221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
795484
Sinh viên Việt Nam dưới góc nhìn của GS Mỹ
1
Article
null
Sinh viên Việt Nam dưới góc nhìn của GS Mỹ
,

(VietNamNet) - Sáng 12/5, các chuyên gia về đánh giá chất lượng giáo dục và các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật đến từ Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ (ABET) và một số ĐH danh tiếng khác của Hoa Kỳ đã “chia sẻ” kinh nghiệm kiểm định chất lượng giáo dục ĐH cho các trường Việt Nam.

Dưới góc độ "lấy người học làm trung tâm", các GS đã trình bày quan điểm về cách đánh giá sinh viên.

GS Peter Gray, Học viện Hải quân Hoa Kỳ: Trường học cần thay đổi môi trường để SV học tập tích cực

Soạn: AM 775791 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Peter Gray

Việc đánh giá thường làm theo hướng: Đánh giá cá nhân SV trong từng nhóm và theo các cấp độ khác nhau. Trường học cần thay đổi môi trường để sao SV học tập tích cực. SV làm việc với nhau cũng có "kỹ thuật" học tập.

Hầu hết, SVVN không tập trung vào thực hành. Đáng lẽ SV phải phát triển nhiều về hiểu biết, khả năng phân tích.

Muốn đánh giá kỹ sư kỹ thuật, cần tập trung vào các tiêu chí của quốc gia. Nếu như các trường cùng lĩnh vực thì tốt nhất, nên mời các các chuyên gia nước ngoài so sánh đối chứng từng lĩnh vực cụ thể.

Không chỉ có quan điểm "bên trong" mà cần có quan điểm "bên ngoài".

GS John Hopcroft - ĐH Cornell: SV được thị trường chấp nhận ở mức độ nào?

Soạn: AM 775793 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS John Hopcroft

"Chất lượng" SV cao hay thấp được định nghĩa ở thị trường. Nghĩa là, SV đó được thị trường chấp nhận ở mức nào, công việc nào.  

Thường, ở trường này, có bộ phận giám hộ kiểm định chất lượng. Chẳng hạn như, có sự phân độ cao của các phân khoa, chương trình đào tạo.

Cũng có nhiều thắc mắc, đội ngũ trong các phân khoa kiểm định như vậy có tạo áp lực không? Có thể khẳng định, môi trường thoải mái sẽ giúp việc đánh giá chất lượng giáo dục đạt được tính ưu việt.

Có rất nhiều sự khác biệt lớn nhất giữa đánh giá chất lượng của Hoa Kỳ và Việt Nam. Ở Mỹ, chỉ đánh giá đồng cấp, mỗi bang quản lý một kiểu khác nhau, không phải chịu sự chi phối chung của Nhà nước.

GS Isaac Sivera, ĐH Harvard: Đánh giá chất lượng SV cần có quá trình

Soạn: AM 775795 gửi đến 996 để nhận ảnh này
GS Isaac Siver

Để đánh giá chất lượng giáo dục, cần lập Hội đồng kiểm định trường 5 năm/lần ở trong khoa có nhiều chuyên gia nổi tiếng có kinh nghiệm từ các trường. Chẳng hạn như lý thuyết thực hành. Những người này nói chuyện với trưởng nhóm giáo viên và xem các giáo viên có vui vẻ cảm nhận vấn đề hay không.

Thông thường, các thành viên Hội đồng kiểm định thu thập thông tin. Sau đó, gặp trưởng khoa quản lý về nguồn lực và xem trong khoa có cần thiết những vấn đề gì. Những người  này sẽ quan sát để xây dựng một chuẩn mực đánh giá chung.

Tất cả hội đồng cùng muốn lắng nghe khoa đó có tốt trong trường hay không. Sau đó, hội đồng gặp người viết bài báo cáo, gửi đến cấp cao hơn. Sau khi báo cáo này được "xuất bản", trong khoa sẽ phản hồi và có nhận xét "cần làm cái này cần làm cái kia".

Để đánh giá chất lượng một SV cần phải có thời gian xem cách học và sự hiểu biết của SV. Từ đó, mới xây dựng nên tiêu chí đánh giá cụ thể.

GS Nguyễn Thiện Tống (ĐH Bách khoa TP.HCM): Kinh nghiệm đánh giá của Hoa Kỳ rất “thoải mái”. Mỗi bang, mỗi trường có những giáo sư giỏi có thể tham gia đánh giá. Ở VN, việc đánh giá vẫn theo “quyền lực" nhiều hơn. Tức là phải theo quy định chung về đánh giá chất lượng của Bộ…

  • Thực hiện: Âu Tâm 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,