221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1263840
Sự nghiệp thăng trầm của nữ tiến sĩ bắn chết đồng nghiệp
1
Article
null
Sự nghiệp thăng trầm của nữ tiến sĩ bắn chết đồng nghiệp
,

Amy Bishop, bị buộc tội bắn chết 3 giáo sư và làm thương nặng 3 đồng nghiệp ở ĐH Alabama tại Huntsville, đã có những thành công nhất định với sự nghiệp cả đời mình: nghiên cứu về cơ chế dẫn đến sự thoái hóa thần kinh.

Những thành công đó có thể "đo đếm được" với các bài báo khoa học, các tài trợ nghiên cứu và cả những lời khen ngời từ bạn đồng trang lứa. Gần đây, Bishop và các cộng sự đã phát triển một kỹ thuât tiên tiến để nghiên cứu các tế bào thần kinh. Dự án này đã thu hút được hơn 1 triệu USD.

bienche.jpg
Buổi chiều u ám ở ĐH Alabama tại Huntsville.

Từng có nghi án bạo lực

William Setzer, Trưởng khoa Hoá, Trường ĐH Alabama ở Huntsville, nơi vụ thảm sát đã diễn ra nói với The Chronicle of Higher Education rằng: "Cô ấy đẹp, thông minh". Nhưng ông cũng nghe những đồng nghiệp trong khoa sinh học nói Bishop thường đụng độ với những người khác.
Bishop, 44 tuổi, tốt nghiệp trường ĐH Northeastern năm 1988 và giành được một suất nghiên cứu sinh tiến sĩ di truyền học ở ĐH Harvard năm 1993. Trong những năm 1990, cô dành nhiều thời gian làm việc trong lab của Bruce Demple - giáo sư di truyền học của trường ĐH Harvardd. Trong năm 2003, Bishop tới ĐH Alabama tại Huntsville.

Cuộc sống của Bishop bị bạo lực phủ bóng. Tờ The Boston Globe thông tin cô ta từng bắn em trai tại nhà ở Braintree, Mass, vào năm 1986. Lúc đó, cô ta và mẹ đã nói với cảnh sát việc này chỉ là một tai nạn. Nhưng cảnh sát trưởng nói một số người tham gia điều tra khi đó đã chết nên vụ điều tra cũng dừng lại.

Hôm chủ nhật, The Glolbe cho hay, Bishop từng bị nghi ngờ dính líu tới nghi án bom thư gửi tới Paul A. Rosenberg, phó giáo sư thần kinh ĐH Harvard. Theo báo này,, Bishop sợ rằng tiến sĩ Rosenberg sẽ chỉ trích luận án của mình nên gửi luận án cùng với quả bom thư, vào tháng 12/1993.

Bishop hiện đang bị buộc tội giết người.
Được The Chronicle hỏi, Tiến sĩ Rosenberg từ chối bình luận về thông tin mà The Globe đưa ra.

Hầu hết các bài báo khoa học của Bishop liên quan tới nitric oxide - đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh ung thư và rối loạn neurodegenerative (như đa xơ cứng và bệnh Lou Gehrig’s).

Trong một bài báo năm 2004, Bishop và vài đồng nghiệp đã mô tả cơ chế di truyền cho phép một số tế bào chống độc tính nictric oxide ở mức nhất định.

Nếu những cơ chế này được chuyển sang liệu pháp di truyền, thì cũng có thể dẫn tới các liệu pháp điều trị mới cho các bệnh neurogenerative. Đề tài của Bishop được Học viện sức khỏe quốc gia tài trợ 219,750 USD năm 2008.

Nhưng theo vài thông tin khác, những thành tựu của Bishop vẫn được xem là chưa đầy đủ cho hồ sơ để bổ nhiệm làm giáo sư ở ĐH Alabama. Nhận được thông báo trượt và đã kháng nghị, nhưng cuối cùng, Bishop vẫn "out" biên chế.

