221
447
Giáo dục
giaoduc
/giaoduc/
550410
Không giảng dạy nữa thì đừng gọi là giáo sư!
1
Article
null
Không giảng dạy nữa thì đừng gọi là giáo sư!
,

(VietNamNet) - Sau khi đăng tải bài phỏng vấn "Với tiêu chuẩn thấp, Việt Nam mới có Giáo sư", tòa soạn nhận được thư bạn đọc gửi tới Hội đồng chức danh Nhà nước về giáo sư (HĐCDGSNN) trao đổi xung quanh vấn đề này.

Soạn: AM 209799 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Nguyễn Văn Hiệu:  "Căn cứ vào số lượng là cần thiết nhưng chỉ nên tham khảo thôi và yếu tố chất lượng mới quan trọng và quyết định. Có rất nhiều ngành trong nước có đủ chuyên gia để đánh giá chất lượng"
Soạn: AM 209772 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Đỗ Trần Cát: "Chúng ta muốn có một hội đồng toàn những người có trình độ cao, có uy tín, hiểu rất rõ về ứng viên, cả về chuyên môn lẫn phẩm chất của nhà giáo để việc xét được chính xác nhưng thực tế không có đủ những người như vậy"

Tôi là một nhà giáo lâu năm trong nghề (gần 20 năm) ở một trường ĐH, một nhà khoa học thực sự (TS chuyển tiếp dưới 30 tuổi, hiện nay là TSKH và theo chức danh của Đức là PrivatDozent (PGS tư) và ở Đức các bạn đồng nghiệp tôi vẫn gọi là GS), nhưng đến giờ tôi chưa hề được phong PGS ở Việt Nam. Chỉ vì những qui định của HĐCDGSNN “lúc lỏng” và “lúc chặt”, cũng như tôi không muốn như hàng trăm con người khác phải “chạy chọt” để đủ tiêu chuẩn bầu bán.

Song, tôi không hề bận tâm hay vấn vương với chuyện đó (có thể tôi chẳng bao giờ nhận được PGS). Theo tôi nghĩ, cái chủ yếu là chất lượng giảng dạy thông qua sự đánh giá của sinh viên và trình độ khoa học được đánh giá thông qua các đồng nghiệp trong và ngoài nước.

Về vấn đề công nhận chức danh GS, PTS Việt Nam, tôi xin có mấy ý kiến sau: Việc xem xét GS, PGS của mình còn theo hình thức “sống lâu nên lão làng”. Đầu những năm 90, ở Đông Đức, tất cả các GS của Đông Đức bị xem xét lại. Trừ những ngành xã hội và chính trị học ra thì nhiều PGS, GS các chuyên ngành kỹ thuật cũng bị nghỉ chỉ vì không đảm bảo về mặt chuyên môn. Thầy giáo tôi lúc đó đã vui mừng báo cho biết là thầy được xét chuyển đổi sang GS mới. Ở Đức, trong hội đồng, chọn GS cho môn học họ sẵn sàng cất nhắc người trẻ tuổi hơn vào cương vị GS, có thể người trẻ chưa đủ điểm xét chọn bằng người lớn tuổi, nhưng họ sẽ là những người nhanh nhạy và còn có đóng góp lâu dài cho trường.

Chính vì vậy hiện nay ở Đức có những GS chỉ ở độ tuổi ngoài 30. Nhất là chuyên ngành CNTT thì lực lượng PGS & GS trẻ khá nhiều. Đến nay TSKH ở Đức vẫn được tiếp tục làm vì: giúp cho nhiều người được đảm nhiệm công việc của PGS, GS thực sự nhưng do biên chế nên không được bổ nhiệm và là kế cận cho các GS sẽ nghỉ hưu hay chuyển sang công tác khác. 

