221
2082
Xa lộ thông tin
xalo
/cntt/xalo/
464286
Tìm việc trong ngành công nghệ thông tin: Dễ hay khó
1
Article
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
Tìm việc trong ngành công nghệ thông tin: Dễ hay khó
,

Vì sao số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin ra trường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất? Câu trả lời không chỉ dành cho các ngành chức năng mà còn phụ thuộc rất lớn vào người theo học.

Thực trạng

Khác với một vài năm trước, lượng thí sinh thi vào ngành công nghệ thông tin thường được xếp đầu bảng với tỷ lệ chọi cao, điểm chuẩn khá trở lên thì năm nay xu hướng đó lại có phần thay đổi, giảm đi rõ rệt. Tại Hà Nội và TP.HCM, số lượng thí sinh thi đầu vào đều giảm từ 1/3 đến 2/3.

Nguyên nhân là do số cử nhân công nghệ thông tin ra trường thất nghiệp đứng đầu bảng trong các ngành học đã gây không ít ám ảnh đối với các thí sinh. Theo một bản báo cáo của Dự án Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về tình trạng thất nghiệp của các sinh viên sau khi tốt nghiệp thì sinh viên công nghệ thông tin có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 12,38%.

Theo nhìn nhận của một số giới chức công nghệ thông tin, công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay đã bắt đầu vượt qua ngưỡng tăng trưởng công nghệ thông tin nói chung. Điều này đã tạo ra cảm giác thừa lao động trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, các doanh nghiệp công nghệ thông tin vẫn không ngừng ''kêu than'' là thiếu nhân lực, đặc biệt là những kỹ sư có chuyên môn cao trong ngành nghề cụ thể. Ông Hà Huy Hào, Trưởng đại diện văn phòng Cisco Systems tại Việt Nam cho biết, ''Hiện nay chúng tôi đang rất cần có những kỹ sư có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mạng tin học - viễn thông, tuy nhiên số người này rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hầu hết những người đến với chúng tôi là những kỹ sư rất trẻ, nhiệt tình nhưng lại thiếu chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, nếu tuyển dụng thì chúng tôi vẫn phải đào tạo để họ có thể đáp ứng công việc thực tế''.

Đây cũng chính là thực trạng chung của số kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin tốt nghiệp hiện nay. Số sinh viên ra trường mới mỗi ngày một đông nhưng hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng bởi những lý do như không được đào tạo chuyên sâu về một ngành nghề cụ thể, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Qua tìm hiểu thì hiện nay các trường đại học vẫn chưa có những chương trình đào tạo chuyên sâu, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Những nghề được coi là dễ kiếm việc nhất hiện nay như quản trị hệ thống mạng, lập trình viên, hay thiết kế trang web thì chỉ được giới thiệu một cách sơ bộ trong nhà trường.

Hướng giải quyết

Hiện nay đã có một số đơn vị liên kết đào tạo với các trường đại học, các hãng nước ngoài đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đưa ra các chương trình đào tạo đã được chuẩn hoá quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Trong đó, phải kể đến những trung tâm như: HanoiCTT, SaigonCTT, Aptech, SaigonTech, VNet... Giáo trình và phương pháp học tại các trung tâm này rất gần với thực tế, giúp cung cấp đầy đủ kỹ năng nên học viên ra trường có thể thâm nhập ngay vào công việc thực tế. Thế mạnh của các đơn vị này là giáo trình giảng dạy được cập nhật thường xuyên, trang thiết bị hiện đại, mô hình đào tạo theo công nghệ mới. Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc HanoiCTT -một đơn vị triển khai chương trình học viện mạng Cisco tại Hà Nội cho biết, trong quá trình đào tạo đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đặt vấn đề liên kết để tuyển dụng những học viên sắp tốt nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu đó, trung tâm này đã và đang tiến hành triển khai chương trình liên kết với các doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng như các doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo cơ hội việc làm cho số học viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, những trung tâm như thế này chỉ hoạt động ở quy mô nhỏ do chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước, học phí lại cao so với thu mức thu nhập của người dân (mức học phí cho một kỳ dao động từ khoảng 300 USD - 700 USD) . Ông Tuấn còn biểu lộ mong muốn được hợp tác để đưa chương trình này vào nhà trường, trở thành  một phần trong giáo trình giảng dạy cho sinh viên. Nên chăng Nhà nước cùng phối hợp với các trung tâm như thế này để đưa các chương trình đào tạo đã được chuẩn hoá quốc tế vào nhà trường. Hơn nữa, các kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin cũng cần tự thức được rằng, họ có nhiều ưu điểm về tuổi trẻ, nhiệt tình... nhưng lại thiếu cơ bản kinh nghiệm thực tế và trình độ ngoại ngữ. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cho các sinh viên sắp bước vào cuộc sống nghệ nghiệp.

Theo Bưu Điện

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,