Vi phạm bản quyền, hai doanh nghiệp máy tính bị phạt
14:20' 22/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong đợt kiểm tra đột xuất về việc thực hiện bản quyền  phần mềm máy tính vào các ngày 18 và 19/11 tại hai công ty Phong Vũ và Hoàn Long (TP.HCM), lực lượng thanh tra liên ngành đã phát hiện nhiều phần mềm được cài đặt bất hợp pháp trên máy tính - chủ yếu là Microsoft Windows và Microsoft Office, Vietkey 2000, ACDSee, Corel Draw và Adobe Photoshop. Tổng giá trị các phần mềm được cài đặt trên máy: 150 triệu đồng.

Soạn: AM 201301 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lực lượng thanh tra đang niêm phong những chiếc máy tính được cài đặt phần mềm chưa có bản quyền tại Công ty bán máy tính Phong Vũ. (Ảnh: CV)

Tại hai công ty bán máy tính nêu trên, đoàn thanh tra về bản quyền đã phát hiện 30 chiếc máy tính bày bán có cài đặt sẵn những phần mềm có bản quyền. Đoàn thanh tra cũng phát hiện 40 CD-ROM chứa các phần mềm không có bản quyền.

Ông Phan An Sa, quyền chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin cho biết: Hiện nay, rất nhiều công ty đã cài đặt trước các phần mềm không có bản quyền vào máy tính để khuyến khích người mua hàng. Cách làm này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bán máy tính, đồng thời chủ sở hữu những phần mềm hợp pháp đương nhiên bị thiệt hại.

Mỗi công ty nói trên đã bị xử phạt 25 triệu đồng, phạt gỡ bỏ tại chỗ toàn bộ phần mềm đã được cài đặt trong 30 chiếc máy tính đó, đồng thời hình phạt bổ sung đã được áp dụng là tịch thu 40 CD-ROM chứa các phần mềm không có bản quyền để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Đoàn thanh tra liên ngành gồm: thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin, thanh tra Bộ Khoa học-Công nghệ, Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Bộ Công an).

Ông Phan An Sa cho biết thêm: Trong đợt kiểm tra hồi tháng 5 năm nay tại Hà Nội, các chương trình phần mềm máy tính không có bản quyền cũng được rất nhiều công ty  bán máy tính cài đặt trước vào máy để dễ bán cho khách hàng.

Được biết, tình trạng sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại Việt Nam diễn ra đều khắp. Theo Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA), tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam năm 2002 là 95%. Ước tính của BSA cho thấy: Tổn thất mà ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam phải gánh chịu khoảng 49 triệu USD. Vi phạm bản quyền phần mềm không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, làm Nhà nước thất thu thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập của những người hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, khiến doanh nghiệp sản xuất phần mềm không thể thu hồi vốn và tái đầu tư về tài chính lẫn nguồn lực để làm ra những sản phẩm tốt hơn, mà còn làm tổn thương uy tín của Việt Nam.

Tin, ảnh: Thu Thảo - CV Hoa 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phát hành "sổ khám bệnh" cho máy tính (21/11/2004)
Juniper cung cấp thiết bị mạng NGN cho China Telecom (18/11/2004)
France Telecom tìm đối tác chuyển giao công nghệ (18/11/2004)
SACOM: Cổ phần hoá, thoát nguy cơ phá sản (18/11/2004)
Hàng điện tử–CNTT: Gian nan con đường xuất ngoại (16/11/2004)
Lạc Việt ra mắt bộ phần mềm quản trị doanh nghiệp (16/11/2004)
Viễn thông Việt Nam- Cạnh tranh, thay vì độc quyền! (11/11/2004)
UTStarcom sẽ đầu tư mạnh vào thị trường VN (09/11/2004)
Giải pháp quản lý DN mới nhất của Microsoft (09/11/2004)
Microsoft công bố giải pháp mới cho doanh nghiệp nhỏ (06/11/2004)
Truy nhập Internet VNN để trúng thưởng! (05/11/2004)
"Dùng Linux đắt gấp ba lần Windows"! (05/11/2004)
Năm 2008: 808 triệu USD hỗ trợ an ninh mạng (05/11/2004)
IBM Việt Nam bán máy tính để bàn nhỏ nhât (03/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang