221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1067971
Bộ TT-TT trả lời trực tuyến về xuất bản sách
1
Article
null
Bộ TT-TT trả lời trực tuyến về xuất bản sách
,

 - Sáng nay, 29/5/2008 Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn đã chủ trì buổi trả lời trực tuyến với chủ đề “Hoạt động xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam góp phần nâng cao dân trí, đổi mới và xây dựng đất nước”.

Đây là buổi trả lời trực tuyến thứ năm của Bộ TT & TT với người dân sau các cuộc trả lời trực tuyến về: chính sách phát triển viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và truyền dẫn phát sóng; các vấn đề ứng dụng và phát triển CNTT, kinh tế, kế hoạch, đầu tư phục vụ sự phát triển ngành và  Hướng tới một ngành bưu chính Việt Nam năng động.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã bắt đầu trả lời trực tiếp các câu hỏi gửi về lúc 9h sáng 29/5/2008. Ảnh: Hưng Hải.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên của người dân gửi tới lúc 9h sáng nay, 29/5/08. Ảnh: Hưng Hải.

Xuất bản in, phát hành là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông; trong những năm qua, trong  lĩnh vực xuất bản: từ một nước thiếu sách, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước có nền xuất bản phát triển đáp ứng về cơ bản nhu cầu đọc của nhân dân. Hiện nay cả nước có 55 nhà xuất bản.

Hàng năm, số lượng đầu sách, số bản in, bình quân số bản sách/người dân đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hình thức sách  ngày càng đa dạng, phong phú và đẹp hơn. Một số bộ sách lớn có giá trị cao về chính trị-xã hội, văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật đã ra mắt bạn đọc. Đặc biệt hai tác phẩm “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” và “Mãi mãi tuổi hai mươi” được xuất bản với số lượng lớn đã khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc của nhân dân ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã được nhiều nước trên thế giới dịch và xuất bản.

Lĩnh vực in đã có những bước tiến bộ đáng kể cả về số lượng và chất lượng ở tất cả các giai đoạn công nghệ trước in, khi in và sau in. Hiện nay cả nước có hơn 1.200 cơ sở in các loại; sản lượng sản phẩm in tăng bình quân hơn 10% một năm. Chất lượng các sản phẩm in có bước tiến khá nhanh, đặc biệt là các sản phẩm in cao cấp. Với thiết bị, công nghệ ngày càng hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao, ngành in nước ta có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu in với chất lượng cao của khách hàng ở trong nước và đang vươn ra in gia công cho nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn bắt đầu trả lời câu hỏi đầu tiên của người dân gửi tới lúc 9h sáng nay, 29/5/08. Ảnh: Hưng Hải.
 Ảnh: Hưng Hải.
Lĩnh vực phát hành sách: hiện nay cả nước ta có 129 doanh nghiệp phát hành sách  thuộc ngành văn hoá-thông tin và giáo dục-đào tạo quản lý, khoảng hơn 12.000 cơ sở phát hành sách của tập thể và tư nhân.Vượt qua những khó khăn, thử thách ban đầu của cơ chế thị trường, các cơ sở phát hành sách đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, đi dần vào ổn định và kinh doanh có hiệu quả.

Nhiều cơ sở phát hành sách đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức  hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao, số bản sách phát hành ngày một tăng, đặc biệt là sách in bằng một số tiếng dân tộc thiểu số, sách phục vụ vùng sâu, vùng xa được chú trọng hơn trước, nội dung và hình thức thiết thực hơn, phục vụ tốt công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, ngành xuất bản, in, phát hành sách cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường; cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ; nạn in lậu, sách kém chất lượng, vi phạm bản quyền vẫn còn diễn ra; giá sách còn cao so với thu nhập của nhiều tầng lớp nhân dân, đó cũng là những hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.

Quý bạn đọc và độc giả quan tâm có thể theo dõi nội dung buổi giao lưu trực tuyến trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông tại đây.

Sau đây là nội dung buổi trả lời trực tuyến của Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn:

Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn:

Xin chào quý vị độc giả, lĩnh vực xuất bản trong thời gian qua đã có bước tiến đáng khích lệ. Quản lý nhà nước đang đặt ra các vấn đề đáng quan tâm.
 
Cho đến thời điểm này, tôi đã nhận được 54 câu hỏi, tập trung về vấn đề xuất bản. Để tập trung vào chủ đề “Hoạt động xuất bản, in, phát hành sách Việt Nam góp phần nâng cao dân trí, đổi mới và xây dựng đất nước”.
 
Pham Duy Hien-:
Thưa Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, vừa rồi tôi cảm thấy rất vui vì được biết Thứ trưởng chính là tác giả phần lời của bài hát nổi tiếng "Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Xứ Nghệ" Hiện nay tôi thấy rất nhiều người quan tâm đến vấn đề sách giáo khoa cho học sinh. Giá sách cao, hay thay đổi nội dung dù rằng những phát minh trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội không đến mức phủ định những gì chúng ta đã học để mà phải in lại sách với mức độ như vậy. Có ý kiến cho rằng độc quyền xuất bản sách giáo khoa hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này. Rất mong được Thứ trưởng cho biết quan điểm về vấn đề này?

Trả lời: Rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến tôi.

 
Theo tính giá sách hiện nay, giá sách giáo khoa có giá bán thấp hơn so với các loại sách khác (giá các loại cách khác có giá bình quân 103 đồng/trang in khổ 13 x 19 cm; giá sách giáo khoa có giá bình quân 34 đồng/trang in có minh họa, hình ảnh màu). Để có mức giá này, Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể về việc tính toán giá thành đối với mặt hàng nhạy cảm là sách giáo khoa.

Việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa phải hiểu theo tính đặc thù của hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản bao gồm 3 khâu: xuất bản, in, phát hành. Việc Bộ Giáo dục & Đào tạo giao cho nhà xuất bản Giáo dục xuất bản sách giáo khoa là phù hợp với điều 29 Luật Giáo dục, là cả nước thống nhất dùng chung một bộ sách giáo khoa. Như vậy, việc Nhà Xuất bản Giáo dục thực hiện nhiệm vụ này là đúng với chức năng nhiệm vụ của Bộ chủ quản. Về lĩnh vực in sách giáo khoa, hiện nay qua đấu thầu đã có gần 100 cơ sở in được tham gia vào công việc này. Việc phát hành sách giáo khoa hiện thực hiện chủ yếu qua các công ty sách và thiết bị trường học. Như vậy, vấn đề độc quyền ở đây cần phải xem xét để điều chỉnh ở khâu phát hành. Bộ TT&TT sẽ làm việc với Bộ GD&ĐT để xem xét đổi mới ở khâu này. Nhưng phải thực hiện có lộ trình phù hợp, tránh sự xáo trộn trong quá trình dạy và học của hệ thống giáo dục quốc dân.

Mai Trang-Hà Nội:
Thưa Thứ trưởng, là một người cũng hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, xin phép được hỏi Thứ trưởng : Hiện nay, Bộ TT & TT đang Dự thảo sửa đổi Luật Xuất bản với nội dung mở rộng đối tượng được nhập khẩu sách để phù hợp với việc thực hiện cam kết WTO vào đầu năm 2009, xin Thứ trưởng cho biết những đối tượng nào sẽ được nhập sách trực tiếp không qua uỷ thác và quyền lợi của họ có được bình đẳng như các công ty CP phát hành sách có vốn của nhà nước? Và Bộ TT & TT sẽ có quy định nào để quản lý trong điều kiện mở này?

