221
482
Diễn đàn
diendan
/giaoduc/diendan/
849620
ĐH "đẳng cấp" phải có thầy "đẳng cấp"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
ĐH 'đẳng cấp' phải có thầy 'đẳng cấp'
,

(VietNamNet) - Sự bất cập của hệ thống đào tạo ĐH và chất lượng yếu kém của nó đã được nhiều người quan tâm thảo luận, trong đó phần lớn ý kiến đổ lỗi cho đội ngũ giảng viên ĐH. Điều đó không sai. Nhưng căn nguyên của vấn đề không phải chỉ nằm ở chất lượng cá nhân người thầy ĐH, mà nằm xa hơn nhiều ở cơ chế tuyển chọn và công nhận các chức danh khoa học "không giống ai" – một biểu hiện điển hình của chủ nghĩa thành tích của giới trí thức cao cấp.

 

Bài 1: Tuyển chọn giáo sư: kinh nghiệm từ Đức

 

Các GS được công nhận chức danh năm 2004 trong lễ trao giấy chứng nhận. Ảnh: Hạ Anh


Số lượng GS: thiếu hay thừa?

 

Xét cả về mặt chất lượng lẫn số lượng đội ngũ GS thì với cung cách hiện nay, VN vừa quá thiếu, nhưng laị cũng có vẻ như quá thừa.

GS là một biên chế trong cơ cấu nghề nghiệp, cần có hạn ngạch. Nếu tính trên nguyên tắc tối thiểu một bộ môn ở ĐH có một GS phụ trách, thì mạng luới các trường ĐH đã cần đến 3.000 GS. Ấy là chưa kể các phòng, ban của hàng trăm viện nghiên cứu cấp trung ương và thành phố trực thuộc.

Vậy nên, con số 1.000 GS (trong đó một nửa, tức 500 người, đã ở tuổi nghỉ hưu) là quá bé nhỏ, vì trung bình 6 bộ môn ở ĐH mới có 1 GS (Số liệu này do GS. TSKH. Đỗ Trần Cát, Tổng thư ký Hội đồng học hàm nhà nước, cung cấp).

Trong khi đó, một nước như nước Đức, có dân số và diện tích lãnh thổ tương đương VN, chỉ tính riêng các ĐH khoa học thôi đã có từ 23 -25.000 GS chính ngạch. Trung bình 62 SV có một GS.

 

Nếu số lượng SV ĐH của VN khoảng 1 triệu, thì trên lý thuyết, bậc ĐH cần có khoảng 10.000 GS. Vậy thì số lượng 1000 GS chính ngạch (và PGS hiện đang làm việc) chưa phải là một số lượng đáng ngại, mà thực sự cần mở rộng hơn nữa.

 

Nhưng khả năng tăng số lượng GS của nước ta là vô cùng khó khăn. Khó khăn chủ yếu là do cơ chế và chính sách công nhận: chức danh GS không dính líu gì đến nhiệm vụ và quyền lợi trong khoa học và đào tạo ĐH. Điều đó dẫn đến tình trạng người làm nhiệm vụ của GS (ví dụ Chủ nhiệm bộ môn) thì không được công nhận là GS, còn người được công nhận là GS thì không lại không làm nhiệm vụ của GS, thậm chí đã nghỉ hưu từ nhiều năm.

 

Hiện nay, hằng năm ở nước ta trung bình chỉ có 40 - 50 GS chính thức được phong, vì phần lớn các ứng cử viên không thỏa mãn được các tiêu chuẩn… Vậy ta thấy rõ bài toán số lượng đội ngũ giáo sư đương nhiên không bao giờ đạt được.

Khi nghiên cứu các tiêu chuẩn (điểm điều kiện và điểm thành tích) để được công nhân GS, hầu hết các ứng cử viên đều cảm thấy… chơi vơi.

Điểm chuẩn đó lấy từ đâu, dựa trên yêu cầu nhiệm vụ khoa học và đào tạo nào, thì lại không thấy rõ và đôi khi mâu thuẫn… Chẳng khác gì chuyện hộ khẩu và mua nhà: muốn mua nhà thì phi có hộ khẩu thường trú, còn muốn đăng kí hộ khẩu thường trú thì phải có nhà! Vậy nên mới có chuyện "chạy giáo sư”!

Còn về chất lượng? Ở VN, ai cũng đều nhất trí rằng danh hiệu GS không nên là thứ để treo ở phòng khách hay đưa vào "visit card" cho oai. Thế nhưng trên thực tế thì như thế. Vì thế, trên rất nhiều danh thiếp của các (phó) giáo sư, mặt in tiếng Anh thì tiền tố "phó" (Associate/ Assistant) đã "không cánh mà bay"… Điều này cũng không đáng trách. Bởi vì người Mỹ và nhiều nước phương Tây khác vẫn dùng danh từ Professor đại trà cho mọi loại giảng viên đại học (tuy chưa là full Prof.).

 

Thế nhưng ở đây là câu chuyện văn hoá ứng xử: ấy là chuyện tiền hậu bất nhất, một cái danh thiếp có hai mặt. Người nước ngoài mấy người biết tiếng Việt để hiểu được vị giáo sư đáng kính đó chỉ là associate hay thậm chí assistant prof. Còn chất lượng thực sự của GS là một vấn đề quá lớn và quá nhạy cảm.

