ kỷ niệm mà còn để tôn vinh thành tựu sân khấu trong năm, nhìn lại những gì làm chưa được cần khắc phục.

Soạn giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu TP.HCM:

Hiện có rất nhiều truyền thuyết để lại về tổ nghiệp của ngành sân khấu. Cái này thì dài lắm. Để lại cho ngày hôm nay là những người đã sống chết với nghề, hy sinh tận tụy với nghề. Tới giai đoạn bây giờ, người ta biết đến nhiều là biết đến các hậu tổ.

Ví như nhắc đến tuồng là người ta nhớ tới ông Đào Duy Từ, Đào Tấn. Với cải lương thì mọi người nghĩ tới thầy Năm Tú, ông Trương Như Toản, ông Mộc Quán Nguyễn Trọng Huyền, ông Năm Châu, ông Bảy Nhiêu, bà Phùng Há, ông Tám Danh…Tức là những bậc trưởng thượng.

Tính chất của việc giỗ tổ nghiệp sân khấu giống như một ngày giỗ của gia đình. Truy gia phả thì rất dài nhưng người ta thường chỉ nhớ tới những ông cố, ông nội.

Còn việc giỗ tổ theo hệ thống như thế nào thì dài lắm, có ông lớn, ông nhỏ, các chi, các phái. Không nói ngắn được. Cái nhắm tới trong tâm linh có lẽ là những bậc trưởng thượng xa xưa, còn nhớ gần là các hậu tổ cho tới bây giờ.

  • Minh Chánh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa
Người Hà Nội co ro trong lạnh đầu mùa

(VietNamNet) - Hà Nội đang vào đợt lạnh đầu mùa. Người già co ro bên hồ buổi sớm, giới trẻ thích thú chụp ảnh trong gió rét.

Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời
Hà Nội: Cột điện gục giữa phố hàng tháng trời

2 trong số 4 trụ sắt đã gãy rời hoàn toàn, làm cả cây cột điện đổ nghiêng về dốc La-pho (quận Ba Đình, Hà Nội).

Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt
Hà Nội: Hố “tử thần” há mồm chờ xe buýt

(VietNamNet)- Xuất hiện với mật độ…dày đặc, hàng loạt hố “tử thần” đang há mồm chờ xe buýt trên đường Nguyễn Trãi.

Về từ đáy sông Lam
Về từ đáy sông Lam

Cả ngày 21/10, cả khu vực xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) đặc kín. Cả biển người lặng đi trong tiếng khóc đến xé lòng.

,
,
,