221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1294979
Hai người phụ nữ quan trọng nhất đời GS Tạ Quang Bửu
1
Article
null
Hai người phụ nữ quan trọng nhất đời GS Tạ Quang Bửu
,

Hai người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời cố giáo sư Tạ Quang Bửu được kể lại qua hồi ức còn nóng hổi xúc động của chính con trai giáo sư, ông Tạ Quốc Quang.

TIN LIÊN QUAN

Mô tả ảnh.
GS Tạ Quang Bửu

Ý chí của người bà mù lòa

Sau khi hòa bình được lặp lại 1954, và khi tôi học cấp 1, tôi mới có dịp sống với bà nội tôi vì trước đó bà tôi sống với thím ở vùng tự do tận mãi trong Thanh Hóa. Bà tôi lúc đó bị lòa cả hai mắt. Tôi được nghe kể là bà bị lòa từ khi khóc ông nội mất, tức là từ khi bố tôi chỉ mới 14 tuổi.

Bà thường bắt tôi đọc truyện cho bà nghe. Truyện bà tôi thích nghe lại là những truyện dài như Tam Quốc, Thủy Hử…. Đối với một thằng bé hiếu động như tôi, đây là một việc làm quá sức.

Hôm nay, 23/7/2010 là 100 năm ngày sinh GS Tạ Quang Bửu (1910 - 1986). Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ông được coi là nhà khoa học uyên bác trên nhiều lĩnh vực, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Về ngôn ngữ, ông thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, sử dụng được tiếng Đức, đọc hiểu tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Hi Lạp cổ, tiếng Latinh. Ông góp phần to lớn xây dựng nền đại học, vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật ở miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.

(Theo từ điển mở Winkipedia)

Nhưng thật ngạc nhiên là bà tôi thuộc hết các truyện nói trên, nên tôi không thể đọc láo nháo như mình muốn. Có những lúc, bà bắt tôi lấy giấy bút chép lại thơ của bà. Nhiều, nhiều lắm và đáng tiếc là tôi đã không lưu lại được gì mấy. Về sau, tôi mới hiểu là phần trí tuệ mà cha tôi có được là của bà nội.

Tôi được nghe người ta kể lại rằng, khi còn bé, bố tôi rất nghịch ngợm và hay chọc ghẹo những người khác, nhất là cô nuôi của tôi. Ông cũng rất lười học nên hay bị bà bắt phạt, thậm chí còn nhờ người khác ra đòn răn đe.

Có lẽ, việc bà nội quyết định gửi bố tôi đi trọ học ở gia đình nhà họ Nguyễn Thúc ở Huế thời đó là một cột mốc quan trọng nhất trong sự phát triển về con đường học hành cuả cha tôi sau này.

Gần đây, tôi có được đọc một số bài viết về cụ Nguyễn Thúc Hào thì mới biết được truyền thống hiếu học và sự thành đạt của dòng họ Nguyễn Thúc ở Việt Nam.

Bà nội tôi sinh được hai người con trai và dưới sự chăm sóc của cụ và với đồng tiền chắt chiu cho các con ăn học qua các công việc kiếm sống như làm bánh (rất ngon), kéo sợi với đôi mắt mù lòa, cả cha tôi và chú Quang Đạm của tôi đều học hành nên người.

Tôi còn nhớ rõ một bài thơ của bà nội tôi (Bút danh Sầm Phố) vì nó đã cho tôi hiểu rõ về hoàn cảnh gia đình ngày ấy và ý chí của dòng họ. Đó là bài “Trách nghèo”:

Nghèo ơi sao đến ở đây hoài
Khiến chú đi rày chú hẹn mai
Nhân nghĩa vì tiền thêm khó nói
Cường thường nặng gánh đã quen vai
Trẻ mải sách đèn đua với bạn
Chúng về chú liệu cút xa bay
.

Có lần, tôi hỏi cha về động lực nào đã thúc đẩy ông học tập, ông trả lời tôi là nhà nghèo quá, không một tấc đất cắm dùi, không học thì không có gì mà ăn. Có lẽ, bà tôi đã xác định điều đó cho cả hai anh em.

Nhưng cũng phải nói thêm là thời đó việc đào tạo và chọn lựa người đi du học của Triều Đình nhà Nguyễn mà người trực tiếp thực hiện là cụ Nguyễn Hữu Bài vẫn có những điều rất đáng để chúng ta xem xét và học tập.

Người mẹ đặc biệt

Người phụ nữ thứ hai tôi muốn nhắc đến là mẹ tôi. Xuất thân từ một gia đình trí thức danh tiếng ở Hà Nội nhưng do hoàn cảnh, mẹ tôi đã không được đi học như các bác, các cậu và dì.