Trả lời: Bộ TT&TT - Ban Soạn thảo đã trình QH dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số diêu của Luật XB trong đó quy định cụ thể những điều kiện để các DN có thể được cấp phép nhập khẩu XBP. Một trong những điều kiện đó là có đội ngũ cơ hữu và CTV đủ trình độ để thẩm định ND XBP nhập khẩu và người đứng đầu DN phải có văn bằng, chứng chỉ hành nghề do CQ có thẩm quyền cấp,... Nếu dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XB được Qh thông qua, Bộ TT&TT sẽ tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức và cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động nhập khẩu XBP được biết. Bạn nên chú ý theo dõi thông báo của Bộ TT&TT trên website của Bộ để có thể nắm được thời gian công bố Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật XB và những nội dung mà bạn quan tâm.

Ngọc Quyên-Sở TT&TT Quảng Nam:
Kính chào Bộ Trưởng. Xin cho phép tôi được đặt câu hỏi về truyền hình cáp, . 1. Hoạt động của lĩnh vực truyền hình cáp hiện nay tuân theo quy định nào. Hiện nay UBND tỉnh có quyền cho phép các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh không hay phải chờ quy hoạch phát thanh truyền hình để có sự thống nhất trong quản lý. 2. Tại Quảng Nam hiện có công ty VTC Hội An, là thành viên của TCT truyền thông đa phương triện VTC, kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình cáp. Hiện nay công ty VTC Hội An đang xin mở rộng vùng hoạt động trên các huyện thị của tỉnh. Vậy xin Bộ trưởng cho biết điều kiện và thủ tục như thế nào, Công ty VTC Hội An là thành viên của VTC thì có cần phải có giấy phép của Bộ VHTT trong việc kinh doanh truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hay chỉ dựa vào giấy phép hoạt động của công ty mẹ VTC là đủ điều kiện hoạt động. Nếu phải cấp phép thì thủ tục phải làm như thế nào. Giấy phép hiện nay là do Bộ nào cấp.

Trả lời: Hoạt động truyền hình cáp được điều chính bằng các quy định tại Quyết định 79 của Thủ tướng Chính phủ. Hôm nay trả lời trực tuyến lĩnh vực xuất bản có quá nhiều nội dung nên không thể trả lời bạn được. Bạn có thể liên hệ Cục Báo chí, Bộ TT&TT để được hướng dẫn cụ thể.

Nguyễn Tấn Việt-Nhà xuất bản văn hóa - thông tin, 43 Lò Đúc, Hà Nội:
Kính thưa Thứ trưởng! Tôi tên là Nguyễn Tấn Việt, cán bộ công tác tại Phòng phát hành của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Tôi thấy, nghành xuất bản nói chung trong những năm qua đã phát triển khá toàn diện, trong đó có vai trò to lớn của công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên,trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, đa phần, họat động phát hành(mà có thể gọi là tự doanh) của các nhà xuất bản bắt đầu gặp một số khó khăn nhất định về cơ chế hoạt động và thị trường tiêu thụ. Vậy, xin Thứ trưởng có thể cho biết định hướng của Bộ Thông tin và truyền thông trong việc quản lý và phát triển nghiệp vụ đầu ra tại các Nhà xuất bản hiện nay được không? Xin cảm ơn Thứ trưởng !

Trả lời:  Hoạt động XB bao gồm 3 lĩnh vực: xuất bản, in, phát hành XBP. NN cũng cho phép NXB được trực tiếp tổ chức mạng luới phát hành của mình, vì vậy NXB cần hình thành bộ phận chuyên môn để thực hiện việc phát hành của NXB, đó là việc tổ chức mạng luới phát hành, điều tra để nắm vững nhu cầu của thị trường, mở thêm các đại lý, CTV,... kể cả hình thức giới thiệu trên trang web và bán sách qua mạng điện tử Internet. Việc NXB lựa chọn hình thức nào phải phù hợp với đội ngũ CB của mình và mối QH với mạng lứoi phát hành sách chuyên nghiệp nói chung. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong phát hành cũng là một gợi ý cần thiết để NXB tham khảo. Nogài ra việc giới thiệu, quảng cáo trên các phưong tiện thông tin đại chúng đối với từng XBP và việc XD thương hiệu của NXB cũng là những yếu tố quan trọng.

Tóm lại, NXB cần biết bạn đọc cần gì, và cung cấp cho họ theo phương thức thuận lợi nhất và giá thành hợp lý chắc chắn sẽ tạo dựng được lòng tin với bạn đọc.

Tony Pham-Viet kieu Dai Loan:
Trước tình trạng vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Sau gần 4 năm Việt Nam gia nhập công ước Berne và tham gia một số công ước quốc tế khác về cơ bản các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản đã thực hiện nghiêm túc các quy định về bản quyền. Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản. Để hạn chế và chấm dứt hiện tượng này, quan điểm của Bộ TT&TT như sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền đến toàn dân, đặc biệt là các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Phát động toàn ngành xuất bản, in, phát hành nói "không" với hành vi xâm phạm bản quyền.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản, trong thời gian tới, Bộ TT&TT phối với với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch trình Chính phủ xem xét, phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua bản quyền đối với những tác phẩm có giá trị, nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.


tonypham-Đài Loan:
Câu a. Thưa Bộ trưởng: Theo sự phản ánh của phụ huynh học sinh, giá sách giáo khoa hiện nay cao? Có cần xoá bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa để giảm giá sách? Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào? Câu b. Thưa Bộ trưởng: Hiện nay, chính phủ đã cho phép các nhà xuất bản nước ngoài được phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vậy, hoạt động của văn phòng đại diện này có được xuất bản không? Câu c. Thưa Bộ trưởng: Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sách vô bổ, Cơ quan quản lý nhà nước có những biện pháp gì để quản lý chất lượng nội dung sách?

Trả lời: Theo tính giá sách hiện nay, giá sách giáo khoa có giá bán thấp hơn so với các loại sách khác (giá các loại sách khác có giá bình quân 103 đồng/trang in khổ 13x19cm; giá sách giáo khoa có giá bình quân 34 đồng/trang in có minh hoạ, hình ảnh màu). Để có mức giá này, Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể về việc tính toán giá thành đối với mặt hàng nhạy cảm này.

Việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa phải hiểu theo tính đặc thù của hoạt động xuất bản vì nhà xuất bản phải hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan chủ quản. Do vậy, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản sách giáo khoa là phù hợp với quy định của pháp luật về xuất bản. Để tránh tình trạng độc quyền trong việc in sách giáo khoa, những năm qua Nhà Xuất bản Giáo dục đã tổ chức đấu thầu in rộng rãi. Hiện nay, cả nước có 80 cơ sở tham gia in sách giáo khoa.

Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, đổi mới việc xuất bản sách giáo khoa, nhưng việc chuyển đổi phải có lộ trình phù hợp, tránh sự xáo trộn trong quá trình dạy và học của hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo quy định của Điều 24 Luật Xuất bản, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam không được hoạt động xuất bản. Văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam chỉ được giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm của nhà xuất bản, xúc tiến các giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.

Xin khẳng định với bạn là sách là sản phẩm chính của nhà xuất bản do vậy Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản là người chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung sách.

Về vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước đã có chỉ đạo cụ thể đến từng nhà xuất bản trong việc xây dựng kế hoạch xuất bản phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xuất bản, hạn chế tối đa xuất bản các loại sách có nội dung không phù hợp với thị hiếu người đọc.

Bên cạnh đó, Giải thưởng sách Việt Nam hàng năm cũng là một cái đích để các nhà xuất bản hướng tới. Đây là sự tôn vinh những xuâấ bản phẩm có giá trị cả về nội dung và hình thức, nhằm góp phần định hướng nhu cầu đọc của xã hội, đồng thời quảng bá sách của Việt Nam đến bạn đọc trong nước và quốc tế. Ngàoi ra, xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ việc mua bản quyền các tác phẩm có chất lượng cao nhằm đưa đến công chúng những tác phẩm có giá trị.

