221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1274076
Những lá thư của tình yêu từ nơi sâu thẳm tội lỗi
1
Article
null
Những lá thư của tình yêu từ nơi sâu thẳm tội lỗi
,

- Trong danh sách dài dằng dặc ghi tên những thanh thiếu niên phạm tội, Vũ Văn Cẩn là một trong những cái tên hiếm hoi phải vào tu dưỡng ở TT Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình vì tội giết người. Hai năm trước đây, dư luận tỉnh Thái Bình đã rúng động bởi một vụ án nghiêm trọng khi một em HS lớp 9 giết chết một em HS 9 tuổi gần nhà… vì một chiếc điện thoại. Vũ Văn Cần chính là đối tượng gây án. Hai năm sau, gặp lại Vũ Văn Cần ở TT Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, câu chuyện về kẻ phạm tội “đặc biệt” này đã gieo vào lòng chúng tôi bao nỗi nhức nhối…

TIN LIÊN QUAN

1. Căn phòng nơi Vũ Văn Cần đang sinh hoạt và lao động, có gần 40 em HS khác vi phạm đủ các loại tội: trộm cắp, đánh lộn, gây rối trật tự, hiếp dâm, phá hoại tài sản quốc gia…

Có vẻ trải đời hơn cái tuổi 15, T.H, bị bắt vào TT giáo dưỡng vì tội ăn trộm, nói về Cẩn bằng cái lắc đầu ngạc nhiên:” Cái thằng lành như Bụt, suốt ngày chẳng nói nửa câu, bảo gì nghe đấy mà phạm tội giết người hả cô? ”.

Trong mắt các thầy cô trường GD số 2 Ninh Bình, Cẩn là một HS ngoan, cần cù, luôn chấp hành đúng mọi nội qui của nhà trường.

Mô tả ảnh.
Vũ Văn Cẩn trong những ngày ở Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình

Đang sống giữa lứa tuổi dậy thì giàu sức sống, mà vóc dáng em chỉ nhỏ thó như đứa trẻ 10 tuổi, nước da bánh mật tai tái, đôi mắt u uẩn với với những vầng thâm như dấu tích xót lại của những đêm dài không ngủ.

Lần đầu tiên tiếp xúc với Cẩn, sẽ không ai có thể nghĩ rằng em chính là kẻ xuống tay đánh chết đứa em hàng xóm cách đây 2 năm vì một chiếc điện thoại.

Theo hồ sơ điều tra của CA tỉnh Thái Bình thì đêm 2/9/2008, cả xã Thái Xuyên Thái Thụy đều lo lắng khi nghe bản tin khẩn cấp phát đi trên loa truyền thanh xã.

Đó là thông tin về trường hợp mất tích của cháu Phạm Văn Thọ, sinh năm 1999, học sinh lớp 4- là con trai của anh Phạm Văn Thuỷ và chị Phạm Thị Yến, ở thôn Kim Bàng, xã Thái Xuyên, Thái Thụy, Thái Bình.

Đến tận đêm, mọi người mới phát hiện thấy xác cháu Thọ được đựng trong 1 chiếc bao xác rắn ở sau vườn mía của gia đình anh Vũ Văn Quân, liền kề với nhà cháu Thọ.

Cháu Thọ bị giết chết trong tình trạng vô cùng thương tâm: tay và chân đều bị trói, đầu bị chấn thương, máu chảy ra tai.

Ngay trong buổi sáng cùng ngày, Công an huyện Thái Thuỵ đã xác định được đối tượng gây án, đó chính là Vũ Văn Cần, sinh ngày 28/9/1994, học sinh lớp 9 và chính là con trai của anh Vũ Văn Quân. Lúc đầu, Cần còn nói dối quanh co là Thọ trèo lên mái nhà chơi bị rơi xuống đất chết, vì sợ mọi người hiểu lầm là Cần giết nên Cần đã nhét Thọ vào bao xác rắn để phi tang.

Tuy nhiên, bằng các nghiệp vụ điều tra của công an, Cần đã phải khai nhận toàn bộ vụ việc

Theo lời khai của Cần, ngày 1-9, gia đình anh Thuỷ, bố cháu Thọ có cô em về chơi, cho anh Thuỷ chiếc điện thoại di động NOKIA. Hôm sau, khi bố mẹ không có nhà, hai anh em Thọ lấy điện thoại di động ra nghịch và mang sang nhà Cần khoe, nhờ Cần tắt nguồn hộ.

Nhìn thấy chiếc điện thoại trên tay cháu Thọ, Cần đã nảy sinh ý định muốn chiếm đoạt. Lần thứ 2 thấy Thọ sang chơi, Cần bảo Thọ mang điện thoại sang chơi trò chơi.