Sau khi cưới, mẹ đã theo bố vào Huế. Khi ở Huế, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng khá nhiều về các phong tục tập quán cũng như cách làm bếp của người Huế. Mẹ nấu các món ăn Huế rất ngon và chính vậy mà cha tôi đã bị cuốn hút. Món ăn Huế thường làm từ các nguyên liệu rất bình thường như nghêu, hến, cá nục… nên dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bố tôi vẫn có được những bữa ăn thịnh soạn kiểu Huế.

Mô tả ảnh.
Vợ chồng GS Tạ Quang Bửu năm 1968 tại vườn hoa nhà Quốc hội.

Theo chồng về Huế, thay vì giống như những người phụ nữ khác là thu vén cho cuộc sống của riêng gia đình mìnhbà lại tham gia nhiệt tình việc dùng tiền lương có được của chồng mình hỗ trợ cho các chú học trò nghèo được bố tôi cưu mang từ trước ở trong nhà.

Tuy chỉ sống có vài năm ở Huế, nhưng mẹ tôi đã cùng bố trải qua những biến động lớn của thời đó.

"Qua câu chuyện về bà nội, tôi muốn nói đến vai trò quan trọng của người mẹ trong việc định hướng con đường đi cho con mình. Cả đời bà đã tần tảo hy sinh để nuôi hai người con thành tài. Với mẹ tôi, bà cũng cả đời hy sinh thầm lặng, nhờ thế mà cha tôi mới làm nên việc lớn. Bà nội và mẹ chính là những điểm tựa quan trọng nhất cho cha và chúng tôi.

Ông Tạ Quốc Quang

Có nhiều lúc tính mạng bị đe dọa, như việc quân Nhật bủa vây nhà và đặt điều kiện rất khắt khe trong việc cung cấp điện cho chúng, nếu không tuân thủ cha mẹ tôi sẽ bị giết (như cha tôi, lúc đó là giám đốc kỹ thuật công ty điện nước Đông Dương, giải thích là với Pháp điện áp ổn định là đủ nhưng đối với Nhật họ đòi hỏi cả tần số phát điện cũng phải giữ ổn định ở 50Hz, tuyệt đối không được cắt điện). Rồi tới việc cha tôi cùng ông Phan Anh bị cách mạng bắt giữ ở Hà Tĩnh, mà nếu không có sự can thiệp kịp thời của Cụ Hồ ngày 20/8/1945 thì không thể biết chuyện gì đã xảy ra.

Ngày toàn quốc kháng chiến khi đang trên đường lên chiến khu đến chợ Chu ở Thái Nguyên, mẹ tôi đã bị cướp sạch chút của cải mang theo từ Huế. Những năm chỉnh huấn chỉnh quân chống tư sản và tiểu tư sản (Tạch tạch xè), gia đình chúng tôi cũng không tránh khỏi những đánh giá năng nề. Lúc đó, tuy còn rất nhỏ nhưng có những ký ức mà bản thân tôi không bao giờ quên.

Trải qua những biến cố quá lớn đó, mẹ vẫn im lặng chịu đưng để cha không phải lo lắng. Bà chỉ biết sống làm người vợ đảm và phục vụ chồng con hết mình. Cũng như cha, mẹ tôi luôn tuân thủ những gì xã hội sắp xếp cho cho mình. Bà không bao giờ đòi hỏi cũng như bằng cách này hay cách khác đề ra các yêu sách ưu tiên cho các con cái khi mà cha tôi nắm các cương vị không nhỏ khác nhau.

Mô tả ảnh.
Vợ GS. Tạ Quang Bửu, bà Hoàng Kim Oanh và con trai thứ ba của GS, ông Tạ Quang Vinh

Với cách sống đó, mẹ tôi đã không đưa được các con cái của mình lên các bệ phóng của bằng cấp và danh vọng. Tất cả anh em trong nhà đều phải tuân thủ các nghĩa vụ do xã hội đề ra và bằng thời gian và năng lực của mình, khẳng định dần vai trò thực tế.

Đến giờ, chúng tôi có thể tự hào nói rằng chúng tôi đã sống trong xã hội bằng chính công sức của mình và nhờ cách ứng xử của mẹ tôi mà cha cũng không gặp phải những điều tiếng gì về chuyện gia đình trong suốt cuộc đời ông.

(GDO - Ghi theo lời kể của Tạ Quốc Quang, con trai cố GS Tạ Quang Bửu)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,