,
221
4681
ĐH đẳng cấp qtế cho VN
dhqt
/dhqt/
727327
Trung Quốc thu hút người tài lập ĐH đẳng cấp quốc tế
1
Article
null
,

Trung Quốc thu hút người tài lập ĐH đẳng cấp quốc tế

Cập nhật lúc 13:46, Thứ Năm, 03/11/2005 (GMT+7)
,

Khi Andrew Chi-chih Yao, GS ĐH Princeton, một trong những nhà khoa học vi tính hàng đầu nước Mỹ, được ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh mời về điều hành chương trình nghiên cứu vi tính nâng cao tại trường, ông đã không  hề ngần ngại. Lý do khá đơn giản: lòng yêu nước.

Soạn: AM 602253 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thư viện ĐH Thanh Hoa, Bắc Kinh

Chiêu mộ nhân tài là nhiệm vụ số 1

Bất chấp thực tế ông sẽ từ giã một trong những trường ĐH hàng đầu Mỹ để tới một trường ĐH ít được biết đến hơn ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, bất chấp việc ông được sinh ra ở Thượng Hải, giáo dục tại Đài Loan và cuối cùng dành toàn bộ sự nghiệp của mình trên đất Mỹ, ông Yao chỉ cảm thấy rằng ông có thể cống hiến, đóng góp cho mảnh đất quê hương đang trên đà phát triển.

"Lòng yêu nước góp phần trong quyết định của tôi, chỉ bởi vì tôi không thể nghĩ ra mình sẽ đi đâu đó ngoài Trung Quốc, ngay cả khi điều kiện ở những nơi khác cũng tương đương", GS Yao bộc bạch.

Thật vậy, Trung Quốc đang muốn chuyển đổi, phát triển các trường ĐH hàng đầu trong nước thành những ĐH thật sự thuộc đẳng cấp quốc tế trong vòng 10 năm và nước này không tiếc chi hàng tỉ đô la để mời những chuyên gia tầm cỡ như GS Yao về giúp xây dựng những phòng nghiên cứu hàng đầu. Đây có thể được coi là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc trên con đường phát triển thành một cường quốc.

Trung Quốc đã tiến hành một trong những chiến dịch mở rộng giáo dục quy mô nhất trong lịch sử hiện đại, nâng số sinh viên ĐH, cao đẳng và số người có bằng tiến sĩ lên gấp 5 lần chỉ trong vòng 10 năm.

"Các trường ĐH đẳng cấp hàng đầu ngày càng phản ánh sức mạnh tổng thể của một quốc gia", Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc Ngô Bang Quốc đã nói vậy trong một bài phát biểu kỷ niệm 100 ngày thành lập ĐH Phúc Đán, trường ĐH hiện đại đầu tiên của Trung Quốc.

Mô hình mà Trung Quốc đang thực hiện khá đơn giản: chiêu mộ những chuyên gia người Mỹ gốc Hoa hàng đầu và các chuyên gia người Hoa được đào tạo ở nước ngoài có uy tín, đưa họ vào làm việc tại các phòng nghiên cứu được trang bị tốt nhất, sắp xếp những sinh viên có nhiều triển vọng nhất theo học họ và cho họ nhiều thời gian.

Trong một vài trường hợp, Trung Quốc còn trả cho những chuyên gia này mức lương bằng với Mỹ, một số trường hợp khác thì cuốn hút họ bằng mức sống cao, cung cấp cho họ nhà cửa và phòng thí nghiệp tốt. Cho đến nay, chưa biết chính xác con số chuyên gia đổ về Trung Quốc là bao nhiêu.

MIT sẽ học tập mô hình Thanh Hoa?...điều có thể

Trong chiến lược phát triển ĐH của mình, Trung Quốc tập trung phần lớn và khoa học và công nghệ, những lĩnh vực phản ánh nhu cầu phát triển của đất nước, đồng thời phản ánh ưu tiên của hệ thống quản lý vốn khá chặt chẽ.

Còn những ngành nghệ thuật tự do thì ít được chú trọng hơn. Nhiều người cũng băn khoăn việc tự do học thuật, tự do tranh luận chưa được như phương tây có thể ảnh hưởng đến nỗ lực xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế.