Khoảng 17h, trong lúc gia đình Cần mọi người đều đi vắng, thấy Thọ sang, Cần quan sát thấy túi của Thọ phồng nghĩ là có điện thoại bên trong nên quyết định giết cháu để cướp. Cậu ta xuống nhà ngang lấy chày giấu vào người rồi rủ Thọ ra vườn mía sau nhà để ăn mía.

Mô tả ảnh.
"Con cũng mãi mãi ở bên mẹ và trong lòng mẹ…"

Đến vườn mía, từ phía sau, Cần lấy chày đập rất mạnh vào gáy Thọ khiến cậu bé ngất luôn. Sau đó, sợ Thọ còn sống, Cần lấy dây nilông thít cổ, rồi trói chân tay, cho vào bao tải kéo ra để gốc chuối.

Trong lúc kéo thấy Thọ ở trong bao vẫn giẫy nhẹ, Cần lấy gậy tre trong vườn dập thêm 2 nhát nữa...

2. Hai năm, kể từ biến cố kinh hoàng đó, gia đình Cẩn và gia đình Thọ, vốn là những hàng xóm thân thiết đã lần lượt chuyển nhà. Không một ai muốn nhớ lại nỗi đau đớn không thể tả xiết đó. Ngày đi, Cần chưa tròn 14, ngày trở về, em mới tròn 16 tuổi.

Suốt thời gian ấy, có rất nhiều đêm Cần đã không ngủ. Cứ mỗi lần nhắm mắt lại, hình ảnh của Thọ và cái ngày kinh hoàng hôm đó lại hiện ra rõ mồn một trước mắt Cần. Nỗi sợ hãi, đau đớn, ân hận, xa xót lại ập về, ám ảnh, dày vò đến gầy héo cả tâm trí lẫn thể xác.

Cần nói, nếu có một điều ước, em sẽ ước Thọ được sống lại và ký ức đau buồn đó sẽ mãi mãi là một điều không có thật. Không phải gánh án ngồi tù của luật pháp, nhưng cái bản án của lương tâm đang đè lên tâm hồn của một cậu HS đang tuổi ăn, tuổi chơi là quá nặng nề.

Trong những ngày tháng vật vã trong biển sóng của sự ăn năn, hối lỗi, khổ đau đến kiệt cùng đó, cái phao duy nhất được vứt ra để Cần níu giữ chính là những lá thư phương xa của người mẹ. Mẹ của Cần chỉ học hết lớp 6, làm cô giáo mầm non, rồi nghỉ làm ruộng để nuôi ba đứa con ăn học. Chị đã viết cho đứa con tội lỗi của mình như thế này:”

“Ngày 5 tháng 3 năm 2009

Con à, con viết thư về hỏi mẹ là: Hay mẹ quên con rồi ư?

Con nghĩ phận làm cha, làm mẹ có thể quên con cái của mình một cách dễ dàng như vậy thôi sao? Con à, mẹ nuôi con mười mấy năm trời mà con không cảm thấy tình thương mẹ dành cho con hay sao?

Từ khi con đi đến này, từng đêm, từng đêm mẹ trằn trọc, trăn trở. Và rồi mẹ cố hồi tưởng lại những ký ức hình ảnh của con từ ngày con còn nhỏ, 1 tháng, 2 tháng rồi 8 tháng con như thế nào.

Và một hình ảnh mẹ nhớ nhất là con mặc chiếc váy gụ mà bà nội cắt áo thừa cho mẹ, mẹ mất mấy đêm khâu cho con mặc mát. Lúc mẹ gửi con đi nhà trẻ, buổi trưa hè mẹ vội vàng mang cơm ra cho con, thấy mẹ con mừng lắm, chạy ra và giơ hai tay ồm chầm lấy mẹ bắt mẹ bế. Mẹ ôm con vào lòng mà lòng vui sướng, mẹ cứ luôn mồm hỏi xem con có ngoan không, cháu có khóc không?

Con ơi con, con là giọt máu mẹ phải cưu mang chín tháng 10 ngày,phải gian khổ lắm mới sinh con ra trong một hình hài nguyên vẹn, cho dù bây giờ con có như thế nào chăng nữa, thì con vẫn luôn, vẫn mãi mãi là con của mẹ. Và điều đó là bất di bất dịch. (Trích thư mẹ Đ.T.M gửi con Vũ Văn Cần)

Rồi đến một ngày gần đây nhất, hình ảnh con đi kích cá với bố về khuya, mẹ cảm thấy thương con vô cùng vì mẹ đã để cho con vất vả. Cứ thế, những dòng nước mắt của lăn dài với những dòng ký ức của con đang chầm chậm chảy về và mẹ thiếp đi lúc nào không hay.