Lâm Thị Ngọc-Gia Lâm- Hà Nội:
Việc Nhà nước cho phép tư nhân tham gia lĩnh vực phát hành sách có mặt tích cực lớn nhất của nó là tạo tính cạnh tranh giữa các nhà xuất bản ,qua đó góp phần nâng cao chất lương sách phát hành.Tuy nhiên tôi thắc mắc: liệu các nhà xuất bản có tự tạo ra cuộc chạy đua dành tác giả , chủ biên giỏi , có uy tín hay không ?Mặt khác không phải vị phụ huynh hay giáo viên nào cũng biết được tác giả nào là giỏi , là có uy tín để lựa chọn sách.Hơn nữa , tâm lý của mọi người là cứ rẻ thì mua. Vậy làm sao các nhà xuất bản vừa đảm bảo được chất lượng lại vừa có giá cả cạnh tranh?Phải chăng là dù giá cao thế nào thì dân cũng phải chịu để con em mình không thua bạn kém bè?

Trả lời: Đúng là cho phép tư nhân tham gia phát hành sách sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sách. Nếu chọn dược người viết, người chủ biên giỏi thì nội dung sách hay, in dược số lượng nhiều và giá bán sẽ hạ, thu lãi nhanh. Nếu làm ngược lại chắc chắn sẽ thất bại.

Về sách tham khảo, học thêm không phải là loại sách bắt buộc phụ huynh và học sinh phải mua. Với loại sách này, Bộ TT&TT yêu cầu các NXB chủ yếu biên tập theo hướng là hướng dẫn phương pháp học tập cho học sinh chứ không giải sẵn bài thay cho học sinh. Muốn tìm được sách tham khảo, sách học thêm có tác dụng tốt thì phụ huynh và học sinh phải tìm hiểu, nhờ tư vấn của các nhà chuyên môn và tránh chạy theo tâm lý hiện nay là mua thật nhiều sách tham khảo, đọc thêm. Lựa chọn, cân nhắc kỹ chắc chắn sẽ không lãng phí tiền bạc.


hongobi-hn:
- Thưa Bộ trưởng: Đối với việc tái bản, xuất bản những tác phẩm trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam cho phép thì thực hiện như thế nào? - Thưa Bộ trưởng: trong việc liên kết xuất bản, có đối tác liên kết đã thực hiện hoàn chỉnh bản thảo (kể cả khâu biên tập), nhà xuất bản chỉ ra quyết định xuất bản. Vậy đây có phải là hình thức bán giấy phép hay không? - Thưa Bộ trưởng: Cùng một cuốn sách, tại sao khi mua ở các điểm bán sách lẻ lại có giá thấp hơn so với các cửa hàng, siêu thị sách của nhà nước?

Trả lời: - Đối với những tác phẩm thuộc loại này, pháp luật Việt Nam (bao gồm cả Luật Xuất bản) không cấm xuất bản. Tuy nhiên, khi khai thác các tác phẩm này để giới thiệu đến bạn đọc phải lựa chọn những tác phẩm phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Khi công bố các tác phẩm trên phải tuân theo các quy định của Luật Xuất bản.

- Việc liên kết xuất bản đã quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản.Trong đó đối tác liên kết và nhà xuất bản được liên kết về tổ chức bản thảo nhưng nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm biên tập bản thảo (nếu đối tác liên kết đã thực hiện biên tập bản thảo thì nhà xuất bản vẫn phải thực hiện biên tập theo đúng quy trình xuất bản), đồng thời phải ký duyệt bản thảo trước khi in và chịu trách nhiệm về nội dung và tính phát lý của xuất bản phẩm

- Trường hợp đề cập ở trên là một hình thức liên kết trong hoạt động xuất bản chứ không phải là hình thức bán giấy phép.

- Về ý thứ 3, việc này phải hiểu giá sách chỉ có một giá bán lẻ được nhà xuất bản in tại bìa sách. Do vậy, không có những mức giá khác nhau của cùng một cuốn sách khi phát hành đến các địa bàn. Tuy nhiên, có việc chênh lệch giá như trên do người bán chấp nhận hưởng lãi suất ít hơn để thu hút người mua, cũng như hình thức khuyến mại của các sản phẩm tiêu dùng khác. Ngoài ra,còn có nguyênnhân khác như các điểm bán sách lẻ không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải hạch toán sổ sách theo chế độ tài chính. Mặt khác, một số điểm bán lẻ sách là đầu mối tiêu thụ nguồn sách in lậu, in nối bản, trốn thuế nhà nước, trốn nghĩa vụ với nhà xuất bản và tác giả nên giá thành rất thấp so với thực tế.

Nguyễn Văn Công-Bắc Ninh:
- Luật xuất bản quy định cụ thể thế nào về cấp phép xuất bản Thơ, Sở TTTT các tỉnh có được cấp phép xuất bản Thơ không? - Cấp phép xuất bản ấn phẩm có được thu Phí thẩm định không?

Trả lời:  Theo quy định tại Điều 4 và điều 22 của Luật XB, điều 11 Nghị định 111/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật XB thì Sở TT&TT không được cấp phép XB các tác phẩm thơ, trừ trường hợp là những kỷ yếu hội thảo, tài liệu tuyên truyền cổ động,... được viết dưới dạng thơ hoặc văn vần. Việc cấp phép XB nhất thời hiện nay không thu phí. Cán bộ thẩm định của Sở TT&TT khi thẩm định nội dung bản thảo được hưởng chế độ thù lao quy định tại thông tư liên bộ Tài chính - VHTT về chế độ thù lao đọc XBP lưu chiểu. Tài liệu này sẽ được gửi đến các Sở trong đợt tập huấn nghiệp vụ sắp tới do Bộ TT&TT tổ chức.


linhlang-Nhà sách Tư nhân Quang Trung:
Quy định tại mục b kh.1 Điều 14 Nghị định 111/NĐ-CP về điều kiện được cấp giấy phép in XBP là phải có dây chuyền thiết bị in và gia công sau in có vượt qua quy định tại mục b kh.1 Đ.31 chỉ cần có thiết bị để in XBP có phù hợp không?

Trả lời: Không vượt quá quy định của Luật vì:

- Để in được XBP, cơ sở in phải có dây chuyền thiết bị đồng bộ từ khâu trước in (chế bản, tạo khuôn in), in và gia công sau in (đóng xén, khâu chỉ (ép keo), vào bìa...)

- Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay của nước ta nên Điều 14 Nghị định 111/NĐ-CP quy định để được cấp phép in XBP cơ sở in phải có thiết bị in và gia công sau in là phù hợp.

Đào anh Dũng-Hà Nội:
Thưa thứ trưởng, tôi thấy tình trạng chung của hầu hết các hệ thống Sách giáo trình bậc đại học là: không theo quy chuẩn nào về kiến thức, ký hiệu, tên gọi, số liệu.....mạnh ai nấy viết. Điều này làm cho sinh viên rất hoang mang, như lạc vào ma trận khi tham khảo nhiều đầu sách khác nhau. Thậm chí, ngay cả trong cùng một trường thì sự "vênh" này cũng khá lớn. Để chấm dứt tình trạng viết theo đơn đặt hàng, chạy theo kinh tế thị trường gây ra sự hỗn độn tùy tiện này, thứ trưởng có hướng kết hợp và giải quyết thế nào đối với bộ GD-ĐT ?

Trả lời: Tôi rất chia sẻ với những vấn đề bạn đề cập. Tuy nhiên, vấn đề này thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bạn có thể liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để được trả lời cụ thể.

Vi Tuấn Dũng-sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thái Nguyên:
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản hiện nay sở đang rất lúng túng đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra. Đề nghị Thứ trưởng cho biết trong thời gian tới Bộ có tổ chức cho các sở tập huấn về lĩnh vực báo chí và xuất bản không. Nếu có xin cho biết thời gian cụ thể.