Từ 2004 đến 2006, mỗi năm, Bishop chỉ xuất bản một bài báo đã được phản biện. Hai năm tiếp theo, không có bài báo nào. Năm ngoái, Bishop xuất bản 3 bài báo cũng đã được bình duyệt kỹ, một trong số đó đăng ở tờ tiếng tăm là International Journal of General Medicine. Những nhà sinh học khác làm việc trong lĩnh vực rối loạn thần kinh thường có xu hướng xuất bản các ấn phẩm nhanh hơn

Nhiều ý tưởng sinh lời

Người đứng đầu cơ quan chuyển giao công nghệ của Trường ĐH Alabama nói rằng, một tuần trước khi xảy ra vụ nổ súng, anh đã cố gắng trấn an nỗi lo lắng của Amy Bishop: nếu trượt biên chế, trường vẫn có thể duy trì lợi nhuận với sáng chế của cô ta.

Viết trên blog vào tháng 11/2008, Hiệu trưởng William đánh giá về sáng chế ra của Bishop là ví dụ mẫu mực cho việc làm lợi nhuận từ nghiên cứu của các trường đại học.

Theo sáng chế của Bishop, thiết bị có tên là InQ, sẽ cho phép các tế bào thần kinh phát triển và được giám sát trong thời gian dài, được điều khiển từ xa. Ý tưởng này phát sinh từ sư thất vọng của Bishop với công nghệ cũ hàng trăm năm chỉ cho phép tế bào thần kinh sống sót 1 hoặc 2 ngày, lại mất công chăm sóc và giám sát thủ công.

Bishop đã mày mò InQ cách đây 4 năm. Trường ĐH Alabama cấp phép để công ty Prodigy chuyển giao InQ. Chủ tịch công ty, Richard E.Reeves, ước đoán đến năm 2010, doanh thu sẽ là 25 triệu USD.

Nhưng, đó là với điều kiện dự án được hanh thông. Trợ lý Aaron Hammons, nói vào tháng 11/2007 rằng, ông đang đợi bằng sáng chế đầu tiên của InQ vào đầu năm 2008. Nhưng sáng chế chưa được cấp bằng sở hữu, Reeves phàn nàn, cơ quan sáng chế và thương mại rất chậm chạp.

Lãnh đạo công ty bắt đầu lo rằng một đối thủ cạnh tranh nào đó có thể "đột kích thình lình" và nhân rộng các ý tưởng trước Prodigy. Hammons nói công nghệ này không mới nhưng "chúng tôi đang đưa nó tất cả trong cùng một gói tiện lợi."

Kannan Grant, Giám đốc cơ quan thương mại hóa công nghệ cho hay, Bishop đã thảo luận ít nhất hai ý tưởng sáng chế khác trong hai năm kể từ khi ông đến trường đại học Alabama.

Mới nhất, ngày 6/2, cô ta gọi để trao đổi về một công nghệ gọi là "gây sức đề kháng thích nghi". Ý tưởng này đề cập tới một hợp chất được áp dụng cho các tế bào thần kinh nhằm tăng khả năng chống suy thoái. Như với các InQ, nó cũng có thể hữu ích cho các bệnh nhân có bệnh neurodegenerative.

Ý tưởng khác, từ khoảng một năm trước đây, liên quan đến tế bào thần kinh kết hợp với một con chip điện tử để bắt chước hoạt động não.

Grant nói rằng ông đã hứa với trường ĐH sẽ giúp Bishop phát triển sáng chế trong tương lai ngay, cả khi cô ta chuyển đi nơi khác.

Grant cũng thông tin thêm, Bishop nói, Trường ĐH Harvard, nơi cô ta đã giành được học vị tiến sĩ và làm việc sau đó, đã thuê Bishop trở lại trong trường hợp trượt biên chế ở Huntsville. Bishop cũng đã xem xét một cơ hội khác ở Đại học Oregon.

Từ Malaysia, nơi ông đang đi nghỉ ngắn ngày, sau khi nhận được tin tức về vụ nổ súng, Grant thốt lên: "Phản ứng đầu tiên của tôi là không thể tin được. Các cuộc đối thoại giữa tôi và Amy luôn thú vị, thân mật và lịch sự".

  • Ngọc Tiến (Theo The Chronicle of Higher Education)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,