221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
982460
9 chương trình bồi dưỡng nhân tài
1
Article
null
9 chương trình bồi dưỡng nhân tài
,

(VietNamNet) - Sẽ thành lập bộ phận quản lý của Bộ GD-ĐT về hệ thống trường THPT chuyên, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh các trường THPT chuyên, tiến tới thành lập Cục đào tạo phát triển tài năng.

HS khối chuyên ĐH KHTN Hà Nội trong ngày khai giảng. Ảnh: Phạm Hải

Mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất một trường THPT chuyên. Các địa phương có dân số dưới 1,5 triệu người có khoảng 0,1% số dân là HS chuyên. Các địa phương có dân số từ 1,5 triệu người trở lên có từ 1500 - 2800 HS chuyên. Mỗi trường có từ 20 đến 40 lớp, mỗi lớp có từ 30 đến 35 học sinh, mỗi trường có từ 600 đến 1400 học sinh.

Đó là một trong những mục tiêu phát triển hệ thống trường THPT chuyên trong toàn quốc, nhằm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ, được đưa ra trong Hội nghị tổng kết hệ thống trường chuyên, diễn ra tại Hải Phòng, hôm nay. Mục tiêu này nằm trong chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008-2020, bao gồm 9 chương trình.

Chương trình 1: Phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL trong hệ thống các trường THPT chuyên; nâng tỷ lệ có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ đạt chỉ tiêu đến năm 2020.

Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống các trường THPT chuyên có đủ giáo viên, đồng bộ và chất lượng; tỷ lệ giáo viên, CBQLGD có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ đạt chỉ tiêu đến 2020: Có ít nhất 15% giáo viên, CBQLGD có trình độ tiến sỹ, có Giáo sư, Phó Giáo sư giảng dạy tại các trường THPT chuyên thuộc các trường đại học; 70% có trình độ thạc sỹ.

Chương trình 2: Xây dựng, nâng cấp các trường THPT chuyên

Mục tiêu: Đến năm 2020, có ít nhất 90% trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 60% trường THPT chuyên chất lượng cao.

Chương trình 3. Đổi mới công tác tuyển sinh và phương thức tuyển chọn học sinh trong hệ thống các trường THPT chuyên.

Mục tiêu: Tuyển chọn đúng học sinh có năng khiếu vào học tại các trường THPT chuyên.

Chương trình 4: Xây dựng một số lĩnh vực chuyên mới đáp ứng nhu cầu xã hội.

Mục tiêu: Mở thêm một số lĩnh vực chuyên mới; xây dựng chương trình, tài liệu, kế hoạch giáo dục thực hiện trong hệ thống các trường THPT chuyên.

Chương trình 5: Xây dựng hệ công cụ để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phù hợp đặc thù trường THPT chuyên.

Mục tiêu: Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong hệ thống các trường THPT chuyên để đào tạo được học sinh THPT chuyên theo mục tiêu trường THPT chuyên.

Chương trình 6: Tăng cường giáo dục thể chất và hoạt động văn hóa trong hệ thống các trường THPT chuyên.

Mục tiêu: Đảm bảo giáo dục toàn diện, sức khỏe, cuộc sống tinh thần phong phú đối với học sinh trường THPT chuyên.

Chương trình 7: Xây dựng 10 trường THPT chuyên chất lượng cao trọng điểm quốc gia.

Mục tiêu: Xây dựng mỗi vùng một trường, Hà Nội 2 trường, TP.HCM 2 trường THPT chuyên chất lượng cao trọng điểm quốc gia.

Chương trình 8: Mở rộng quy mô đào tạo các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao.

Mục tiêu: Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tào tạo để tăng số lượng học sinh THPT chuyên được học tai các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao để đến năm 2015, qui mô đạt 6.000 đến 8.000; đến 2020, trên 10.000.

Chương trình 9: Quản lý, sử dụng nhân tài

Mục tiêu: Quản lý từ khâu tuyển chọn, bồi dưỡng đến sắp xếp công việc đúng với năng lực, sở trường của những học sinh xuất sắc để phát huy cao nhất khả năng của các em.

Theo kế hoạch, sẽ thành lập bộ phận quản lý của Bộ GD-ĐT về hệ thống trường THPT chuyên, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh các trường THPT chuyên, tiến tới thành lập Cục đào tạo phát triển tài năng.

  • Bảo Anh
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,