Trả lời: Trong chương trình kế hoạch công tác thanh tra năm 2008 đã được Bộ trưởng phê duyệt có chương trình tập huấn cho các Sở TT&TT về lĩnh vực quản lý Nhà nước mới của Bộ trong đó có nội dung về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản. Dự kiến chương trình tập huấn của Bộ sẽ được tổ chức theo 3 khu vực miền Bắc (tháng 8/2008), miền Trung và miền Nam vào tháng 9 và tháng 10/2008.

Chi Đức-HCM:
Hiện nay, chính phủ đã cho phép các nhà xuất bản nước ngoài được phép đặt Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Vậy, hoạt động của văn phòng đại diện này có được xuất bản không?

Trả lời: Theo quy định của Điều 24 Luật Xuất bản: Văn phòng đại diện của Nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam không được hoạt động xuất bản. Văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam chỉ được giới thiệu về nhà xuất bản, sản phẩm của nhà xuất bản; xúc tiến các giao dịch về bản quyền và xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thái Văn Sinh-Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tinh:
Về lĩnh vực xuất bản: Thưa Thứ trưởng, hiện nay việc thẩm định nội dung bản thảo để cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của các Sở Thông tin và Truyền thông không được thu phí và lệ phí. Điều này là chưa hợp lý vì cán bộ chuyên trách về lĩnh vực báo chí – xuất bản của các sở thường rất ít người ( có sở chỉ có một người) nhưng lại kiêm nhiệm nhiều việc. Trong khi đó việc đọc duyệt bản thảo để xét cấp giấy phép lại rất nặng nề, trách nhiệm rất lớn, chỉ sơ sẩy một tý là có thể xảy ra những sai sót không nhỏ. Vậy nên chăng Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với Bộ tài chính để ra một quy định về thu phí và lệ phí trong lĩnh vực này?

Trả lời:  Về ý kiến của bạn, việc thu phí và lệ phí cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, Bộ sẽ xem xét và trao đổi với các bộ ngành chức năng để xử lý khi nào có văn bẳn quy định cụ thể sẽ thông báo cho các Sở biết để thực hiện.

Về việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xuất bản là một nhiệm vụ rất quan trọng, đúng như bạn đã đề cập, trong tổ chức bộ máy của Bộ mà nghị định 187 của Chính phủ quy định cho phép Bộ thành lập Trường cán bộ quản lý thông tin truyền thông. Khi trường đi vào hoạt động, Bộ sẽ giao nhiệm vụ để trường thực hiện việc bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ xuất bản ở cấp tỉnh.

 
 
 
Chu Tuyết Ánh-Phú Nhuận:
Đối với việc tái bản, xuất bản những tác phẩm trước năm 1975 ở Miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam cho phép thì thực hiện như thế nào? Cám ơn thứ trưởng

Trả lời: Đối với những tác phẩm thuộc loại này, pháp luật Việt Nam (bao gồm cả Luật Xuất bản) không cấm xuất bản. Tuy nhiên, khi khai thác các tác phẩm này để giới thiệu đến bạn đọc phải lựa chọn những tác phẩm phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Khi công bố tác phẩm trên phải tuân theo các quy định của Luật Xuất bản.
 
An Khánh-Hà Nam:
 Việc hội nhập quốc tế và in mã số sách quốc tế (ISBN) vào bìa sách để bán ở thị trường thế giới đang được thực như thế nào, xin Thứ trưởng cho biết?.
 

 Trả lời:  Khi xây dựng LXB năm 2004 Ban soạn thảo đã đưa quy định in mã số sách quốc tế (ISBN) vào Luật. Nhưng do đây chỉ là yêu cầu của một số ít NXB có khả năng xuất khẩu sách ra nước ngoài và hàng năm NXB phải đóng lệ phí- nên chưa đưa vào LXB.
 
 - Hiện nay, trước yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới (WTO) Bộ TT-TT đã đăng ký với Tổ chức mã số sách quốc tế mã số sách riêng cho sách VN. Sắp tới sẽ hướng dẫn chi tiết cho các NXB in mã số sách quốc tế để thực hiện.
 
 Phùng Tuyết Trinh-Chợ Sắt - Hải Phòng:
 
Khâu phát hành của một số NXB đang gặp khó khăn. Định hướng của Bộ TT-TT trong việc quản lý và phát triển khâu phát hành hiện nay?
 

 Trả lời:  - LXB cho phép các NXB có thể lập cơ sở phát hành để tự phát hành hoặc liên kết với các cơ sở phát hành sách chuyên nghiệp.
 
 - Để làm tốt công tác phát hành thì NXB có người làm công tác điều tra, nắm bắt thị trường, nắm được nhu cầu thực té của bạn đọc thì mới quyết định dược số lượng in hợp lý
 
 - Nếu NXB đưa sách đẽn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, dưa sách ra nước ngoài thì sẽ được hỗ trợ giá cước vận chuyển
 
 Bùi Tiến-TP Thanh Hóa:
 
Thưa Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Theo tinh thần chỉ thị 42 của Ban bí thư và các quy đinh của Luật xuất bản, hiện nay các cơ quan chủ quản chưa cấp đủ vốn và chưa đầu tư thích đáng cho xấy dựng cở sở vật chất cho các nhà xuất bản. NHư vậy sáp tới Bộ TT và TT có phương hướng nào để giúp các nhà xuất bản thoát khỏi những khó khăn hiện nay về cơ sở vật chất, vốn...
 

 Trả lời: Điều 13 của Luật XB quy định trách nhiệm và quyền hạn của CQ chủ quản của NXB là cấp vốn ban đầu và đảm bảo những điều kiện cần thiết khác cho NXB hoạt động. Nếu CQ chủ quản chưa thực hiện trách nhiệm này thì CQ chủ quản cần có công văn báo cáo trực tiếp với CQ chủ quản và các sở, ngành có liên quan để thực hiện vì việc cấp vốn và XD cơ sở vật chất cho NXB thuộc ngân sách của địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách. Bộ TT&TT có trách nhiệm đôn đốc và kiến nghị các CQ chủ quản thực hiện tốt các trách nhiệm của mình theo quy định của Pháp luật.
 
 Bui Thu Huong-Thái Nguyen:
 Các Nhà xuất bản được Cục Xuất bản cấp phep đang hoạt động trên địa bàn tỉnh chụi sự quản lý của Sở Thông tin và Truyền thông của tỉnh đó dưới các hình thức nào?
 

 
Trả lời: CQ quản lý NN về XB, in, phát hành sách ở địa phương là UBND cấp tỉnh. Chức năng quản lý NN về XB đã được quy định rõ ràng trong Luật XB. Sở VHTT trước đây, hiện nay là SởTT&TT là CQ chuyên môn giúp UBND cấp tỉnh quản lý lĩnh vực này, và nhiệm vụ, chức năng đã được quy định tại Nghị định 111 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật XB. Nếu UBND cấp tỉnh đồng thời là CQ chủ quan của NXB thì còn phải thưc hiện điều 12, 13 của Luật XB về CQ chủ quản, ví dụ như cấp vốn ban đầu cho NXB đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của NXB sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ TT&TT... Về chức năng, nhiệm vụ của Sở TT&TT đã được quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 quy định tổ chức các CQ chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ.
 
 Trần Tuyết Minh-So 920 đường Phú Riềng Đỏ,thị xã Đồng Xoài ,tỉnh Bình Phước:
 
Hiện nay ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa,hoạt động in và phát hành gặp nhiều khó khăn,số lượng bản sách/ người đạt thấp.Để phấn đấu đến năm 2010 đạt mục tiêu 6 bản sách/người/năm, xin Thứ Trưởng cho biết những định hướng về chính sách đối với hoạt động in,phát hành đối với những địa phương này? Xin cảm ơn.
 

