,
221
483
Du học
duhoc
/giaoduc/duhoc/
637266
Thái Lan "mở" thị trường giáo dục sang Việt Nam
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

Thái Lan 'mở' thị trường giáo dục sang Việt Nam

Cập nhật lúc 15:09, Thứ Ba, 17/05/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Trao đổi với Tổng thư ký Ủy ban Giáo dục (GD) Thái Lan, Pavich Tongroach nhân chuyến công tác của ông tại Việt Nam lần này.

Tổng thư ký Ủy ban GD Thái Lan, Pavich Tongroach.

-  Theo nhìn nhận của ông, GD Thái Lan có điểm mạnh gì? 

- Một trong những thế mạnh của GD Thái Lan đó là Kinh doanh, Quản trị Kinh doanh, gần đây là CNTT và truyền thông. Bên cạnh đó, ngành Tài chính và Kế toán quốc tế cũng là một trong những thế mạnh. Về Y học của Thái cũng rất phát triển và cũng được thế giới công nhận... Cùng với sự góp mặt của một số cơ sở đào tạo quốc tế như Học viện công nghệ Á châu (AIT) tại Thái cũng bổ sung thế mạnh cho GD chúng tôi. Đây được coi là những thế mạnh để thu hút SV quốc tế theo học.

- Thái Lan đã triển khai những chính sách cụ thể gì để thu hút SV quốc tế?

Từ ngày 21-22/5, tại khách sạn Melia (Hà Nội) diễn ra Hội thảo và triển lãm GD Thái Lan. 32 trường ĐH và tổ chức GD Thái Lan tham dự. Tại đây, các trường ĐH Thái Lan sẽ cung cấp trên 40 suất học bổng cho các SV Việt Nam đủ điều kiện.

- Các trường ĐH ở Thái Lan có tính tự chủ rất cao và chính phủ  luôn khuyến khích điều đó. Các trường này tự thiết lập mối quan hệ song phương đối với các trường khác. Họ thường có những học bổng riêng. Học bổng này là do kinh phí của trường tự tạo ra để có thể cấp học bổng cho SV các nước.

Song song với đó, Ủy ban GD (Bộ GD Thái Lan) cũng có những suất học bổng ngắn hạn. Những học bổng này, chúng tôi có thể cấp cho họ để tạo điều kiện cho SV hoặc học giả quốc tế có thể sang tham gia nghiên cứu và học tập trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Ở cấp Chính phủ, có một chương trình gọi là "Thai Aid", gồm các suất học bổng toàn phần dành cho những nước láng giềng trong khu vực. Đặc biệt là các nước tiểu vùng sông Mêkông. Hàng năm, Việt Nam gửi cho chúng tôi trên 100 ứng cử viên để tham gia các khóa học ngắn hạn  khác nhau từ 6 tháng đến 1 năm.

- Ông vừa nói đến tính tự chủ của các trường ĐH ở Thái Lan rất cao. Thế còn sự tác động từ phía Chính phủ?  

-  Triết lý GD của chúng tôi là "Tính tự do tư tưởng". Khi giới học thuật, SV, học viên tự do về tư tưởng thì họ mới có sự sáng tạo về mặt học thuật được. Chính vì thế, Chính phủ luôn tạo điều kiện cho tất cả các trường ĐH, cả công lập lẫn tư thục đều có tính tự chủ và tự do riêng của mình. Và, Hội đồng quản trị nhà trường có quyền quyết định tất cả những vấn đề từ tài chính đến đào tạo...

Ủy ban GD chỉ quản lý tiền. Thực tế, ngân sách của các trường không chỉ nhận từ kinh phí Nhà nước mà còn có những nguồn thu khác được phép. Thí dụ như học phí. Nguồn thu từ đây cũng chỉ đủ trang trải khoảng 20% cho phí hoạt động của họ mà thôi. Ngoài ra,  những hợp đồng nghiên cứu cũng mang lại khoản doanh thu riêng.    

5 năm gần đây,  ở Thái Lan tăng thêm 140 trường ĐH. Trong đó, có khoảng 80 trường ĐH công lập, còn lại là trường tư thục. Mỗi năm, ngân sách nhà nước chi rất lớn cho các trường này. Riêng năm 2004, Nhà nước đầu tư cho 80 trường ĐH công lập khoảng 50 tỷ bạt (tiền Thái Lan).

- Ông có thể cho biết, Thái Lan đã thu hút được bao nhiêu SV quốc tế theo học và tỷ lệ SV Việt Nam?

- Tỷ lệ SV Việt Nam chiếm từ 20 - 30% trong tổng số SV quốc tế theo học các ngành học ở Thái Lan. Hiện đã có 10 trường ĐH của Thái Lan có hợp tác với nhiều trường ĐH của Việt Nam trong lĩnh vực GD.

- Xin cảm ơn ông! 

  • Kiều Oanh (thực hiện)
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,