 

Đã có không ít lời bàn và chủ yếu là chê trách về trình độ của các GS: về năng lực chuyên môn, về năng lực ngoại ngữ v.v… Thiết nghĩ, chất lượng hay trình độ GS phải do chính các nhà chuyên môn trong ngành đó lên tiếng, hơn là chuyện “cờ ngoài bài trong".

 

Không được cào bằng

 

Để tiến tới xây dựng đội ngũ GS ĐH đáp ứng những chuẩn mực quốc tế và yêu cầu của nền kinh tế xã hội và ngành ĐH nước nhà đặt ra, chúng ta phải làm nhiều việc có tính nền móng. Theo tôi, cần tiến hành một loạt biện pháp, cả vĩ mô lẫn vi mô, nhưng trước hết là ở tầm vĩ mô (quốc gia):

 

- Chuyển đổi cơ chế phong học hàm hiện này từ danh hiệu thuần tuý sang cơ chế ngạch công chức. Việc này nên có một giai đoạn để không gây sốc. Cụ thể, nên xây dựng một trật tự công chức ĐH từ thấp đến cao: trợ giảng, giảng viên, PGS, GS. Trong đó chỉ cấp GS mới có biên chế suốt đời, còn các chức vụ khác đều có thời hạn. Bỏ hệ thống giảng viên chính và giảng viên cao cấp.

 

- Về hệ tiêu chuẩn GS, phải lấy nhiệm vụ của bộ môn chuyên ngành làm nòng cốt. GS chính ngạch phải là chủ nhiệm bộ môn, có năng lực nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu và giảng dạy. Cần thường xuyên rà soát lại hệ thống các bộ môn chuyên ngành ĐH. Mạng lưới bộ môn chuyên ngành vừa phải  mang tính bền vững cao, lại vừa phải đặt trong thế phát triển.

 

Ví dụ, sự hình thành các bộ môn mới do nhu cầu của đời sống xã hội và nền kinh tế. Đồng thời cũng mạnh dạn giải thể hoặc chuyển hoá bộ môn cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu cuộc sống nữa (đây là quy luật đào thi). Người đề nghị cơ cấu bộ môn là các khoa và quyết định về bộ môn là truờng. Việc phân cấp này rất quan trọng, vì GS phi làm việc cho các bộ môn và khoa.

 

- Cần có sự phân bậc các trường ĐH và CĐ. Từ đó hình thành các bậc GS khác nhau: GS ĐH khoa học, GS ĐH và CĐ ứng dụng. Theo tôi, kinh nghiệm phân ngạch/bậc các trường ĐH và CĐ của Đức rất đáng tham khảo. Đối với ngạch GS ĐH và CĐ ứng dụng, chỉ cần bằng tiến sĩ. Còn giáo sư ĐH khoa học, cần đạt học vị TSKH ở trình độ quốc tế và do một Hội đồng thẩm định liên ngành có tính quốc tế quyết định. Nghĩa là cần khôi phục lại thực chất của học vi cao cấp. Sao cho không hình thành cơ chế cào bằng, vì cào bằng về cấp bậc là thủ tiêu cạnh tranh và tiến bộ.

 

Trong bối cảnh còn tồn tại nhiều tiêu cực như hiện nay, cần thự0c hiện các luận án TS cao cấp nước ngoài. Trong đó một số nhà chuyên môn có uy tín quốc tế của Việt Nam được đề nghị tham gia vào các hội đồng này.  Ý tưởng xây dựng ĐH “đẳng cấp quốc tế” ở Việt Nam rõ ràng chỉ co thể thực hiện được trên cơ sở đội ngũ giảng sư có trình độ quốc tế mà thôi.

 

- Chính phủ - đại diện là Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ - và các trường ĐH nên có một chương trình điều tra cơ bản rà soát lại hệ thống các ngành nghề ở ĐH (khoa, bộ môn). Trên cơ sở đó và dựa trên tính toán về nhu cầu phát triển của hệ thống đào tạo ĐH phù hợp với tiến trình xây dựng và hiện đại hoá đất nước mà xây dựng một danh mục các ngành nghề, các bộ môn ĐH, xây dựng lịch trình bổ nhiệm các cương vị GS vào vị trí lãnh đạo các ngành và bộ môn hay nhóm chuyên môn ở ĐH sao cho tỷ lệ GS/PGS và SV ĐH sau 5 năm tới có tỉ lệ trung bình là 1/100.

 

 Xây dựng chế độ trách nhiệm và quyền lợi của ngạch GS cũng như công chức ĐH, sao cho vinh dự và quyền lợi đI đôi với trách nhiệm. Chế độ lương hiện nay đối vói ngạch GS là quá thấp so với trách nhiệm.

 

Có lẽ lương của GS không nên hoàn toàn cố định như ở Đức, mà nên phân ra một số bậc, sao cho một GS có năng lực cho đến trước khi về hưu (theo luật định) thì phảii đạt mức lương tối đa của công chức. Đương nhiên, đIều này cần gắn liền với cải cách chế độ tiền lương mà công luận đang đòi hỏi.

  • Lương Văn Kế (ĐHQG Hà Nội) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,