 Trả lời: Nhà nước có một số chương trình tài trợ, hỗ trợ cho việc đưa sách đến đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn như sau:
 
 - Chương trình chuyển giao sách tài trợ theo Quyết định số 21/TTg của Thủ tướng Chính phủ có mức kinh phí hơn 6 tỷ đồng/năm để mua sách (trung bình mua được khoảng 1,28 triệu bản sách) cấp phát cho 9.000 trường phổ thông gặp nhiều khó khăn.
 
 - Dự án "cấp sách cho các Thư viện huyện miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa" theo Chương trình tài trợ mục tiêu Quốc gia về văn hóa của Thủ tướng Chính phủ hàng năm cấp gần 400.000 bản sách trị giá 9,5 tỷ đồng cho các thư viện vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn.
 
 - Ngân sách Nhà nước cấp 1,6 tỷ đồng/năm để trợ cước vận chuyển sách và văn hóa phẩm lên miền núi cho một số đơn vị trong ngành PHS.
 
 - Chương trình cung cấp sách cho 8.000 Bưu điện Văn hóa xã trên toàn quốc, điểm mới mở được cấp 1.000.000 đồng mua sách/điểm, các điểm cũ hàng năm bổ sung mua sách 500.000 đồng/điểm/năm, hiện nay tăng lên 1.000.000 đồng/điểm/năm.
 
 - Chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các xã gặp nhiều khó khăn, trong đó có địa phương trích một phần để mua sách cấp phát.
 
 - Kinh phí tài trợ xuất bản sách cho đồng bào dân tộc thiểu số được giao cho NXB Văn hóa dân tộc thực hiện hàng năm.
 
 - Dự án sản xuất và cung cấp sách, văn hóa phẩm và băng hình cho cơ sở hàng năm của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 

Toàn cảnh cuộc trực tuyến đang diễn ra tại Bộ TT&TT về chủ đề xuất bản sách.
Toàn cảnh cuộc trực tuyến đang diễn ra tại Bộ TT&TT về chủ đề xuất bản sách.

GIa Phát -:

 Xin hỏi Thứ trưởng đánh giá như thế nào về tình hình phát hành sách trực tuyến tại Việt Nam hiện nay? Việc vi phạm bản quyền trên mạng đã được xử lý như thế nào cho đến nay và có khó khăn gì trong việc xử lý vi phạm bản quyền trong lĩnh vực sách điện tử?
 
 Trả lời: Xuất bản sách trên mạng đem lại nhiều tiện ích, hiệu quả cao, nhưng có những tồn tại cần được quan tâm giải quyết như vi phạm bản quyền, nội dung một số cuốn sách phản động, đồ trụy, độc hại…liên tục được xuất bản trên mạng, gây bức xúc cho bạn đọc và ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, các nhà xuất bản.
 
 Việc xử lý vi phạm bản quyền xuất bản sách trên mạng còn gặp nhiều khó khăn vì đây là hình thức xuất bản mới ở nước ta nên các quy định của pháp luật chưa được đầy đủ, ý thức, trách nhiệm của chủ sở hữu các web, người sử dụng chưa cao; mặt khác lập và đưa vào hoạt động trang web quá dễ dàng, nhiều trang web hoạt động mà không hề đăng ký, khai báo nên cơ quan chức năng không thể xác định được đối tượng vi phạm.
 
 Chế tài xử phạt các vi phạm bản quyền như Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng6 năm 2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin chưa đủ sức răn đe, các cơ quan chức năng có thể xử phạt theo nhiều mức như cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, đóng dỡ, đóng cửa trang webtuỳ thuộc vào mức độ vi phạm.
 
 Một số trang web đưa nhiều cuốn sách, đĩa nhạc, đĩa hướng dẫn học ngoại ngữ, tin học… của các nhà xuất bản đã mua bản quyền lên mạng( nhiều cuốn sách của các NXB Kim đồng, Trẻ, Thanh niên đã mua bản quyền của nước ngoài bị scan toàn bộ tung lên mạng).Cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý đóng dỡ, đóng cửa trang web vi phạm bản quyền các trang: songhuong.com.vn, sara.com.vn.
 
 Đối với các trang web nước ngoài vi phạm bản quyền chúng ta phả xử lý theo một quy trình khác qua con đường ngoại giao, yêu cầu quốc gia có trang web vi phạm ngừng việc xâm hại bản quyền đó.
 
 Trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ hơn nưã việc xuất bản trên mạng, với các biện pháp đồng bộ như:
 
 - Đề nghị sửa đổi một số điều của Luật Xuất bản, chế tài xử phạt vi phạm bản quyền trong xuất bản trên mạng chi tiết và đảm bảo hiệu lực hơn.
 
 - Đối với các trang web khi đăng ký và đi vào hoạt đông phải thông báo, tên miền quốc tế phải đăng ký chịu trách nhiệm với cơ quan quản lý.
 
 - Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý thích đáng các vi phạm bản quyền trong xuất bản trên mạng.
   
Cục trưởng cục Báo chí, xuất bản Hoàng Hữu Lượng tham gia trả lời cùng Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.
Cục trưởng cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng tham gia trả lời một số nội dung cùng Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.
 
Ngọc Hoàng-Hà Nội:
 
Hiện nay tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản rất nhiều. Đáng chú ý, các ấn phẩm sai phạm thường là những ấn phẩm liên kết. Vây Bộ có giải pháp gì về vấn đề này?
 
 Trả lời:
Về câu hỏi của bạn Ngọc Hoàng và một số bạn khác hỏi về hoạt động của tư nhân trong lĩnh vực xuất bản, sách liên kết, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đã trả lời ở phần câu hỏi của bạn Trần Tân. Bạn vui lòng xem phần trả lời ở trên.
 
 Trịnh Văn Duy Lân-Hải ngoại:

 Hiện nay một số nhà xuất bản đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Mô hình tổ chức này đang có những bất cập trong việc điều hành hoạt động của nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản. Vậy hướng giải quyết của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào?
 
 Trả lời:
Cám ơn bạn đã quan tâm. Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau: Theo quy định của Luật Xuất bản thì mô hình tổ chức của nhà xuất bản được tổ chức theo 2 loại hình Sự nghiệp và Doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, đi kèm với 2 loại hình này là các qui định về cơ quan chủ quản và thoả thuận bổ nhiệm Giám đốc, Tổng biên tập nhà xuất bản.
 
 Việc một số nhà xuất bản chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và đúng với lộ trình sắp xếp lại doanh nghiệp do Chính phủ quy định. Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chủ quản nhà xuất bản tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình này để có những kiến nghị Chính phủ xem xét, quyết định một mô hình hoạt động phù hợp với đặc thù của hoạt động xuất bản.
 
 Lý Hồng Phượng-TP.HCM:
 Tôi được biết là mọi cuốn sách trước khi xuất bản đều qua kiểm duyệt. Vậy xuất bản trực tuyến như thế nào? XIn Thứ trưởng cho biết rõ quan điểm về vấn đề này?
 

 Trả lời: Trước tiên phải trả lời cho bạn rõ là nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản. Điều này đã được quy định tại Điều 5 Luật Xuất bản. Theo quy trình xuất bản thì mọi cuốn sách trước khi xuất bản phải được biên tập, viên của nhà xuất bản biên tập đẻ nâng cao chất lượng nội dung.
 
 - Việc xuất bản trực tuyến ( xuất bản trên mạng thông tin máy tính) theo quy định tại Điều 25 Luật Xuất bản phải do nhà xuất bản thực hiện và phải tuân thủ theo các quy định của Luật Xuất bản. Để hướng dẫn thực hiện vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Chính phủ Nghị định về quản lý mạng thông tin máy tính, trong đó có những quy định cụ thể về việc đưa các thông tin lên mạng. Văn bản này cũng sẽ điều chỉnh việc xuất bản trên mạng internet.
 
