221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
741946
Giáo sư là chức danh hay chức vụ?
1
Article
null
Giáo sư là chức danh hay chức vụ?
,

Gần đây, có rất nhiều ý kiến của các học giả, trí thức, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước đóng góp cho vấn đề bình xét chức danh Giáo sư (GS), Phó Giáo sư (PGS). Từ Anh, bạn Nguyễn Vũ Minh Thi; từ Australia, bạn Nguyễn Đình Nguyên gửi các ý kiến về việc: nên xem GS, PGS là chức danh hay chức vụ.

Soạn: AM 644390 gửi đến 996 để nhận ảnh này

GS: Chức danh hay chức vụ?

Có nhiều ý kiến so sánh giữa các GS, PGS của Việt Nam với các GS, PGS ở nước ngoài.

Ở đây, cần làm rõ một số điểm như sau: Đối với hầu hết các nước trên thế giới, GS, PGS là một chức vụ trong hệ thống trường ĐH. GS, PGS thường phụ trách một nhóm làm nghiên cứu, giảng dạy riêng ở mỗi khoa.

Khi một khoa mở ngành mới, họ sẽ tuyển một vài vị trí GS, PGS phụ trách ngành học đó, bao gồm toàn bộ công việc nghiên cứu, giảng daỵ. Trong trường hợp một GS phụ trách một ngành nào đó về hưu hoặc chuyển sang công tác khác, trường sẽ tuyển một người khác thay thế.

Như vậy GS, PGS chỉ là một công việc, chức vụ giống như các chức vụ khác như: giám đốc, trưởng phòng hay đội trưởng bảo vệ. Người ta vẫn gặp các thông báo tuyển người cho vị trí GS hoặc PGS trên website các trường ĐH.

Chính vì là một chức vụ nên nếu như một người đã từng làm GS, PGS của một trường ĐH sẽ không được gọi là GS, PGS khi người đó thuyên chuyển sang công tác khác không liên quan đến giảng daỵ và đào taọ. Ở Việt nam, GS, PGS là một chức danh dành cho những người làm công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thực chất, từ "chức danh" chỉ mới được dùng trong thời gian gần đây.

Trước đó, từ "học hàm" được đùng mô tả chức danh này. Có thể so sánh các "học hàm", "chức danh" GS, PGS với "quân hàm" trong quân đội. Chẳng hạn: một vị thiếu tá có thể chỉ huy một trung đoàn nhưng cũng có thể chỉ làm nhân viên tham mưu. Một GS, PGS có thể không tham gia giảng dạy hoặc không nắm các chức vụ cụ thể trong cơ quan giảng dạy, nghiên cứu.

Chính vì sự khác nhau ngay từ định nghĩa và bản chất mà việc so sánh và áp dụng những tiêu chuẩn đối với chức vụ GS, PGS ở nước ngoài và chức danh GS, PGS ở Việt Nam là khập khiễng (như so sánh trong kiến nghị của bạn Hoàng Tâm Giao). Vì chỉ là một chức vụ nên GS, PGS ở nước ngoài do chính người tuyển dụng (tức các trường ĐH) trực tiếp tuyển theo yên cầu của công việc.

Các yêu cầu này thường rất khác nhau. Chẳng hạn có vị trí GS, PGS không đòi hỏi nhiều bài báo hay phát minh nhưng đòi hỏi rất cao yêu cầu về kinh nghiệm làm việc.

Những ý kiến tranh cãi xung quanh việc công nhận chức danh GS cho anh Ngô Bảo Châu là do cách hiểu khác nhau về các từ GS, PGS của những người phần lớn ở trong nước coi GS, PGS như một chức danh với những người ở nước ngoaì quan niệm GS, PGS là một chức vụ.

Bản thân tôi cho rằng, những ý kiến đóng góp cho vấn đề bình xét chức danh GS, PGS trước hết phải dựa trên quan điểm cho rằng GS, PGS là chức danh hay chức vụ.

Sau đây, xin nêu rõ một vài ưu và nhược điểm của hai hệ thống, tạm gọi là hệ thống GS, PGS chức danh hệ thống GS, PGS chức vụ:

Hệ thống GS, PGS chức danh:

Ưu điểm: Việc xét phong được thực hiện ở cấp nhà nước nên trình độ GS, PGS tương đối đồng đều. Số lượng GS, PGS không cần hạn chế khuyến khích nguời làm khoa học phấn đấu cho các chức danh này. Nếu coi GS, PGS là một chức danh thì không nên có sự so sánh giữa chức danh GS, PGS trong nước với chức vụ GS, PGS ở nước ngoaì như lương bổng, điều kiện làm việc, yêu cầu công việc. Người được phong chức danh GS, PGS có thể không nhất thiết phải làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo sau khi đã được phong chức danh.

