221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1280575
Trái tim lớn của người mẹ bé mọn
1
Article
null
Trái tim lớn của người mẹ bé mọn
,

- 53 tuổi người phụ nữ ấy vẫn sống trong cảnh “giường đơn, gối chiếc”. Vẫn cứ cười vui. Tuổi trẻ, tình yêu, tiền bạc, tất tần tật mọi thứ chị đã “đổ vào” cho lũ trẻ quê mình với không mảy may một chút đắn đo, vụ lợi.

TIN LIÊN QUAN
Lạ lùng một tình yêu

“Làm “mẹ” của mấy chục “đứa con”. Cháu nào cũng ngoan ngoãn, biết vâng lời là lòng tôi vui, mãn nguyện lắm rồi” – Chị tâm sự.

“Ngày trước mình muốn vào trại phong ở Bắc Ninh, chăm sóc cho những người mắc bệnh ở đó cơ. Với chút ít kiến thức về ca hát, đánh đàn organ nên mọi người rất quý”. Và nếu chẳng vì chuyện đòi hỏi bằng cấp, chắc có lẽ chị đã ở một trại phong nào đó cũng nên.

Tình yêu với trẻ chỉ thực sự đến khi chị được cùng bạn vào Đà Nẵng thăm một giáo xứ (chị là người theo đạo giáo-NV), cách đây cũng đã 15-20 năm. “Thấy lũ trẻ ở đó được chăm sóc chu đáo, mình bỗng chạnh lòng nghĩ tới trẻ ở quê mình: Mỗi nhà ở trên một quả đồi nhỏ, trẻ muốn đi học phải lóc cóc xuống đồi, lội bộ hơn 3km đường đất đỏ đi học. Ngày rảnh thì bố mẹ may ra có thời gian đưa con đi, chứ ngày mùa thì đành để con lủi thủi đi học một mình”.

Mô tả ảnh.

Với chị Ngân, hạnh phúc chính là được chăm sóc, ngắm nhìn lũ trẻ vui đùa, lớn lên mỗi ngày.

Đã vậy, nhà nào điều kiện kinh tế cũng khó khăn. Đời sống trông chờ chủ yếu vào mấy sào ruộng, ít đất đồi trồng sắn, trồng vải, mùa được, mùa mất. Ý tưởng mở lớp học tình thương dành cho trẻ từ 1-3 tuổi lóe lên trong đầu chị.

Vì thôn mình chưa có lớp mẫu giáo. Nhà sẵn đất đồi rộng lại thêm gần đường đi lại cho các cháu nên chị mạnh dạn đem ý tưởng lên đề xin với BGH trường mầm non xã và UBND xã. Mọi người nghe xong ủng hộ liền.

Mẹ ăn sắn ngô, để con cơm ăn no bụng

Xem những hình ảnh sinh hoạt của cô Ngân và lớp học TẠI ĐÂY
Nhớ lại khó khăn những ngày đầu mở lớp, chị (tên đầy đủ Nguyễn Thị Ngân, người thôn Ngàn Ván, xã An Tương, huyện Tân Yên, Bắc Giang) cho biết: Cũng không ít người, trong đó có cả những người thân trong gia đình nói chị “hâm”. Cậu em trai còn bồi thêm: “Gan chị đúng là gan trời, mới liều mở lớp, dạy không công như thế”. Mặc, tính chị là thế, đã quyết việc gì thì làm cho kỳ được.

Song, một khó khăn nữa là nếu lớp mở ra thì giáo viên lấy ở đâu?

Ngày trước, vì hoàn cảnh gia đình đông con (chị là con thứ 4 trong gia đình 10 anh chị em), vất vả nên học hết lớp 5, chị phải nghỉ học sớm, giúp bố mẹ chăm sóc các em. Thương lũ trẻ, chị lại “đánh liều” đi học bổ túc văn hóa bậc THCS và THPT. Có bằng trung học bổ túc văn hóa, chị xin đi học CĐ sư phạm mẫu giáo (tại chức).

Ra trường năm 1997, chị xin phép mẹ, thông báo cho các anh, chị, các em, tặng luôn 240m2 đất, ngôi nhà ngói 3 gian để làm lớp học. Đến năm 2004, các cháu ra lớp đông, chị làm thêm 3 gian nhà mới để làm nơi học, vui chơi (mãi cho tới cuối 2008, tích cóp, vay mượn chị mới hoàn thành việc lát nền bằng gạch ốp-lát láng mịn như hiện tại).

Nhà cũ chị dùng nấu ăn, nhà ăn và cho các số cháu ngủ trưa. Hiện lớp đang tiếp nhận 22 trẻ chủ yếu là con các gia đình xung quanh thôn Ngàn Ván gửi cô chăm sóc.

Ít ai biết được rằng, để có tiền xây nhà, mua các đồ dùng học tập cho các cháu, chị đã phải bán trâu (hồi đó được 4 triệu), bán bò (hơn 1 triệu), tự mình chặt bạch đàn lấy gỗ làm nhà cho các em.

Lớp mở ra, lúc đầu, chị chỉ thu các cháu, mỗi cháu 1kg gạo (giờ là 3kg với cháu nhỏ, 4kg với cháu lớn) cùng tiền mua thức ăn là 60 ngàn đồng. Tần tần tật chỉ có thế.

Nhưng nhiều nhà hoàn cảnh, tiền chẳng có, gạo thì hết, chị lại bỏ tiền túi ra mua gạo, mua thức ăn nấu cơm cho các cháu.Tháng ba-mùa giáp hạt, trong nhà hết sạch tiền gạo, chị âm thầm đi vay mượn anh em, bạn bè lo bữa ăn cho các cháu.

Có người thắc mắc bảo sao không giục bố mẹ các cháu trả tiền. Chị thì nghĩ đơn giản hơn: có khó khăn, họ mới cần tới mình. “Mà ở đây, khó khăn lắm mới vận động được người dân cho con đi học mẫu giáo. Mình nói căng, họ không cho con tới lớp nữa, tội lắm”.

Mỗi tháng tiền lương, trợ cấp giáo viên được bao nhiêu, chị dành cả để mua thức ăn cho các cháu.

Chị Ngân cho hay có cháu ăn học ở đây cả năm mà bố mẹ chỉ đóng được 50.000 đồng. Có cháu vì bố mẹ đi làm ăn xa, để lại cho bà nội già cả nuôi, gửi đây ăn học gần như cả ngày, chị cũng không ngần ngại nhận các cháu.

Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Gần như toàn bộ số tiền tích cóp được của bản thân, chị dành cả cho việc xây lớp mới, trang bị đồ dùng học tập cho các cháu.

Đặc biệt, hầu như năm nào cũng có các cháu tới lớp khi bố mẹ đã bỏ nhau. Có đợt nọ, ông bố đã bỏ theo người khác, để lại cháu cho mẹ nuôi. Lâu lắm thì thấy người bố lên thăm con ở lớp học này.

Nhìn bố ôm hôn con âu yếm, chơi đùa với con, chị cũng rơm rớm nước mắt. Nhưng chỉ được thế thôi. Chị không dám để cháu đi chơi với bố, sợ nếu có chuyện gì xảy ra lại phụ lòng tin cẩn của gia đình cháu.

“Để nói về tình yêu thương đối với các cháu thì không ai bằng được chị Ngân” – Cô Nguyễn Thị Tâm, Hiệu trưởng trường Mầm non xã An Dương chia sẻ: “Ở đời này, mấy người được như chị ấy: tự bỏ tiền, lấy đất nhà làm lớp dạy trẻ, rồi lại tình nguyện dạy không công, không lương”.

Việc gì cũng… “ôm” vào mình

Nguồn thu nhập chính của chị Ngân là từ mấy sào ruộng, với ít đất đồi trồng cây đây. Hồi mới mở lớp, công việc ngập đầu, hết lo hoàn thiện phòng học, sắm sửa đồ dùng cho trẻ, chị lại lo làm giáo án cho từng buổi, cả chuyển sổ sách, thu chi.

Trưa, tranh thủ lúc các cháu nghỉ, chị mang quần áo đầy mồ hôi, bụi bẩn đó ra giặt. Tối, sau khi soạn xong giáo án, đêm trăng sáng, người đàn bà ấy lại lầm lũi vác cuốc ra vườn ra ruộng trồng trồng, cấy cấy.

“Bạn bè, người thân, một số người có tấm lòng hảo tâm tới đặt tận tay ít tiền nói “để chị bồi bổ sức khỏe”, rồi cuối cùng không đập vào tiền ăn thì chị lại dành cho sắm sửa, trang bị đồ dùng cho phòng học” – Cô Tâm nhìn tôi, phân trần.

“Vận động chị mua Bảo hiểm y tế, đóng Bảo hiểm xã hội thì chị kêu không cần, chỉ cần mình vui, cứ cống hiến cho xã hội được bao nhiêu thì làm là tốt rồi. Đấy, hồi năm 2005, tỉnh Bắc Giang có chính sách đóng Bảo hiểm lùi.

Nếu chị nghe mình đóng truy hồi 6 triệu đồng để được hưởng việc đóng bảo hiểm tính lùi xuống 10 năm (tức từ năm 1995) thì bây giờ cũng được 15 năm rồi. Thêm vài năm nữa là được hưởng trợ cấp có phải tốt không? Rõ khổ”.

Mô tả ảnh.
53 tuổi, chị vẫn là người phụ nữ độc thân. Và vẫn cứ vui vì được làm "mẹ" của một "đàn con", cháu nào cũng ngoan ngoãn.

Nhiều lúc ngẫm lại, chị Ngân nói cũng thấy “mình mạo hiểm thật. Cứ sống ngày hôm nay cho trọn vẹn, rồi mai ra sao thì ra”. Thế nên cứ miệt mài làm, quên cả ngủ nghỉ rồi một ngày cuối năm 2008, ốm sốt quá, không thể nằm nhà, chị đi khám ở BV đa khoa huyện Tân Yên. Sau được chuyển tiếp lên BV Bạch Mai, nằm ở đó một tháng, chị mới hay mình đã bị tràn dịch tim, dịch phổi rồi u xơ khá nặng.

Về nhà, tưởng không còn đứng lớp được nữa. Vậy mà, như chị nói, chính mình cũng không hiểu nổi sao giờ này vẫn có thể đứng lớp dạy, lo chuyện ăn uống, ngủ nghỉ cho các cháu. Rồi chị lại tự mình biện hộ cho bản thân: “Chắc do đầu óc mình lúc nào cũng thanh thản, lúc nào cũng cười và nhìn thấy các cháu cười nên tinh thần đã chiến thắng bệnh tật?!”.

Đến nay, khi cơ sở vật chất đã “hòm hòm” hơn trước kia, lớp học cũng đã có cô cháu gái đang theo học trường CĐ sư phạm Mẫu giáo của tỉnh về đây giúp đỡ, việc nấu ăn cô em gái út của chị đã lo giúp, chị cũng có thêm thời gian để nghỉ ngơi.

Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó đã hơn chục năm, biết bao nhiêu đứa trẻ đã được chăm sóc, dạy dỗ và lớn lên từ lớp mẫu giáo tình thương của “người mẹ” ấy.

  • Văn Chung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,