,
221
506
Diễn Đàn
diendan
/diendan/
961780
Xã hội hóa - đang bị lạm dụng?
1
Forum
null
,

Xã hội hóa - đang bị lạm dụng?

Cập nhật lúc 17:18, Thứ Ba, 24/07/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Quanh ta, nhiều lĩnh vực đang tính toán “xã hội hóa”. Bạn thấy những thành công nào cần sớm mở rộng, nhân lên? Và, phải chăng có việc làm mang danh xã hội hóa nhưng đang đi ngược lại ý nghĩa xã hội hóa?

Cổ phần hoá bệnh viện đang nhận được rất nhiều ý kiến tranh cãi của người dân.
Tuần qua, từ Paris, GS Bùi Trọng Liễu gửi tới VietNamNet bài viết nêu lên một vấn đề đang được dư luận chú ý: Xã hội hóa. Ông viết: "Ở các nước phương Tây, dù là người cộng sản hay không, cụm từ “xã hội hóa” (tiếng Pháp là socialisation) từ trước tới nay, vẫn thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển của nhà nước nhân danh xã hội”,... Tôi nghĩ rằng các ngôn ngữ nước khác, qua từ điển, thấy cũng có nghĩa tương đương".

Vấn đề ở đây không phải là việc bàn cãi, tranh luận về ngôn từ, lấy thủ thuật “triết tự” để tính chuyện đúng sai… mà từ nhận thức, quan niệm về xã hội hóa có sự không thống nhất dẫn đến chủ trương, biện pháp có những việc làm khó hiểu. 

GS Bùi Trọng Liễu thốt lên: "Tôi ngạc nhiên khi thấy xuất hiện cụm từ “xã hội hóa” ở Việt Nam ta – có lẽ là xuất hiện từ khoảng mươi năm nay, và càng ngày càng bị sử dụng một cách thản nhiên theo nghĩa ngược lại – theo nghĩa đẩy gánh nặng tài chính lên vai người công dân, và trao cho tư nhân đảm nhiệm một số lĩnh vực thuộc bổn phận nhà nước phải quản lý, đặc biệt là giáo dục đào tạo".

Ở nước ta, các lĩnh vực xã hội hoá được nhắc đến nhiều nhất, đó là giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao. Cuối năm 2005, đánh giá việc thực hiện xã hội hóa qua 6 năm, Bộ Tài chính cho rằng: Nguồn lực xã hội bước đầu được huy động, phát huy được tiềm năng từ phía người dân cho phát triển các lĩnh vực này. Tuy vậy, các quy định cụ thể hóa cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo tính lâu dài của chính sách. Và, với nhận định đó, Bộ Tài chính đề nghị mở rộng lĩnh vực xã hội hoá như: khoa học công nghệ; môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước...); sự nghiệp xã hội (chăm sóc người già cô đơn, người tàn tật, chăm sóc trẻ em, cơ sở cai nghiện).

Như vậy, phải chăng khi nói đến xã hội hóa là nói đến sự huy động của dân nói chung để san sẻ gánh nặng cùng Nhà nước? Điều ngạc nhiên của GS Bùi Trọng Liễu cần được làm rõ. Bởi cũng chính với danh nghĩa xã hội hóa thì chỗ này người ta tính chuyện cổ phần hóa bệnh viện công có truyền thống từ bao đời, chỗ kia người ta thí điểm chuyển trường mẫu giáo “quốc doanh” sang trường “chất lượng cao”, “dân doanh”, "‘tư thục”…

Vấn đề không phải chỉ là cái tên mà là cả một khối  tài sản khổng lồ cũng sẽ được chuyển hóa và phương thức hoạt động cũng thay đổi. Từ sở hữu toàn dân, sở hữu xã hội sẽ được trao qua một hình thức sở hữu khác “để"  thực hiện vai trò xã hội hóa?

Thực ra, ngay trong giáo dục, dưới đầu đề “Xã hội hóa là gì, xã hội hóa giáo dục là gì?", một cuộc tranh luận cũng đã được diễn ra ngay trên mạng Edu.Net.

Và cho tới gần đây, GS Tương Lai lại kêu gọi: Thuật ngữ có tính khái niệm "xã hội hóa" mang một nội dung đặc thù, được vận dụng rộ lên trong vài ba năm trở lại đây, cần phải được minh định một cách chính xác và nghiêm cẩn để tránh sự vận dụng một cách tùy tiện và khiên cưỡng của không ít nơi.

Trên báo Lao Động, Đan Tâm cũng lên tiếng khi rộ lên chuyện cổ phần hóa bệnh viện, tăng viện phí, học phí… để thực hiện xã hội hóa.

Quanh ta nhiều lĩnh vực đang tính toán “xã hội hóa”: văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, phát triển cộng đồng, khoa học, công nghệ… Bạn thấy những thành công nào cần sớm mở rộng, nhân lên? Những lĩnh vực nào còn đang khó khăn, vì sao khó khăn?… Và, bạn có thấy còn có những việc làm mang danh “xã hội hóa” nhưng đang đi ngược lại ý nghĩa xã hội hóa?

Diễn đàn VietNamNet xin sẵn sàng đăng ý kiến của quý vị.

  • VietNamNet

Bài tham gia Diễn đàn xin viết có dấu với bất kỳ loại font tiếng Việt nào.

Mời bấm vào ô Thảo luận để viết bài.

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến thảo luận
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,