Nhược điểm: Không có sự hòa nhập với thế giới trong xu hướng mở cửa, hội nhập hiện nay. Vì GS, PGS không phải một chức vụ nên không có sự gắn kết trách nhiệm và những công việc cụ thể phải tiến hành của một GS, PGS trong hệ thống chức vụ. Nhà nước phải chịu gánh nặng trong việc trả lương cho một Hôi đồng cấp Nhà nước về việc xét phong chức danh và phải có hình thức đãi ngộ thích đáng cho các GS, PGS. Không phù hợp với xu hướng xã hội hóa giáo dục với hệ thống các trường dân lập, bán công bắt đầu phát triển. Chẳng hạn, các GS, PGS làm việc trong các trường dân lập sẽ được đãi ngộ ra sao khi không nằm trong hệ thống bậc lương công chức của GS, PGS làm việc trong hệ thống các trường công lập?

Hệ thống GS, PGS chức vụ:

Ưu điểm: Các trường ĐH nắm quyền chủ động trong việc lựa chọn người phù hợp nhất cho chức vụ GS, PGS. GS, PGS có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc được giao. Giảm gánh nặng cho nhà nước đối với yêu cầu đãi ngộ thích đáng dành cho các chức danh GS, PGS cũng như không cần duy trì Hội đồng chức danh nhà nước. Phù hợp với xu hướng xã hội hóa giáo dục cũng như hòa nhập hơn với thế giới.

Nhược điểm: Cần thay đổi quan niệm của xã hội từ hệ thống chức danh sang hệ thống chức vụ. Chấp nhận sự không đồng đều về trình độ của các GS, PGS trong các trường ĐH khác nhau. (Một chức vụ GS của trường ĐH nhỏ có thứ hạng thấp không tương đương với một chức vụ GS trong các trường ĐH lớn. Điều này cũng giống như chức vụ giám đốc một xí nghiệp sản xuất tăm tre không thể tương đương với giám đốc điều hành Microsoft)

Nguyễn Vũ Minh Thi (United Kingdom; nguyen_qm@...)

*************

GS: Vị trí công tác hay phẩm hàm lưu danh? 

Tại Australia, GS có 2 trạch: GS (full professor) và PGS (Associate professor). Cũng nên hiểu thêm GS, PGS ở nước ngoài vừa là chức vụ cũng vừa là chức danh. Chức vụ đến trước và chức danh là hệ quả. Khi nói đến chức vụ thì có sự rạch ròi GS và PGS, nhưng về chức danh thì đều gọi là GS. Do đó khi xưng hô thì gọi là GS, nhưng trong văn bản thì thường ghi tên trước và chức vụ theo sau. Thí dụ Tiến sĩ X, (Phó) GS. 

Cách thức bổ nhiệm 2 chức vụ này gần như độc lập với nhau và không có mối liên hệ bắc cầu. Tức là không nhất thiết phải có PGS mới được phong GS. 

Về chức vụ PGS: Chức vụ này dành cho những người làm việc có liên quan đến nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở trường ĐH trực tiếp hoặc có liên hệ gián tiếp (hướng dẫn nghiên cứu). Như vậy, tiêu chuẩn để bổ nhiệm PGS cũng phải trọng tâm vào 2 điểm: bề dày kinh nghiệm nghiên cứuvai trò giảng dạy. Về tiêu chuẩn cho hai chủ điểm bình chọn không phải là chủ đề bàn luận ở đây. Hơn nữa, cũng đã có người đề cập. 

Để được đề bạt chức vụ này, cá nhân nào tự đánh giá thấy mình đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì nộp hồ sơ xin xét duyệt. Uỷ ban xét duyệt sẽ nghiên cứu hồ sơ và dựa vào đó mà bổ nhiệm. Như vậy, về mặt lý thuyết, chức vụ PGS không hạn chế về số lượng, không hạn chế về thời gian công tác. Và vì phải gắn với công tác giảng dạy nên chức vụ PGS có tính địa phương (người sống tại địa phương), nhưng dĩ nhiên vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. 

Về chức vụ GS: Chức vụ này là một vị trí lãnh đạo trong một nhóm nghiên cứu hoặc một đơn vị đào tạo. Vì là vị trí lãnh đạo, nên trong một lĩnh vực chuyên môn không có nhiều GS, mà tại mỗi thời điểm, trong lĩnh vực đó thường chỉ có một hoặc vài GS mà thôi.  

GS là một chức vụ được tuyển trạch và bổ nhiệm. Khi có một chỗ khuyết thì có tổ chức tuyển trạch vị trí GS. Và dĩ nhiên người được bổ nhiệm vào vị trí GS phải là một người có trình độ chuyên môn xứng tầm với vai trò dẫn đầu, vai trò chỉ huy trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cũng vì thế, bổ  nhiệm GS là một vị trí mở rộng trên toàn thế giới, ai cũng có quyền nộp đơn dự tuyển. Và nếu là người quốc tế trúng tuyển GS rồi, thì họ phải chuyển công tác đến vị trí của mình theo hợp đồng. 

Như vậy, GS hay PGS ở Australia nói riêng và các nước tân tiến nói chung phải được coi là một vị trí, một chức vụ công tác. Khi mãn nhiệm hoặc thôi công tác thì chức vụ đó không còn nữa, và chức danh cũng vì thế mà không đi kèm như học vị.

Ý kiến của bạn:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,