221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1310647
Học sinh lớp 4 gãy xương vì đeo cặp quá nặng?
1
Article
null
Học sinh lớp 4 gãy xương vì đeo cặp quá nặng?
,


Một học sinh lớp 4 tại TP.HCM phải cấp cứu vì vị gãy xương đòn, cong vẹo cột sống. Chưa có kết luận cuối cùng nhưng bác sĩ nghi ngờ việc bé phải mang vác cặp quá nặng trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Mô tả ảnh.

10h sáng ngày 25.9, bé Bùi Thị Yến Anh (9 tuổi, ngụ tại ấp 2, xã Đông Thạnh, Huyện Hóc Môn), học sinh lớp 4 trường Tân Thới Thạnh phải vào bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh cấp cứu vì vị gãy xương đòn, cong vẹo cột sống.

Theo bệnh sử của bé Yến Anh, vào lúc 5 giờ chiều 24.9, trên đường đi học về bé thấy đau vai đến mức “không thể chịu nổi”. Đến sáng 25.9, cha của Yến Anh thấy con kêu đau nên đưa đến bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh cấp cứu. Khai thác bệnh sử cho thấy bé Yến Anh không bị té ngã, không bị chấn thương và cũng không bị bạn bè đánh.

Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh, trưởng đơn vị phẫu thuật xương khớp bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) nói rằng Yến Anh cho biết chỉ đeo cái ba lô đựng đồ dùng học tập.

Bác sĩ Lĩnh trích lời Yến Anh diễn tả về cái ba lô này: "Nó nặng lắm. Mỗi ngày con đi bộ khoảng 15 phút với 2km mới đến trường. Cái ba lô nặng quá nên nhiều khi con không thể xách lên được, do đó con phải ngồi xuống đưa hai tay ra sau, lấy lưng làm điểm tựa mới nâng cặp lên được".

Sau khi bé Yến Anh phải đi cấp cứu, theo yêu cầu của bác sĩ, mẹ của Yến Anh thử cân chiếc ba lô xem nặng bao nhiêu và biết chiếc ba lô nặng hơn 4,5kg. Trong chiếc ba lô này có bốn quyển vở 200 trang, năm quyển sách giáo khoa, một bình nước 250ml, một áo khoác, một hộp bút… Ngày nào, chiếc ba lô ấy cũng đè trên vai đứa trẻ cao chừng 129cm, nặng khoảng 27kg.

Bác sĩ Lĩnh yêu cầu chụp thêm Xquang cột sống của bé. Qua Xquang cho thấy: ngoài bị gãy xương đòn, bé còn bị cong, vẹo cột sống. “Đây là một trường hợp rất hiếm gặp”, bác sĩ Lĩnh nhận xét.

Cũng theo bác sĩ Lĩnh, đúng ra bé Yến Anh cần phải mổ, nhưng do tuổi còn nhỏ, nhà lại nghèo, bố mẹ đi làm thuê, nên bác sĩ đã điều trị bằng cách băng thun (băng ép xương gãy và dùng đai cố định vai) và cho bé uống thuốc. Hiện Yến Anh đã được xuất viện. Sáng ngày 28.9, gia đình sẽ đưa Yến Anh đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại vết thương.

Bác sĩ Lĩnh khuyến cáo: “Tình trạng gãy xương đòn do đeo cặp rất hiếm gặp nhưng nó đã báo động rằng, những học sinh đeo cặp nặng như Yến Anh là không ít. Nếu trẻ em đeo cặp với trọng lượng khoảng 4,5kg mỗi ngày thì trong 10 trẻ có thể sẽ có tới 9 trẻ bị gù cột sống”.

Theo một số nghiên cứu, trọng lượng khuân vác cho phép ở trẻ chỉ bằng 1/10 cân nặng cơ thể. Trong khi đó, hiện nay nhiều học sinh tiểu học thường nặng hơn rất nhiều. Việc đeo cặp sách quá nặng, đeo sai cách có thể dẫn tới nguy cơ lệch xương, vẹo xương sống… ở trẻ nhỏ. Do vậy, bố mẹ nên chọn loại cặp có bánh xe để khi mỏi bé có thể kéo. Đồng thời, không nên để trẻ bỏ những dụng cụ không cần thiết vào cặp.

Theo Hoàng Nhung (Sài Gòn Tiếp Thị)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,