221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1268218
Đuổi học "treo" nữ sinh quay clip đánh bạn
1
Article
null
Đuổi học 'treo' nữ sinh quay clip đánh bạn
,

- Nặng nhất là đuổi học nhưng cho hưởng "án treo", thời gian thử thách là 1 năm đối với HS Vũ Ngọc Diệp và Chu Minh Huyền. Vũ Ngọc Diệp vì mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh mà gọi người đánh bạn; Chu Minh Huyền là người dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau.

Ngay sau cuộc Họp hội đồng kỷ luật để xem xét mức độ sai phạm của các HS, trưa ngày 17/3, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông Trần Thanh Sơn đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về kết luận mức độ kỷ luật những HS của nhà trường có liên quan đến clip nữ sinh đánh hội đồng khiến dư luận bất bình nhiều ngày qua. Theo ông, tất cả các "án" kỷ luật này đều có hướng mở để HS có cơ hội sửa chữa.

Mô tả ảnh.
Sân trường THPT Trần Nhân Tông rất nhỏ, nên đã vào trường rồi thì không thể ra ngoài được, trừ khi bỏ học ngay trước cổng trường. Ảnh: Bảo Anh

Ông Sơn cho biết, mức nặng nhất là đuổi học nhưng cho hưởng "án treo", thời gian thử thách là 1 năm đối với HS Vũ Ngọc Diệp và Chu Minh Huyền.

Cảnh cáo trước toàn trường và xếp hạnh kiểm yếu là Nguyễn Quỳnh Anh, Ôn Minh Huyền và cho thời gian thử thách đến hết năm học.

Các em Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú và thêm HS Đặng Quang Mạnh (không có trong danh sách điều tra của công an nhưng là người đã xem ở nhà và đưa lên diễn đàn nhà trường) được xét ở mức khiển trách trước Hội đồng kỷ luật, hạ một bậc hạnh kiểm, thời gian thử thách cũng trong một năm học.

Tại cuộc họp Hội đồng kỷ luật, sau khi đọc kết quả điều tra của công an, ông Sơn đã yêu cầu 7 HS trên đọc bản kiểm điểm, đồng thời phân tích từng khuyết điểm của mỗi HS.

Vũ Ngọc Diệp (có thể gọi là chủ mưu) vì mâu thuẫn với Nguyễn Quỳnh Anh mà dẫn đến việc gọi người đánh bạn, bỏ học đi đánh nhau và không thành khẩn khai báo sau đó; Chu Minh Huyền là người dùng điện thoại di động quay lại cảnh đánh nhau và gửi Linh (Mai Thùy Linh - HS Trường Đoàn Kết) để đưa lên mạng.

Khá tình cờ, trước thời gian clip đưa lên mạng, VietNamNet cũng đã tới trường THPT Trần Nhân Tông thực hiện phóng sự ảnh về nghị lực của những học sinh khiếm thị học giỏi đang theo học tại trường. Còn đây là câu chuyện cảm động về các bạn.
Nguyễn Quỳnh Anh, tuy là người bị đánh, nhưng có lỗi là khi có mẫu thuẫn với bạn mà không báo cáo với nhà trường mà lại tự ý bỏ học đi theo các bạn để tự giải quyết, đồng thời, sau đó lại không thành khẩn khai báo để cơ quan điều tra phải vào cuộc. Còn Ôn Minh Huyền là người chứng kiến sự việc đánh nhau của các bạn từ đầu đến cuối mà không báo cáo cũng là sai.

Ngô Mạnh Hùng, Trịnh Minh Tú cũng "vô tình" có mặt ở đó mà không can ngăn và sau đó cũng không báo cáo. Đặng Quang Mạnh, tuy không tham gia nhưng khi thấy hình ảnh đó lại đưa lên mạng một cách vô ý thức và làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của nhà trường.

Ông Sơn cho rằng, mức kỷ luật này là hoàn toàn phù hợp và đủ sức răn đe. Các HS này không còn băn khoăn gì với kết luận của cơ quan công an đối với những việc làm của các em.

Diệp, Chu Minh Huyền và Ôn Minh Huyền đã khóc.

Ông Sơn thuật lại, phụ huynh của các HS này và cả đại diện, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm của các em cũng đều đồng tình với mức "án" này.

Mẹ Diệp đã bức xúc trước việc làm của con mình và cam đoan sẽ có trách nhiệm quản lý con tốt hơn.

Đồng thời, mẹ của Quỳnh Anh còn xin cho cháu Diệp và các cháu khác, để cùng giáo dục các cháu trở thành những người bạn tốt của nhau.

"Hai bà mẹ chúng tôi cũng phải trở thành bạn tốt để cùng giáo dục con cái", ông Sơn thuật lại.

Vẫn cho Diệp và Chu Minh Huyền theo học tại trường nhưng thời gian thử thách của các em này sẽ được thầy cô, đoàn thể và các bạn "theo dõi liên tục" thông qua việc vừa giáo dục, quản lý và giúp đỡ.

Hàng tuần, 2 HS này sẽ phải viết bản kiểm điểm gồm cả ưu và khuyết điểm, có xác nhận của gia đình và nộp cho giáo viên chủ nhiệm.

Trường hợp "hạnh kiểm yếu" thì sẽ được rèn luyện thêm trong hè. Khi có giấy xác nhận của địa phương là "có tiến bộ" thì được xem xét lại.

Với cả 7 HS, hết năm học, kết quả xếp loại hạnh kiểm của 7 em sẽ phải thông qua Hội đồng nhà trường để xem xét, ông Sơn nhấn mạnh.

Theo ông Sơn, không thể xử nặng hơn (là đuổi học) vì như vậy, sẽ đẩy HS ra xã hội và làm hỏng các em. Nhưng cũng không thể nhẹ quá hay xuê xoa vì HS sẽ không nhận ra được khuyết điểm của mình.

Nhà trường sẽ xem lại công tác quản lý. Đây cũng là bài học của người quản lý giáo dục, về mối liên hệ, gắn kết với gia đình trong việc giáo dục học sinh.

Chiều cùng ngày, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng (Hà Nội) cũng tiến hành xem xét mức kỷ luật đối với HS Mai Thùy Linh, người có mặt trong đoạn clip nữ sinh đánh hội đồng và đẩy clip này lên mạng đầu tiên.

Trao đổi với VietNamNet, Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Thắng cho biết, Hội đồng đã thống nhất mức kỷ luật HS này là cảnh cáo trước toàn trường và học kỳ 2 nhận hạnh kiểm yếu.

Ông Thắng cũng nói rõ, sẽ tăng cường giáo dục đạo đức và ứng xử đối với HS toàn trường. Đặc biệt lưu ý, nếu HS nào vi phạm trường hợp tương tự, sẽ phải nhận hình thức kỷ luật cao hơn mức này.

  • Bảo Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,