221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1270621
Những người vợ tiến sĩ "ngoại" trở về... lên tiếng
1
Article
null
Những người vợ tiến sĩ 'ngoại' trở về... lên tiếng
,

- "Tự sự nhức lòng của tiến sĩ "ngoại" trở về ĐH lớn" đã gợi được tiếng lòng của những người phụ nữ cùng làm bạn đời với các tiến sĩ đã hoặc đang cùng cảnh.

Chỉ khác, trong khi một phụ nữ thế hệ 8X đang "mơ về nơi xa lắm" một căn nhà riêng và "chưa dám sinh cháu thứ 2", thì người vợ thế hệ 5X của một tiến sĩ ngoại khác khẳng định "mong rằng, tất cả những người có trí tuệ - phân khúc ưu tú trong dân số Việt Nam, hãy nỗ lực để xây dựng đất nước giàu mạnh" từ câu chuyện của gia đình chị.

TIN LIÊN QUAN

Vợ tiến sĩ 8X: "Mơ về nơi xa lắm"

Tôi không phải là tiến sĩ, nhưng chồng tôi là một tiến sĩ trẻ từ nước ngoài về, công tác trong mọt cơ quan nhà nước.

Anh ấy là người thông minh và có năng lực.Đồng nghiệp của tôi, ai cũng ngưỡng mộ và cùng có suy nghĩ rằng, chồng tôi lương tháng phải rất cao. Nhưng thực tế, lương của anh ấy chỉ có 4,5 triệu /tháng, trừ tiền nộp cho vợ hàng tháng 3 triệu, và tiền ăn trưa tại cơ quan thì còn ngót nghét hơn 1 triệu/tháng.

Tôi thật sự rất thương chồng. Với số tiền đó, cả ăn sáng và tiêu vặt có khi còn thiếu, nhưng cũng đành chịu vì lương công chức quèn như tôi chỉ được 2 triệu. Chúng tôi không dám sinh thêm con thứ 2 vì sợ rằng lương 2 vợ chồng không đủ nuôi, và mơ ước về một căn nhà riêng là "mơ về nơi xa lắm".

Ngày đêm, tôi thấy chồng làm đề tài này kia, nhưng khi hoàn thành tiền thưởng của cả đề tài đó là 1-2 triệu, và để dồn vào các dịp Tết. Năm nào xông xênh thì được 5 triệu.Tôi biết anh ấy rất bất mãn nhưng...cũng thuộc vào diện cán bộ nguồn, không thể ra đi.

Tiến sĩ có năng lực như chồng tôi nhưng không được ưu đãi như vậy ở Việt Nam không phải hiếm, thậm chí rất nhiều. Tôi thiết nghĩ, nếu Nhà nước không đổi mới cơ chế, trọng dụng người tài thì có lẽ "sánh vai với các cường quốc năm châu" vẫn là "mơ về nơi xa lắm".

  • Hải Yến

Vợ tiến sĩ 5X: Một đề tài khó!

Nhân gian có câu "có thực mới vực được đạo". Quả thật, khi mà bụng còn đói, thân còn rét thì có lẽ con người ta chả yên tâm làm cái gì cả.

Mặt khác, hãy nhìn vào đất nước Cuba. Một đất nước nhỏ tí xíu, bị cấm vận lên cấm vận xuống bao năm. Một đất nước mà ti vi đen trắng đã là tài sản có giá trị của đa phần gia đình ở ngay thủ đô La Habana. Những người bạn và người thân của tôi đã từng đi Cuba cho biết, người dân Cuba nghèo lắm. Ta còn sướng hơn họ nhiều! Thu nhập của ta còn cao hơn họ nhiều! Nhà cửa của ta đẹp hơn nhà cửa của họ nhiều (trừ mấy cung điện thuộc sở hữu quốc gia).

Ấy vậy mà sao? Các nhà khoa học Cuba đã làm nên nhiều kỳ tích. Chỉ riêng trong lĩnh vực y tế thôi, Cuba sản xuất ra được nhiều loại văcxin, nhiều loại thuốc tốt xuất khẩu được ra thế giới. Tài năng chữa bệnh của các bác sỹ, nhân viên y tế Cuba đã thuyết phục được cả người Anh, người Mỹ, người dân các nước châu Mỹ và trên thế giới đến đó để chữa bệnh. Hễ trên thế giới nơi nào xảy ra thiên tai, địch hoạ cần sự trợ giúp y tế, Cuba lại tổ chức các đoàn bác sỹ và nhân viên y tế đến hỗ trợ. Có những khi, các đoàn cứu trợ của các nước khác không trụ lại được vì thời tiết khắc nghiệt, thì các đoàn Cuba vẫn bám trụ. (Tôi có phim "Bơi ngược thuỷ triều" của ông Tom Fawthrop người Anh quay về y tế Cuba, đã gửi cho VTV1 và đài cho biết đã chiếu). Người Cuba khổ hơn ta, tại sao họ làm được như vậy? Vì tất cả họ tự hào họ là người Cuba, từng người từng người họ xây dựng lòng tự hào đó. Họ thật đáng tự hào!

Chúng tôi đã từng trải qua những điều mà tiến sỹ nói. Sau giờ làm, chúng tôi phải làm thêm những việc gần như lao động chân tay để có tiền nuôi con.

