221
484
Giảng đường
chuyengiangduong
/giaoduc/chuyengiangduong/
1258318
Giáo viên "tám không"
1
Article
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
Giáo viên 'tám không'
,

 - Những học sinh cá biệt so với toàn trường có tỉ lệ rất nhỏ, nhưng các em nhiều khi, nhẹ thì làm rối loạn, nặng thì làm khuynh đảo cả nền nếp dạy và học của toàn trường. Ngặt nỗi, học sinh bây giờ có nhiều quyền, còn giáo viên thì lại trơ trọi một mình. Bên cạnh đó, còn gặp nhiều rào cản hữu hình hay vô hình.

Đó là những suy nghĩ của các giáo viên THCS trong hơn 100 phản hồi xung quanh sự việc "học sinh lớp 7 đánh thầy giáo ngất" ở An Giang.

1.jpg
Ảnh: An Bang.

Giáo viên "tám không"

 Đúng là giáo viên hiện nay cũng có vài hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng của cơ chế thị trường như dạy thêm, nhận quà biếu của cha mẹ HS vào những ngày lễ tết... Rồi thiên vị người này, trù úm người khác. Nhưng phần lớn GV đều giữ tư cách, công bằng trước HS. Thường thì đã trách phạt HS là HS đó phải có lỗi.

Ở trên, nếu thực sự thầy Phục không giải thích lí do thì có thể vì lí do đã quá rõ ràng, cả lớp đều biết. Còn nếu có một số em cùng chơi nhưng thầy giáo chỉ phạt 1 em thì có thể ngoài việc chơi cờ, HS đó còn mắc thêm lỗi khác tiếp sau việc chơi cờ đó. (Em đó lỗi nặng hơn các em khác). Hơn nũa, đây mới chỉ là ý kiến từ một phía.

Có làm GV, mọi người mới hiểu được GV bây giờ nhiều khi khổ lắm:
- Không được đánh HS.
- Không được đuổi HS ra ngoài.
- Không được phạt HS đứng xó
- Không được quát mắng xúc phạm nhân cách HS
- Không được dùng điểm để phạt HS
- Không được phạt HS không cho học môn của mình
- Không đươc bắt HS viết 100 lần lời xin lỗi
- Không được bỏ bài không dạy khi giận dỗi ....

Chỉ khổ những GV phải đứng những lớp có quá nửa HS không muốn học. Ngồi trong lớp không ghi bài, không nghe giảng, không phát biểu xây dựng bài thì phải quậy thôi. Vậy mới có cảnh:

Thầy quay lên bảng viết bài thì bên dưới có vài tiếng huýt gió. Thầy quay xuống: im lặng!

Thầy quay lên viết tiếp. Cười ồ!

Rồi một nhóm đá chiếc ca bằng inox (dùng để uống nước của lớp) lăn lông lốc trong gầm bàn, kêu lông kông lông kông.

 Thầy quay xuống hỏi: Eem nào làm vậy?" Nín thinh! Thầy quay lên, lại lông kông, lông kông....

Ức chế quá, vẫn phải dạy vì 45 phút không có thời gian để giải quyết mấy việc đó. Vả lại, đó là chuyện thường ngày, chẳng lẽ hôm nào cũng bỏ dạy để giải quyết việc vặt? Bây giờ lại "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", rồi còn áp lực từ nhiều phía.

Biết làm sao đây?

  • Hoàng Thanh Ninh (Hà Nội)

"Không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy Macarenco"

Là giáo viên THCS, chúng tôi thường xuyên gặp những học sinh cá biệt. Mỗi khóa học, trong mấy trăm HS, ít thì có 1-2 em, nhiều thì có 4-5 em. Số những HS này so với toàn trường thì tỉ lệ rất nhỏ, nhưng các em nhiều khi, nhẹ thì làm rối loạn, nặng thì làm khuynh đảo cả nền nếp dạy và học của toàn trường, như trường hợp của em Tín ở trường An Châu.

Nhìn chung Nhà trường (NT) và Giáo viên (GV) thường bất lực, bởi vì những lẽ sau đây:

Những HS này thường thuộc dạng cá biệt "chóp" trong những HS cá biệt, không phải GV bình thường nào cũng có thể dạy được. Việc kỉ luật hay cho thôi học những HS đó rất khó, vì có nhiều rào cản hữu hình hay vô hình.