"Hiện nay, tôi cho rằng các trường ĐH ở Trung Quốc chưa có được môi trường phát triển bằng với những ĐH tầm cỡ của phương Tây như Harvard hay Oxford", Lin Jianhua, Phó Giám đốc ĐH Bắc Kinh nói. "Chúng tôi đang cố gắng tạo cho sinh viên môi trường tốt hơn nữa, nhưng để làm được việc này, chúng tôi cần có thời gian. Không phải 10 năm, mà có thể trong vòng 1 hay 2 thế hệ".

Mặc dầu vậy, niềm tin đối với việc gia nhập hàng ngũ những trường ĐH hàng đầu thế giới đang nhen nhóm trong giới chính trị gia và nhà quản lý ĐH, sinh viên, giáo sư ở Trung Quốc.

"Biết đâu trong vòng 20 nữa, M.I.T sẽ học tập mô hình của Thanh Hoa", Rao Zihe, Giám đốc Viện Sinh-Lý học, ĐH Thanh Hoa nói. "Hiện tại chưa thể nói trước sẽ mất bao lâu để đạt được điều ấy, nhưng trong một số lĩnh vực, có thể tự hào mà nói chúng tôi đã vượt Harvard ngày nay".

Chỉ trong vòng 20 năm, số dân ở độ tuổi học ĐH được giáo dục bậc cao trong tổng số dân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 20%, so với 1,4% năm 1978. Riêng trong ngành khoa học ứng dụng, Trung Quốc đã đào tạo 442.000 sinh viên mới mỗi năm cùng khoảng 48.000 nghiên cứu sinh Cao học và 8.000 nghiên cứu sinh Tiến sĩ.

Tuy nhiên, chỉ duy ĐH Bắc Kinh và một số ít các viện ĐH khác được quốc tế công nhận là thuộc đẳng cấp hàng đầu. Kể từ năm 1998, khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân chính thức khởi động chiến dịch chuyển đổi mô hình ĐH, nguồn tài chính của chính phủ dành cho giáo dục bậc cao đã tăng hơn gấp đôi, đạt 10,4 tỉ USD năm 2003.

Một ví dụ điển hình của sự chuyển đổi này là ĐH Phúc Đán. Hiện chuyên gia nghiên cứu di truyền học Xu Tian, một người từng được đào tạo tại ĐH Yale và vẫn tiếp tục giảng dạy ở đó, đang điều hành một phòng nghiên cứu về chuyển đổi gien tại ĐH Phúc Đán. Hôm 12/8 vừa qua, công trình nghiên cứu của ông đã xuất hiện trên trang bìa tạp chí Cell danh tiếng. Đây là lần đầu tiên một nhà khoa học Trung Quốc có được vinh dự ấy.

Ngoài ĐH Phúc Đán, ĐH Bắc Kinh cũng đã thu hút nhiều nhân tài, tiêu biểu như Tian Gang, nhà toán học hàng đầu của viện MIT. Lãnh đạo ĐH Bắc Kinh ước tính rằng khoảng 40% số cán bộ giảng dạy tại trường được đào tạo ở nước ngoài, đa phần tại Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Thượng Hải cuối tháng 9 vừa qua nhân chuyến đi Trung Quốc với tư cách khách mời danh dự lễ kỷ niệm ngày thành lập ĐH Phúc Đán, Chủ tịch ĐH Yale Richard C. Levin đã hết lời ca ngợi sinh viên Trung Quốc.

"Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới và hoàn toàn có thể nói rằng các bạn có hơn 20% sinh viên ưu tú nhất thế giới. Trung Quốc có những tài năng "thô" chỉ cần đào tạo", ông Levin nói.

Ông cũng lưu ý rằng chi phí lao động thấp tại Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục của nước này. Ông Levin cho biết ông thật sự ngạc nhiên trước thực tế những phòng nghiên cứu mới xây dựng tại ĐH Giao Thông Thượng Hải chỉ với chi phí 50 USD/foot vuông so với giá 500 USD/foot vuông như ở Yale.

Nới lỏng tự do nghiên cứu sẽ có ĐH đẳng cấp hàng đầu

Một số nhà phê bình cho rằng Trung Quốc đang cố gắng phát triển vượt bậc trong quá nhiều lĩnh vực cùng một lúc và kế hoạch chọn ra 30 trường làm trọng điểm đầu tư của chính phủ sẽ chỉ lãng phí sức lực trong khi lại không đạt được chất lượng tối ưu.

Ngay cả ông Levin mặc dù rất lạc quan với tình hình này cũng vẫn đưa ra lời cảnh báo rằng: "nhiều trường hàng đầu đã mở rộng quá nhanh và họ bắt đầu xao lãng về chất lượng".