Con ơi con, con là giọt máu mẹ phải cưu mang chín tháng 10 ngày, phải gian khổ lắm mới sinh con ra trong một hình hài nguyên vẹn, cho dù bây giờ con có như thế nào chăng nữa, thì con vẫn luôn, vẫn mãi mãi là con của mẹ. Và điều đó là bất di bất dịch.

Dù bây giờ con đang phương trời nào thì con cũng mãi mãi ở bên mẹ và trong lòng mẹ…

Và nếu trong lòng con cũng có mẹ như vậy, thì con phải giũ bỏ tất cả những sai lầm, con phải học những cái hay lẽ phải để trở thành một người quang minh chính đại, phải là một trang nam từ biết đương đầu với thực tế và vượt qua mọi khó khăn gian khổ để nhìn về tương lai sao này..”

“ Ngày… tháng … năm 2009”

Con à, vì giây phút dại dột con gây cho bố mẹ bao nhiêu khổ đau không kể xiết. Nếu nói về giận thì mẹ giận con vô cùng. Bây giờ con không phải hành hạ, dằn vặt mình nữa vì trong thư con nói rất hối hận và muốn xin lỗi bố mẹ, hàng xóm. Thực tình mà nói con ạ, tha thứ cho con hay không, điều đó không còn quan trọng nữa, mà quan trọng là con đã dần hiểu ra những sai lầm của mình để từ đó mà sửa chữa, đó là điều rất quan trọng đó con ạ

Con hãy mở lòng mình ra mà đón nhận tất cả nhưng gì tươi sáng đẹp đẽ nhất trên đời này dành cho con. Tuyệt đối con phải vứt bỏ qua khứ và phải nhìn xa hơn, sau này mình quyết tâm trở thành người như thế nào thì quyết tâm đó sẽ là động lực giúp con vượt qua gian khó bây giờ…” (Trích thư mẹ Đ.T.M gửi con Vũ Văn Cần)

Lá thư nào gửi về con cũng nói là nhớ nhà, nhớ bố mẹ. Hãy cứng cỏi lên con trai của mẹ! Cứ coi như là con phải tự lập sớm hơn đồng lứa mấy năm thì có sao đâu, đúng không con?

Phận nam nhi trí ở bốn phương, đầu đội trời, chân đạp đất, bốn phương đều là nhà. Hiện tại, con còn nhỏ thì con cứ choi các cô, chác chú là bố mẹ mình và phải ngoan ngoãn nghe lời, còn các bạn, con coi như là anh em ruột thịt của mình. Ở đâu cũng vậy, con người phải có tình thương yêu lẫn nhau.

3.Những bức thư được Cần cất giữ như những báu vật. Có những ngày sực tỉnh trong đêm sau một cơn ác mộng đầy nước mắt, những lá thư lại là cơn suối ngọt lành xoa dịu những buồn đau. Có những ngày như rơi xuống vực thẳm khi chỉ chợt nghĩ đến sự trở về sau hai năm tu dưỡng, những lá thư lại là vầng sáng níu giữ những niềm tin cuối cùng ở lại. Dù là mong manh.

Đó là khi mẹ Cần kể rằng, dân làng đã tha thứ cho lỗi lầm của em và mong em hãy ngoan ngoan, còn rèn luyện lao động cho tốt để trở về với dân làng và xã hội. Nhà mới của Cần được xây cất nhờ sự góp sức của dân làng, người thì cho gạch, người cho tiền, người góp sức.

“Con ơi, bố mẹ cảm động vô cùng trước những cử chỉ cao đẹp mà dân làng đã dành cho gia đình mình và cho con nói riêng. Mẹ không biết phải trả ơn dân làng như thế nào mà chỉ biết hy vọng con cảm nhận và đừng phụ lòng tốt cua mọi người con nhé. Hãy xóa bỏ mặc cảm và tiến về phía trước con nhé!”

Ở cái góc nho nhỏ của Vũ Văn Cần, có một chiếc hòm tôn, một chiếc chăn và vài bộ quần áo. Trong cái góc nho nhỏ đó, có một tấm giấy nắn nót ghi lại những dòng chữ sau, được dán ở một chỗ khuất sau cánh hòm tôn:

“Con hãy cố gắng rèn luyện cho tốt

Để trở thành đứa con ngoan của mẹ

Cuộc đời còn dài lắm đúng không con

Mẹ luôn ở bên con

Con có ở bên mẹ không

Điều đó con tự quyết định lấy…”

“Con sẽ mãi mãi ở bên mẹ, mẹ của con”. Cần đã viết như vậy. Cánh cửa quá khứ sẽ chẳng khi nào khép lại. Nhưng trái tim lầm lỡ này đã được thắp lên những ngọn lửa nhờ những lá thư của TÌNH YÊU…

  • Sơn Khê - Kiều Oanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,