Chẳng hạn, Nhà nước quy định phổ cập THCS, thì các trường THCS phải thu nhận toàn bộ số HS trong độ tuổi đi học ở địa bàn bất kể HS đó như thế nào. Các cơ quan quản lí cấp trên còn lấy việc duy trì sĩ số HS để làm tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thưởng. Điều này khiến cho các trường phải bảo đảm sĩ số HS bằng mọi cách. Hài hước, trớ trêu đến độ, có những HS cá biệt muốn bỏ học, đáng ra, cả trường phải mừng như trút được gánh nặng. Nhưng không! Vì để giữ thành tích, GV lại phải đến nhà năm lần bảy lượt để năn nỉ gia đình các em đó, động viên em đến trường.

Gia đình thấy thầy cô đến thì mừng hơn bắt được vàng. Con mình đến trường còn hơn chơi với những kẻ lêu lổng ở ngoài đường, không khéo lại nghiện hút sớm. Thôi thì không được chữ nào cũng coi như có chỗ..."giữ trẻ to đầu".

Trò thì chơi được mấy hôm rồi cũng chán, lại bị họ hàng làng nước hỏi han nhìn vào bởi những ánh mắt thiếu thiện cảm, thế là lại đi học. Trò không muốn học, nhưng trước áp lực của gia đình NT và cả xã hội nữa nên đành phải cắp sách đến trường.

Đến trường nhưng không muốn học, mà tiết nào cũng phải ngồi im suốt 45 phút thì chịu sao nổi. Có phải thầy tu đâu! Thế là, ngoái bên này một tí, bên kia một tẹo...Thế là có chuyện.

Cái vòng luẩn quẩn nó cứ thít lấy cả thầy và trò...Có nhiều trường phải dùng chiêu khai báo sĩ số đầu năm giảm đi vài em, để phòng chuyện nếu có học sinh nào bỏ học mà vận động mãi cũng không đi học nữa, thì không bị mất thành tích. Nhưng ít HS là ít ngân sách, được cái nọ thì mất cái kia. Rõ khổ.

Thay đổi căn cơ từ gốc

Để tránh những hiện tượng như trên xảy ra, theo tôi, phải thay đổi căn cơ tận gốc, từ những quy định những quyết sách ở tầm vĩ mô, chứ không phải chỉ phán xét ở cái vi mô, như: lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia...

Nhà trường là bức tranh thu nhỏ của xã hội. Xã hội thay đổi như vũ bão, mà nhà trường và cách điều hành quản lí nhà trường vẫn thô cứng, giáo điều lạc hâu thì không có em Tín này sẽ có em Tín khác. Không phải bao giờ và ở đâu cũng có thầy giáo như Macarenco, đủ bản lĩnh mà xử trí vụ việc.

Nhiều gia đình có một đứa con mà họ còn đành bất lực, làm sao giao phó cho nhà trường, cho thầy cô, còn phải dạy phải quản đến hàng chục hàng trăm HS?

Đó còn chưa nói đến chuyện các thầy cô mình thường là hiền lành và ít va chạm xã hội ... Hồi trước lúc còn đi dạy học (bây giờ tôi đã nghỉ hưu), sau những ngày đầu mới nhận lớp, tôi sẽ tìm tòi mọi biện pháp trong một học kì đầu để "quản" tới từng HS, nhưng nếu có HS cá biệt quá mà mình không thay đổi được thì đành phải lờ đi trong các tiết dạy để còn hoàn thành được giáo án.

  • Nguyễn Thị Minh Hoa (đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

"Chúng tôi chẳng còn chút quyền nào..." 

Tôi cũng là một giáo viên nghiêm khắc trước những sai phạm của học trò, sự nghiêm khắc này chỉ nhằm mục đích giáo dục các em, giúp các em nhìn ra những lỗi lầm của mình để sữa chữa. Nhưng quả thật đến lúc này thì tôi rất hoang mang, chúng tôi, những người thầy giáo không được tôn trọng và bảo vệ. Nhớ ại chuyện thầy Bình trước đây, vì không kềm chế được nên đã nhận hậu quả quá nặng nề, học sinh bây giờ có quá nhiều quyền, có quá nhiều chiếc ô che chở, còn chúng tôi thì lại trơ trọi một mình, chẳng còn một chút quyền nào với học sinh, không có gì che chở.

  • Đỗ Hồng Ân - Cần Giuộc - Long An
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,