Soạn: AM 602257 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khuôn viên Đại học Bắc Kinh

Trong nhiều trường hợp, lời phê bình xuất phát từ chính những người đang làm việc trong hệ thống giáo dục Trung Quốc.

"Điều quan trọng là các trường ĐH khác nhau phải có những chất lượng khác nhau, giống như một dàn hoà âm", Dương Phúc Gia, nhà vật lý nguyên tử, cựu Chủ tịch ĐH Phúc Đán nói.

"Nhưng tất cả các trường ĐH ở Trung Quốc đều muốn toàn diện. Ai muốn giống một cây piano, muốn có cả trường Y tế và nhiều nghiên cứu sinh". Ông Dương, người hiện đang lãnh đạo một trường ĐH thử nghiệm nhỏ tại Ninh Ba cũng chỉ trích việc các nhà nghiên cứu trong nước thiếu quyền tự quyết.

"Ở Princeton, một nhà toán học phải mất 9 năm nghiên cứu mà không hề xuất bản lấy một trang sách và sau đó anh ta giải quyết được một vấn đề đã tồn tại tới 360 năm", ông Dương ám chỉ tới Andrew J. Wiles và việc ông tìm ra cách giải cho định lý cuối cùng của Fermat đầu thập niên 1990. "Khi ấy ở Mỹ không ai thắc mắc gì về việc làm của ông ấy vì họ trân trọng và đánh giá cao sự cống đó. Nhưng ở Trung Quốc, chúng ta vẫn chưa có được tinh thần ấy"

Giáo sư Dương còn cho biết ông từng muốn tập trung vào chương trình đào tạo Tiến sĩ đẳng cấp quốc tế ở Trung Quốc nhưng ông đã phát hiện thấy những yếu kém đáng ngạc nhiên trong việc đào tạo sinh viên và đã chuyển hướng sang đào tạo bậc ĐH.

Tương tự như vậy, Ge Jianxiong, một chuyên gia địa lý lịch sử nổi tiếng của ĐH Phúc Đán cho rằng văn hoá Trung Quốc thường đòi hỏi kết quả nhanh chóng và điều này khá nguy hiểm cho công việc nghiên cứu.

"Ở Trung Quốc, các dự án thường là ngắn hạn, chỉ khoảng 3 năm. Sau đó, người ta yêu cầu bạn phải xuất bản sách, một cuốn sách đồ sộ. Trong nghiên cứu thực nghiệm, bạn phải cho người ta sự tự do để có được những kết quả tốt, không chỉ dừng lại ở mục tiêu đặt ra ban đầu - xuất bản sách", ông Ge nói.

Song có lẽ, điểm yếu lớn nhất mà các học giả Trung Quốc từng chỉ ra là sự thiếu vắng tự do học thuật. Giáo sư Dương cảnh báo rằng nếu môi trường tự do không được khuyến khích thì những chuyên gia đẳng cấp hàng đầu từ nước ngoài có thể sẽ tới Trung Quốc trong vòng 1, 2 năm và họ sẽ chỉ rời khỏi đây trong thất vọng.

Gong Ke, Phó Giám đốc ĐH Thanh Hoa cũng cho rằng các trường ĐH "phải có trách nhiệm đảm bảo tự do học tập, giảng dạy, nghiên cứu".

"Chúng tôi có giáo sư giảng dạy trong trường, có người nước ngoài với cách dạy khác với quan điểm của chính phủ", ông nói. 

Đa phần các học giả có uy tín nhất tại Trung Quốc chia sẻ quan điểm: điều quan trọng nhất bây giờ là cần có những người dám suy nghĩ táo bạo. Sinh viên cần được khuyến khích tự do phát triển suy nghĩ, tự do nghiên cứu và nâng cao kiến thức. 

"Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta đã làm được trong 20 năm qua là đưa 200 triệu người thoát khỏi đói nghèo", GS Di truyền học Xu tâm sự. "Nhưng điều mà Trung Quốc vẫn chưa nhận thức được là phải hiểu con số đó chưa thể đủ. Chúng ta cần một cuộc cách mạng đưa chúng ta khỏi cơ chế khen thưởng do chính phủ quyết định. Chúng ta phải học cách khen thưởng cho những sáng tạo, đổi mới thực sự, khen thưởng những ai có lối suy nghĩ độc lập và có công trình nghiên cứu đúng với nghĩa của nó".

  • Huyền Trang - (Theo New York Times)

,
,