 Linh Trang-Học viện Báo chí:
 Thưa thứ trưởng: Nếu nói thật ngắn gọn và tổng quát về hoạt động xuất bản, in, phát hành, theo Thứ trưởng đánh giá như thế nào?
 
 Trả lời: Xin cảm ơn bạn về câu hỏi nêu trên, tôi xin trả lời bạn như sau:
 
 Sau hai mươi năm đổi mới hoạt động xuất bản đã có bước phát triển to lớn và toàn diện, song cũng đang đối mặt với thách thức.
 
 Tốc độ phát triển của lĩnh vực xuất bản liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Số liệu 3 năm gần đây cho thấy: ăm 2007, toàn ngành đã xuất bản 26.609 cuốn với 276.447 triệu bản; tăng 6,4% số cuốn, 22% về số bản so với năm 2004. Về tổ chức: năm 2004, cả nước có 47 nhà xuất bản đến nay đã có 55 nhà xuất bản.
 
 Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng sách cũng có bước phát triển mới. Một số bộ sách có giá trị đã được giới thiệu với bạn đọc, như: Văn kiện Đảng, Toàn tập (54 tập); Từ điển Bách khoa Việt Nam (4 tập); Tổng tập Văn học Việt Nam, Sử thi Tây Nguyên (54 tập). Đặc biệt, hai tác phẩm: Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi được xuất bản với số lượng lớn đã khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc của nhân dân ta, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm được nhiều nước trên thế giới dịch và xuất bản.
 
 Hình thức sách đa dạng, phong phú và đẹp hơn. Qua các cuộc triển lãm sách trong nước và quốc tế, hình thức trình bày và kỹ thuật in sách của Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực.
 
 Lĩnh vực In có những tiến bộ vượt bậc về số lượng và chất lượng ở tất cả các giai đoạn công nghệ trước in, in và sau in. Nhiều cơ sở in tiếp tục đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ in mới; hàng chục cơ sở in Nhà nước được cổ phẩn hoá huy động thêm nguồn lực của xã hội để mở rộng sản xuất kinh doanh; sản lượng in tăng bình quân hơn 10% năm, riêng năm 2007 đạt hơn 650 tỷ trang in 13x19 (cm). Chất lượng các sản phẩm in có bước tiến khá nhanh, đặc biệt là các ấn phẩm in cao cấp. Thiết bị, công nghệ in ngày càng hiện đại và trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao. Ngành in nước ta có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu in với chất lượng cao của khách hàng trong nước và đang vươn ra in gia công cho nước ngoài.
 
 Lĩnh vực Phát hành sách. Hiện nay, cả nước có trên 10.000 cơ sở phát hành sách của các thành phần kinh tế, trong đó có trên 100 doanh nghiệp phát hành sách thuộc ngành văn hoá - thông tin và ngành giáo dục – đào tạo.
 
 Qua những khó khăn, thử thách ban đầu trong cơ chế thị trường, các cơ sở phát hành sách đã từng bước thích nghi với cơ chế mới, đi dần vào ổn định và kinh doanh có hiệu quả. Nhiều cơ sở phát hành sách đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao; số bản sách phát hành tăng, đặc biệt là sách in chữ của một số dân tộc thiểu số, sách phục vụ vùng sâu, vùng xa được chú trọng hơn trước, nội dung và hình thức thiết thực hơn, phục vụ tốt công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
 
 Hạn chế, khuyết điểm: nhận thức về vai trò, vị trí và chức năng của hoạt động xuất bản chưa đúng; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao hiệu quả kih tế; có lúc, có nơi còn coi xuất bản là hoạt động đơn thuần vì lợi nhuận;
 
 - Tính chuyên nghiệp chưa cao thể hiện ở chỗ chưa tạo dựng dược những tên tuổi có uy tính (thương hiệu) mang tầm khu vực ASEAN hoặc quốc tế;
 
 - Còn lúng túng, chưa thật sự thích nghi với cơ chế mới và hội nhập quốc tế.
 
 Doanh Nguyên-Thanh Hoá:
 Theo phản ánh của phụ huynh học sinh, giá sách giáo khoa hiện nay cao? Có cần xoá bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa để giảm giá sách? Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào?
 
 Trả lời: Theo tính giá sách hiện nay, giá sách giáo khoa có giá bán thấp hơn so với các loại sách khác ( giá các loại sách khác có giá bình quân 103 đồng/ trang in khổ 13x19cm; giá sách giáo khoa có giá bình quân 34 đồng/ trang in có minh hoạ, hình ảnh mầu). Để có mức giá này, Chính phủ đã có chỉ đạo cụ thể về việc tính toán giá thành đối với mặt hàng nhạy cảm này.
 
 Việc độc quyền xuất bản sách giáo khoa phải hiểu theo tính đặc thù của hoạt động xuất bản, vì nhà xuất bản phải hoạt động đúng tôn chỉ mục đích của cơ quan chủ quản. Do vậy, việc Bộ GDĐT giao cho Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản sách giáo khoa là phù hợp với quy định của pháp luật về xuất bản. Để tránh tình trạng độc quyền trong việc in sách giáo khoa, những năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức đấu thầu in rộng rãi. Hiện nay, cả nước có 80 cơ sở tham gia in sách giáo khoa.
 
 Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, đổi mới việc xuất bản sách giáo khoa, nhưng việc chuyển đổi phải có lộ trình phù hợp, tránh sự xáo trộn trong quá trình dạy và học của hệ thống giáo dục quốc dân.
 
 Hoàng Oánh-Hải Phòng:
 Thưa Thứ trưởng: hiện nay, giá sách trên thị trường được cho là cao hơn với thu nhập của người dân , hạn chế đến việc tiếp cận văn hoá đọc của mọi đối tượng xã hội, đặc biệt là đối với người có thu nhập thấp, trong đó có một bộ phận người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn. Vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp gì về vấn đề này? 
Cục trưởng cục xuất bản Nguyễn Kiểm tham gia trả lời cùng Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.
Cục trưởng cục xuất bản Nguyễn Kiểm tham gia trả lời cùng Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.
Trả lời: Cám ơn câu hỏi của bạn. Theo tính toán của các nhà xuất bản, giá sách hiện nay đã được nhà xuất bản hạn chế tối đa các khoản chi phí để hạ giá sách phục vụ bạn đọc. Tuy nhiên, so với thu nhập của người dân thì giá sách vẫn còn cao.
 
 Về vấn đề này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính phủ những giải pháp đầu tư, hỗ trợ cho các nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản, tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận đơn thuần để đẩy giá sách lên cao.
 
 Đối với các đối tượng sử dụng sách ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn, Nhà nước đã có chính sách đặt hàng các nhà xuất bản xuất bản các loại sách phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn chuyển giao đến hệ thống thư viện công cộng phục vụ nhân dân.
 
 Đông Quân-:
 Thưa Thứ trưởng, từ sau khi nhà nước tiến hành việc xã hội hóa hoạt động in, cơ sở in tăng lên nhiều, tình trạng in lậu các ấn phẩm cũng gia tăng, gây bức xúc toàn xã hội, vi phạm nghiêm trọng về bản quyền tác giả, làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh và nền văn hóa đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những biện pháp gì để ngăn chặn vấn nạn in lậu hiện nay ?
 
 Trả lời: Tình trạng in lậu hiện nay là khá phổ biến, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đời sống tinh thần của nhân dân như bạn đề cập.
 
 Bên cạnh những mặt tích cực do việc xã hội hóa hoạt động in mang lại là những hiện tượng vi phạm pháp luật, nạn “in lậu” gia tăng. Các cơ quan chức năng có liên quan từ trung ương đến địa phương đã tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với những khu vực nhạy cảm dễ tổ chức các hoạt động in lậu để ngăn chặn và xử lý, nhưng tình hình chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Hàng năm, các cơ quan này đã xử lý hành chính hàng chục các tổ chức và cá nhân in lậu, có những vụ in lậu nghiêm trọng được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố, bắt giam các đối tượng vi phạm để điều tra truy tố trước pháp luật.
 
 Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII ta đang xem xét sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, trong đó sẽ nâng mức xử phạt về in lậu cả về giá trị và hình phạt bổ sung để ngăn chặn nạn in lậu.Hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Công an xây dựng một văn bản pháp quy riêng cho công tác phòng, chống in lậu và sẽ được ban hành trong thời gian tới.
 
 abcd-1234:
 Chào Thứ trưởng? Hiện tôi đang công tác tại sở TTTT Phú Yên. Tôi xin đặt một số câu hỏi như sau: 1/ Khi nào Bộ triển khai Luật xuất bản sửa đổi? để các sở có căn cứ thực hiện nhiệm vụ? 2/ Khi nào Bộ hòan chỉnh quy chế quản lý báo chí và phóng viên thường trú ở các địa phương? 3/ Trong tình hình hiện nay với nhiệm vụ của một Sở mới thực hiện theo Nghị định 13 của Chính phủ. Vậy khi nào Bộ có chương trình tập huấn về lĩnh vực báo chí, xuất bản phẩm cho các Sở? 4/ Bộ cần sớm ban hành các loại phí, lệ phí để các sở có sở cứ để thu phí, lệ phí đối với lĩnh vực báo chí, xuất bản phẩm và quảng cáo? Xin chào Thứ trưởng. chúc Thứ trưởng, anh em cán bộ, công chức Bộ TTTT và gia đình sức khỏe, hạnh phúc, thành công. Chân thành cảm ơn./.
 
 Trả lời: Luật Xuất bản sửa đổi đã được Chính phủ trình Quốc hội tạI kỳ họp thứ 3. Theo kế hoạch, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009.
 
 Để làm tốt chức năng quản lý nhà nước về xuất bản, báo chí tại địa phương, Bộ sẽ có chương trình tập huấn cụ thể. Kế hoạch tập huấn sẽ được Bộ gửi trực tiếp cho các sở.
 
 Về việc thu phí và lệ phí, trên cơ sở quy định của Bộ Tài chính, Bộ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề trên.
 
  Trần Tân-Sài gòn:
 Trong việc liên kết xuất bản, có đối tác liên kết đã thực hiện hoàn chỉnh bản thảo (kể cả khâu biên tập), nhà xuất bản chỉ ra quyết định xuất bản. Vậy đây có phải là hình thức bán giấy phép hay không?
 
 Trả lời: Việc liên kết xuất bản đã quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản, trong đó đối tác liên kết và nhà xuất bản được liên kết về tổ chức bản thảo nhưng nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm biên tập bản thảo (nếu đối tác liên kết đã thực hiện biên tập bản thảo thì nhà xuất bản vẫn phải thực hiện biên tập theo đúng quy trình xuất bản), đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của xuất bản phẩm.
 
 Trường hợp đề cập ở trên là một hình thức liên kết trong hoạt động xuất bản chứ không phải là hình thức bán giấy phép.
 
 Số đỏ-HN:
 Cùng một cuốn sách, mong Thứ trường giải thích tại sao khi mua ở các điểm bán sách lẻ lại có giá thấp hơn so với các cửa hàng, siêu thị sách của nhà nước?
 
 Trả lời: Việc này phải hiểu giá sách chỉ có một giá bán lẻ được nhà xuất bản in tại bìa sách. Do vậy, không có những mức giá khác nhau của cùng một cuốn sách khi phát hành đến các địa bàn. Tuy nhiên, có việc chênh lệch giá như trên do người bán chấp nhận hưởng lãi suất ít hơn để thu hút người mua, cũng như hình thức khuyến mại của các sản phẩm tiêu dùng khác.
 
 Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như các điểm bán sách lẻ không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải hạch toán sổ sách theo chế độ tài chính. Mặt khác, một số điểm bán sách lẻ là đầu mối tiêu thụ nguồn sách in lậu, in nối bản, trốn thuế nhà nước, trốn nghĩa vụ với nhà xuất bản và tác giả nên giá thành rất thấp so với thực tế.
 
 Sở dĩ vẫn tồn tại hiện tượng này là do nhiều người chưa phân biệt được những điểm nào là tiêu thụ sách in lậu, nối bản trốn thuế nên vẫn mua, vô tình tiếp tay cho loại kinh doanh này tồn tại. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra thiếu các biện pháp hữu hiệu, xử lý chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh cho nên còn để tình trạng trên kéo dài. Có trường hợp còn có sự dung túng, bao che của một số cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nên khi thanh tra đến thì hoạt động nghiêm, thanh tra đi thì mọi việc trở lại bình thường.
 
 Nguyễn Văn Sỹ-Quận 1, TPHCM:
 Xin hỏi thứ trửơng một câu hỏi liên quan đến tiêu cực tại Bộ. Thứ trưởng có biết việc các đơn vị phải bồi dưỡng từ chuyên viên đến cấp cục và thậm chí cao hơn để có một giấy phép xuất bản? Bộ sẽ có biện pháp gì để triệt tiêu hành vi nhận hối lộ này?
 

 Trả lời: Về câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
 
Trước hết, bạn cần phải nói rõ xin giấy phép xuất bản ở Cục là loại giấy phép gì, bởi Cục chỉ cấp giấy phép xuất bản nhất thời và chủ yếu là các loại tài liệu, kỷ yếu ... không nhằm mục đích kinh doanh. Vì vậy, những người cần giấy phép chắc chắn sẽ không bỏ ra một khoản tiền nào đó tron gkhi xin giấy phép. nếu bạn có chứng cứ nào cụ thể, xin bạn cứ thông báo cho bộ, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý những hành vi như bạn nêu.
 
 Nếu cơ quan đơn vị nào muốn xin giấy phép xuất bản nhất thời, thì gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho Cục Xuất bản mà không cần trực tiếp đến Cục, và ko nên nhờ bất cứ người trung gian, mối giới nào để tránh những tiêu cực như bạn nói có thể xảy ra.
 
 Khang Hạ-Lai Châu:
 Việc quản lý xuất bản trên mạng thông tin máy tính (Internet) hiện nay như thế nào, thưa ông?
 
 Trả lời: Việc phổ biến thông tin trên mạng Internet phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực. Ví dụ như đối với các báo điện tử phải xin phép và phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
 
 Về xuất bản trên mạng thông tin máy tính (Internet), Điều 25 Luật Xuất bản quy định: Việc xuất bản trên mạng thông tin máy tính phải do nhà xuất bản thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này. Những xuất bản phẩm lưu hành hợp pháp được đưa lên mạng thông tin máy tính. Việc đưa xuất bản phẩm lên mạng thông tin máy tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
 
 Vừa qua các cá nhân sáng tạo tác phẩm và tự đưa lên mạng là thuộc hành vi đưa thông tin lên mạng thông tin máy tính (Internet) chứ không thuộc hành vi xuất bản trên mạng thông tin máy tính (Internet).
 
 Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ Nghị định về quản lý mạng thông tin máy tính, trong đó có những quy định cụ thể về việc xuất bản trên mạng.
 
 Huỳnh Anh Dũng-Hà nội:
 Hiện nay, một số cá nhân công bố hồi ký, sách viết về lịch sử dân tộc qua từng thời kỳ có những nội dung còn nhiều vấn đề tranh luận chưa thống nhất. Vậy quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào?
 
 Trả lời: Viết hồi ký là quyền của mỗi công dân. Tuy nhiên, những thông tin công bố có liên quan đến lịch sử, bí mật công tác, cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần phải có ý kiến của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xác minh trước khi công bố và phải tuân thủ các quy định hiện hành.
 
 Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng dự thảo văn bản quy định về việc viết và xuất bản hồi ký, tự truyện liên quan đến các vấn đề trên trình cấp có thẩm quyền ban hành..
 