1/3 giáo sư, phó giáo sư "xứng đáng" bị miễn nhiệm chức danh

Bắt đầu từ năm 2002, việc công nhận chức danh GS,PGS được tiến hành theo một số thay đổi mới. Tuy nhiên, nếu vẫn làm theo kiểu chấm thi học sinh THPT  thì nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng "lọt lưới" ở Việt Nam. Trong khi đó, khoảng 1/3 GS, PGS "xứng đáng" bị miễn nhiệm chức danh, vẫn ung dung "qua ải". GS Hoàng Tuỵ đã bức xúc như vậy và có những đề xuất về một cách làm "nói ra rất khó nghe với những người làm quản lý" theo như lời ông khi trao đổi với VietNamNet.

Với tiêu chuẩn... thấp, Việt Nam mới có Giáo sư!

GS ở các nước phát triển có mức lương tháng tối thiểu  là 3.000 USD, trong khi lương tối đa của GS Việt Nam là 200 USD. Nếu đánh giá chất lượng GS của Việt Nam kém thì thử hỏi trả 200 USD mỗi tháng cho GS của Đức, Mỹ, Anh thì sẽ thu về cái gì từ họ? Và họ có làm bằng GS Việt Nam không? Trong khi GS của Việt Nam mỗi tháng chỉ nhận được 200 USD mà họ làm được rất nhiều việc...GS Đỗ Trần Cát, Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước về Chức danh Giáo sư (HĐCDGSNN), đã nói vậy khi trao đổi với VietNamNet.

Ở Việt Nam, người ta hiểu sai về PGS, GS. Thực ra PGS, GS là chỉ dành cho các nhà giáo thực sự (full time). Những người kiêm nhiệm hoặc ở các viện nghiên cứu hoặc cơ quan Nhà nước thì không cần thiết chức danh này. Như ở Đức ông cựu thủ tướng Kohl từng là GS đại học, nhưng đến khi là thủ tường người ta chỉ gọi ông Kohl, chẳng ai gọi TS, TSKH hay GS  Kohl. Hay hiện nay bà Rice (Mỹ) cũng từng là GS đại học nhưng ở cương vị mới thì thôi hết. Nên quan điểm rõ ràng  là PGS, GS chỉ dành cho giáo viên đại học. Nếu không giảng dạy nữa mà chuyển công tác khác thì không nhất thiết phải gọi nó nữa.

Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm nên tiến tới qui định số lượng PGS, GS cho khoa, bộ môn và môn học chính quan trọng. Do điều kiện của Việt Nam, HĐCDGSNN sẽ công nhận những người đủ tiêu chuẩn, còn bổ nhiệm thì do cơ sở đào tạo ĐH, sau ĐH làm.

Tôi rất mong muốn chúng ta trong tương lai có một lực lượng GS, PGS có năng lực thực đóng góp nhiều cho sự nghiệp đào tạo giáo dục ĐH.

Không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi nghe GS Đỗ Trần Cát so sánh giữa chất lượng và mức lương của Giáo Sư trong và ngoài nước. Dĩ nhiên, nền kinh tế của một nước có ảnh hưởng đến chất lượng của  GS, PGS ở nước đó. Nhưng đây không phải là vấn đề tiên quyết để đưa đến việc hạ thấp tiêu chuẩn GS, PGS.

Theo thiển ý của tôi, mức lương là do nhu cầu và khả năng kinh tế của nước sở tại còn chất lượng GS, PGS phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tiếp thu kiến thức trên thế giới.

Mức sống căn bản của người dân ở các nước châu Âu, châu Mỹ …vào khoảng 7.000 USD còn ở Việt Nam chỉ có khoảng 375 USD thì mức lương của GS là 3.000 USD/tháng so với 200 USD là điều hiển nhiên. 

Là Tổng Thư ký HĐCDGSNN, thiết nghĩ GS Đỗ Trần Cát biết rất rõ về điều này nhưng cách nhìn của GS khiến người ta không khỏi than thầm “Lẽ nào chất lượng GS của ta là vậy?!”

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,