Trong giờ làm, chúng tôi phải làm tốt nhiệm vụ của mình với cơ quan – lòng tự trọng khiến chúng tôi không làm khác được.

Đến một lúc, một người mệt quá, và cũng do tính cách nữa, bỏ ra ngoài làm để có thu nhập cao, hỗ trợ cho người kia phấn đấu một cách chân chính vì sự nghiệp.

Phòng thí nghiệm của chồng tôi lúc đầu là một cái kho cũ kỹ, ngân sách nghiên cứu thì èo uột. Những nỗ lực, lòng nhiệt tình và hoài bão của chồng tôi và các đồng nghiệp đã làm cho một đồng nghiệp nước ngoài làm ở một tổ chức phi chính phủ cảm động. Khoản tiền tài trợ đầu tiên tuy nhỏ nhưng đã giúp phòng thí nghiệm hoàn thành một dự án tốt, khởi đầu cho những dự án và hợp tác to lớn hơn.

Là cán bộ khoa học nghiêm chỉnh, chồng tôi cũng đã là PGS, TS, Cục phó, và đào tạo được những cán bộ có chất lượng – không cần phải luồn lách. Con chúng tôi sau nhiều năm ở Mỹ cũng đã chọn quay về Việt Nam.

Mong rằng, tất cả những người có trí tuệ - phân khúc ưu tú trong dân số Việt Nam, hãy nỗ lực để xây dựng đất nước giàu mạnh!

  • Phan Vũ Diễm Hằng

Và nỗi lòng của những đức ông chồng

Hoàng Thanh Phong (Hà Nội): Tôi đồng cảm với suy nghĩ của anh

Tôi là nguời đã từng trải qua giai đoạn đó. Làm sao có thể viển vông với những mơ ước tuổi trẻ khi mà một người đàn ông không nuôi được gia đình?

Tôi đã ra ngoài ngay khi vợ tôi sinh cháu thứ 2 chưa đầy 3 tháng. Cuộc sống mưu sinh và những trách nhiệm của người chồng, người cha đã thúc đẩy tôi. Tôi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại vì khi ra ngoài tôi vẫn cống hiến sức trẻ của mình nhưng ở góc độ làm giàu cho bản thân, cho gia đình, như vậy là cho xã hội rồi. Tôi ủng hộ suy nghĩ ra đi của anh và theo tôi nên có quyết định sớm ta có thời gian xây dựng hướng đi khác cho mình. Đừng để khi nhìn lại quãng đường đã qua, ta lại thấy tiếc và đã quá muộn.

Nguyễn Hoàng (TP.HCM): "Khi đã lập gia đình, công thức lý tưởng của tôi trở thành không tưởng"

Thực sự ngay từ hôm đầu khi đọc bài này, tôi đã muốn chia sẻ với bạn. Tôi hiểu tấm lòng của một người như bạn vì cũng đã từng trong hoàn cảnh đó. Nói ra là dũng cảm, nói ra để thảo luận và hướng tới điều tốt đẹp hơn cho đất nước.

Khi tôi học 8 năm ở nước ngoài, bạn tôi nói rằng ông Đặng nói ở lại là vì nước mà trở về là yêu nước. Tôi thích trở về vì tôi thích cuộc sống và hơi thở VN.

Tôi về nước, lăn xả trong công việc, được Hiệu trưởng trọng dụng, được đóng góp phát triển rất nhiều dự án quốc tế. Cá nhân tôi cũng được phát triển và thành đạt cả chuyên môn, lẫn vị trí trong trường.

Tuy vậy, trong suốt quá trình đó tôi vẫn luôn có các day dứt giống như bạn, bởi mình thấy mới chỉ được sử dụng 40% năng lượng của mình.

Tôi định vị lại mình, ko để người khác tính việc cho mình. Tôi lăn xả trong công việc, nhưng cũng thích phát triển xã hội và tạo thu nhập để ko phụ thuộc vào trường.

Tôi làm dự án nghiên cứu với doanh nghiệp, tôi mở doanh nghiệp riêng, tôi cố gắng trưởng thành các quan hệ mới bên cạnh các công việc ở trường. Thực tế đã đúng khi tôi nói rằng ở trường tôi được sử dụng có 40%, vì tôi thành đạt cả ở trong lẫn ở ngoài.

Điều tôi hiểu ở bạn là bạn đã trúng bả yêu nghề giáo và nghiên cứu. Nên không thể mạnh dạn bỏ nó. Tôi cũng vậy, không thể nào từ bỏ được nghề của mình dù mình có rất nhiều cơ hội khác.

Năm 2006, tổng kết lại tôi thấy rằng để có thu nhập 300 triệu đồng/năm do làm thêm bên ngoài, tiếp tục đóng góp được cho trường (ở mức được đánh giá là cao bằng 200% so với một giảng viên bình thường khác), tôi đã phải làm việc bằng hai, ba so với khối lượng công việc tôi làm tại nước ngoài khi còn là giảng viên bên đó. Chính vì vậy, khi đã lập gia đình, công thức làm việc của tôi trở thành không tưởng. Tôi đành lỗi hẹn và ra nước ngoài sống và làm việc. Cái tôi của tôi đã quá lớn để tôi ko thể tiếp tục làm việc với vai trò công chức nhà nước.



,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,