,
221
483
Du học
duhoc
/giaoduc/duhoc/
133894
VEF dành 100 suất học bổng cho Việt Nam hằng năm
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
,

VEF dành 100 suất học bổng cho Việt Nam hằng năm

Cập nhật lúc 08:29, Thứ Tư, 29/10/2003 (GMT+7)
,

 

 

Chủ tịch VEF và Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Việt Nam tại lễ ký kết.

(VietNamNet) - Chiều qua (28/10), ông Herbert Allison, Chủ tịch quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) của Mỹ đã ký biên bản hợp tác với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT  Nguyễn Minh Hiển về việc thực hiện các chương trình của VEF ở Việt Nam. Chương trình sẽ dành 5 triệu USD hỗ trợ học bổng cho 100 người Việt Nam theo học sau ĐH tại Mỹ mỗi năm.

Cuối năm 2002, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật "Quỹ giáo dục dành cho Việt Nam - 2000", gọi tắt là VEF. Quỹ có 3 mục đích chính: Thứ nhất, góp phần giúp Việt Nam đào tạo một số cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ cao tại các trường ĐH và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ; thứ hai, tài trợ cho một số giáo sư, nhà khoa học có uy tín và trình độ cao của Hoa Kỳ sang phối hợp cùng đồng nghiệp Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu và triển khai một số hoạt động khoa học tại một số trường ĐH và viện nghiên cứu được lựa chọn của Việt Nam; thứ ba: tăng cường năng lực và hỗ trợ một số trường ĐH và viện nghiên cứu của Việt Nam. Đến nay, đã có 22 sinh viên  đầu tiên nhận được học bổng từ qũy VEF.

5 triệu USD mỗi năm cho 100 suất học bổng

Ông Herbert Allison cho biết, Quỹ VEF dự kiến kéo dài từ nay đến năm 2016, mỗi năm có khoảng 5 triệu USD dành cho việc cấp học bổng. Mỗi năm, sẽ tuyển chọn và đào tạo tại Hoa Kỳ khoảng 100 người trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ ở 5 chuyên ngành: Khoa học tự nhiên, Toán học, Y học, Môi trường và Công nghệ. Tuy nhiên, con số 100 không phải là cố định bởi trong thực tế niên khóa 2003 - 2004, mới chỉ có 22 ứng viên đạt yêu cầu.

Có ba cách để xin học bổng: tự xin, tham gia quy trình tuyển chọn trên toàn quốc do VEF thực hiện với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Hoa Kỳ và Việt Nam và cá nhân được giáo sư giới thiệu. Ông Phạm Đức Trung Kiên, giám đốc điều hành quỹ cho biết: quỹ ưu tiên các lĩnh vực thuộc về Tin học (gồm cả toán học), Công nghệ sinh học, đặc biệt là khoa học nông nghiệp và y tế công cộng. Trong cả ba trường hợp tiếp cận học bổng, việc cấp đều do Hội đồng quản trị VEF quyết định. Tất cả mọi người đều được xét dựa trên khả năng chuyên môn và triển vọng khoa học, với yêu cầu nhất định về TOEFL và GRE. Ông Kiên cũng cho hay, VEF không yêu cầu ứng viên xin học bổng phải có kinh nghiệm công tác hoặc làm việc trong cơ quan nhà nước.

Tại buổi ký kết, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Minh Hiển cho biết thêm, những sinh viên xin học bổng VEF sau khi kết thúc khóa học tại Mỹ phải trở về Việt Nam. Đây là một quy định bắt buộc, kể cả với những sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường ở nước ngoài tham gia xin học bổng.

Chương trình "Nhịp cầu ĐH"

Bên cạnh việc hỗ trợ học bổng, VEF cũng đảm nhiệm việc hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu cho các trường, viện của Việt Nam theo chương trình  "Nhịp cầu ĐH". VEF sẽ chọn một trường ĐH Việt Nam để thiết lập quan hệ cộng tác với một chương trình cao học của Hoa Kỳ trong ba lĩnh vực được ưu tiên: Công nghệ tin học/Toán; Khoa học Nông nghiệp và Y tế cộng đồng. Các giáo sư Hoa Kỳ sẽ dạy ở ba trường ĐH này. Song song với ba trường ĐH Việt Nam này, VEF sẽ xây dựng chương trình semina VEF tại trung tâm khoa học và công nghệ quốc gia, gọi là NCST.

Về phía Việt Nam, Chính phủ đã thành lập 4 trung tâm bồi dưỡng nguồn đào tạo tiến sĩ đặt tại ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế. Tiến sĩ Trần Kim Bảo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD - ĐT, đây sẽ là một trong những đầu mối để tiếp nhận hoạt động của chương trình "nhịp cầu ĐH".

Ngoài các hoạt động trên, hàng năm, VEF tổ chức hội chợ khoa học kỹ thuật toàn quốc theo hình thức tổ chức cuộc thi về đề tài khoa học.

  • Hạ Anh
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,