221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
1235354
"Tạ Duy Anh ơi, tôi thấy buồn..."
1
Article
null
'Tạ Duy Anh ơi, tôi thấy buồn...'
,

 - "Thật lòng, tôi thấy buồn khi đọc những gì mà tác giả đã viết. Có những điều không sai nhưng học trò sẽ nghĩ gì khi đọc được những bài viết như thế này?" 

Nỗi lòng của cô giáo Tâm Anh (Cần Thơ) cũng là nỗi niềm của nhiều thầy cô giáo sau khi đọc bài viết ’Bước qua lời nguyền’ để ’đối mặt với tương lai’?

Cũng là tâm trạng "thật sự buồn", nhưng bạn Nguyệt Hà (Hà Nội) "là người có cha mẹ, anh em đã và đang công tác trong ngành giáo dục, cũng có con nhỏ đang đến trường" lại có chia sẻ khác sau khi đọc những ý kiến của nhà văn Tạ Duy Anh  về những sự kiện đau lòng của ngành giáo dục diễn ra gần đây.
 
Để có thêm góc nhìn từ phía bạn đọc, VietNamNet giới thiệu "hai nỗi buồn" từ giáo viên và phụ huynh.

Mô tả ảnh.
Ảnh chỉ có tính minh họa. Lê Anh Dũng
  
"Tôi thấy buồn"

Bản thân tôi cũng là giáo viên, cả nhà tôi đều theo ngành giáo. Cái quan trọng nhất là mình phải dạy cho học trò cái Tâm rồi mới đến cái chữ.

Ba tôi thường nói với chúng tôi , nếu có tài mà không có Tâm , có đức độ thì coi như không có gì cả .

Tôi thấy môn Giáo dục Công dân chưa thật sự thuyết phục lắm vì chưa giáo dục cho học trò đủ: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Ba tôi đã từng mời ra khỏi nhà những vị phụ huynh khiếm nhã khi định dùng vật chất để mua điểm cho con em mình.

Ông bảo mình đừng ghét họ mà hãy thương họ vì bản thân họ còn không biết đúng sai thì làm sao mà giáo dục con em mình được. Nhưng ông sẵn lòng rộng cửa đón những đứa học sinh đến thăm ông dù trên tay là một trái dưa hấu, và chúng đã không còn học với ông từ lâu.

Ông nói trái dưa đó đỏ như tấm lòng của chúng vậy. Kể ra như vậy để thấy, chúng ta vẫn nên cho học trò - những người mà sao này sẽ góp một phần không nhỏ vào tương lai của nước nhà - thấy rằng không nên quá bi quan mà phải tin vào bản thân mỗi người. Chúng ta phải tự mình hoàn thiện nhân cách của chính mình, đừng chờ đợi hay dựa dẫm vào ai hết. Có thế thì xã hội sẽ tốt lên thôi.

Thật đau lòng cho những chuyện không hay của ngành giáo dục. Nhưng việc cần làm bây giờ, theo tôi nghĩ có cần thiết không khi chúng ta cứ đào bới mãi lên, hay là mình phải cố gắng để qua một bên, quên nó đi, dù rằng rất khó, để giúp các em học trò của mình đi theo con đường mà chúng cảm thấy tự hào vì là người Việt Nam.

Tôi rất thích câu nói khuyết danh: "Người Thầy giỏi giống như ngọn nến, họ tự đốt sáng chính mình để soi sáng đường đi cho người khác".

Tôi cảm ơnLe Thanh vì bạn đã vạch ra một số điều mà tôi rất tâm đắc, và tin rằng những chuyện không hay mà chúng ta nghe chỉ là" những con sâu làm sầu nồi canh ".

Chúng ta phải làm sao để lớp trẻ tin tưởng mà cố gắng nhiều hơn nữa, mà trách nhiệm đó thì không của riêng một ai.

  • Tâm Anh (Cần Thơ)

"Nhưng tôi thật sự buồn"

Tôi là người có cha mẹ, anh em đã và đang công tác trong ngành giáo dục, tôi cũng có con nhỏ đang đến trường, nhưng tôi thật sự buồn.

Bố mẹ tôi, những nhà giáo của thời bao cấp nhọc nhằn, những người từng dạy tôi lối sống trung thực nay phải chăng đã lỗi thời?

Quả thật nếu trung thực thật thà như bố mẹ tôi thì bạn sẽ rất vất vả để tồn tại trong xã hội này và cơ hội cho bạn không nhiều. Bố mẹ tôi lạc lõng không phải chỉ trong xã hội mà còn cả trong gia đình, thậm chí là với thế hệ sau đang kế tục sự nghiệp của mình.

Con trai của bố mẹ cũng là một nhà giáo trẻ nhưng suy nghĩ và hành động theo thế hệ 8x, lạnh lùng và thực tế. Dù là một nhà giáo nhưng tôi không thấy cái nhân hậu, sẻ chia mà chỉ thấy một cái tôi rất to, cho dù sự thực là anh trai tôi có năng lực, có bằng cấp, có địa vị.

Sự thật, anh tôi thành đạt, thăng tiến, giàu có hơn bố mẹ tôi rất nhiều. Nhưng là người con trong gia đình, tôi chua xót nhận ra sự thất vọng, đau khổ của bố mẹ, và chua xót hơn là con trai của bố mẹ lại cho rằng đó là hạnh phúc.

Nay con tôi đến tuổi đi học, tôi cũng phải đối mặt với sự thật chạy trường, chạy lớp, học thêm, rồi các khoản phí "tự nguyện" vô tội vạ....

Điều này hoàn toàn là sự thật. Tôi xin chia sẻ với các bạn. Và tôi xin hỏi, các bạn sẽ giáo dục con ra sao trong điều kiện hiện nay?

Tôi không thể làm tổn thương đến sự hồn nhiên của trẻ, cũng không muốn con mình có lối sống không trung thực, nhưng cũng không thể để con sau này lạc lõng ngờ nghệch trong xã hội?

  • Nguyệt Hà (Hà Nội)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,