 Pham Ha-Hà Nội:
 Trước tình trạng vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào?
 

 Trả lời: Sau gần 4 năm Việt Nam gia nhập công ước Berne và tham gia một số công ước quốc tế khác về cơ bản các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản đã thực hiện nghiêm túc các quy định về bản quyền. Tuy nhiên, hiện tượng vi phạm bản quyền vẫn còn xẩy ra, ảnh hưởng đến hoạt động xuất bản. Để hạn chế và chấm dứt hiện tượng này, quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
 
 Một là, đẩy mạnh tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật về bản quyền đến toàn dân, đặc biệt nhất các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
 
 Hai là, phát động toàn ngành xuất bản, in, phát hành nói “không” với hành vi xâm phạm bản quyền.
 
 Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch trình Chính phủ xem xét, phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua bản quyền đối với những tác phẩm có giá trị, nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội của đất nước.
 
 Trần Văn Trường-Hoàng Mai, Hà Nội:
 Thưa ông, có phải hiện nay tỷ lệ xuất bản sách chủ yếu là do tư nhân làm, nhà xuất bản chỉ là nơi để cấp phép? Nếu có để ra sai phạm thì trước tiên là tư nhân thiệt hại? Nếu đúng như thế tại sao ông không đề xuất cho thành lập nhà xuất tư nhân có phải tăng phần quyền và trách nhiệm cho tư nhân?
 
 Trả lời: Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau:
 
 Có thể nói, trong Luật Xuất bản năm 2004 đã mở ra cơ hội cho các thành phần tham gia liên kết với nhà xuất bản để xuất bản sách, đây là điều mới. Tỷ lệ đầu sách, số lượng sách ngày càng phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu công chúng. Tất nhiên, việc giữa tư nhân liên kết với nhà xuất bản để thực hiện các hoạt động xuất bản hoàn toàn khác với nhà xuất bản tư nhân. Vì tư nhân liên kết với nhà xuất bản, thì giám đốc nhà xuất bản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuốn sách. Còn vì sao không có nhà xuất bản tư nhân, hay không thành lập nhà xuất bản tư nhân, thì điều 11 Luật Xuất bản 2004 đã xác đinh: "Đối tượng được thành lập nhà xuất bản bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản".
 
 Về thực tiễn, Luật Xuất bản 2004 đã thực sự cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện cho cá nhân được tham gia vào cả 3 khẩu trong hoạt động xuất bản (xuất bản, in, phát hành). Điều 20 của Luật Xuất bản cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và cá nhân có đăng ký kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được phép tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.
 
 Trong những năm qua, 1 số công ty tư nhân, nhà sách tư nhân đã tham gia xuất bản hiệu quả, có thương hiệu, uy tín ngày càng phát triển.
 
 Như vậy, với 2 cơ sở pháp lý và thực tiễn như tôi đã nói ở trên đã giải thích cho câu hỏi của bạn.
 
 Vũ Văn -Đồng Tháp:
 Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sách vô bổ, Cơ quan quản lý nhà nước có những biện pháp gì để quản lý chất lượng nội dung sách?
 
 Trả lời: Xin khẳng định với bạn là sách là sản phẩm chính của nhà xuất bản, do vậy Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản là người chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung sách.
 
 Về vấn đề này, cơ quan quản lý nhà nước đã có chỉ đạo cụ thể đến từng nhà xuất bản trong việc xây dựng kế hoạch xuất bản phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động xuất bản, hạn chế tối đa xuất bản các loại sách có nội dung không phù hợp với thị hiếu người đọc.
 
 Bên cạnh đó, Giải thưởng sách Việt Nam hàng năm cũng là một cái đích để các nhà xuất bản hướng tới. Đây là sự tôn vinh những xuất bản phẩm có giá trị cả về nội dung và hình thức, nhằm góp phần định hướng nhu cầu đọc của xã hội, đồng thời quảng bá sách của Việt Nam đến bạn trong nước và quốc tế. Ngoài ra, xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ việc mua bản quyền các tác phẩm có chất lượng cao nhằm đưa đến công chúng những sản phẩm có giá trị.
 
 Hồng mai-Yên Bái:
 Đối với người Việt Nam ở nước ngoài muốn xuất bản sách tại Việt Nam thì phải làm như thế nào?
 
 Trả lời: Cũng như công dân Việt Nam ở trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài muốn xuất bản sách tại Việt Nam phải gửi bản thảo đến một nhà xuất bản của Việt Nam để công bố theo đúng quy định tại Điều 5 Luật Xuất bản. Để giúp người Việt Nam ở nước ngoài có thêm thông tin về lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam, xin cung cấp một số thông tin chính sau:
 
 Hiện nay, toàn quốc có 55 nhà xuất bản (42 nhà xuất bản trung ương, 13 nhà xuất bản địa phương), chức năng, nhiệm vụ của từng nhà xuất bản đã được giới thiệu trên website của các nhà xuất bản hoặc các bạn tìm đọc cuốn “Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2006 để gửi tác phẩm muốn xuất bản đến đúng địa chỉ cần công bố. Sau khi đọc bản thảo, nhà xuất bản sẽ quyết định xuất bản hay không xuất bản, tuỳ thuộc vào chất lượng nội dung tác phẩm, hiệu quả kinh tế và đối tượng phục vụ của nhà xuất bản.
 
 Tinh Lan-Lào Cai:
 Xin hỏi Thứ trưởng tại sao không cho phép tư nhân thành lập Nhà xuất bản?
 
 Trả lời: Cám ơn câu hỏi của bạn. Về cơ sở pháp lý, điều 11 Luật Xuất bản năm 2004 đã xác định: “Đối tượng được thành lập nhà xuất bản bao gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản”.
 
 Như vậy thi hành các quy định của Luật Xuaat sbanr là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; cho nên việc thành lập NXB phải theo đúng các quy định đó.
 
 Về thực tiễn, Luật Xuất bản 2004 đã thực sự cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện cho cá nhân được tham gia vào cả 3 khâu trong hoạt động xuất bản (xuất bản - in - phát hành).
 
 Điều 20 của Luật Xuất bản cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và cá nhân có đăng ký kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được phép tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.
 
 Trong những năm vừa qua, một số công ty tư nhân, nhà sách tư nhân đã liên kết với NXB xuất bản sách có hiệu quả, xây dựng được uy tín, thương hiệu và ngày càng phát triển.
 
 Kiến Xương-:
 Tôi không hiểu tại sao sách mới xuất bản nhưng ngay tại trung tâm thủ đô, người ta bán sách với giá giảm đến 40%, thậm chí lên đến 70-80%. Đó có phải là sách lậu không? Nếu đúng, tại sao nó được phát hành ngang nhiên vậy? Còn nếu không, tại sao lại có chuyện giảm giá kinh khủng đến vậy? Xinc ám ơn thứ trưởng!
 
 Trả lời: Tình trạng một số sách mới xuất bản có chiết khấu cao tại Hà Nội như bạn hỏi hiện nay là có thật. Những cuốn sách trên có các dạng sau:
 
 - Sách xuất bản hợp pháp, có giấy phép của nhà xuất bản song đối tác liên kết xuất bản định giá bán lẻ cao để tăng chiết khấu nhằm thu hút khách hàng, hoặc sách in số lượng lớn, sách có khả năng khó bán, dễ bị ế đọng cần phải thu hồi vốn; sách in bằng giấy rẻ tiền, chất lượng thấp.
 
 - Sách lậu, sách in nối bản, vi phạm bản quyền, sách xào xáo, vô bổ…
 
 Thị trường XBP hiện nay diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là ở thành phố Hà Nội, tình trạng tăng chiết khấu cao, giảm giá sách một cách bất hợp lý, phá giá thị trường đã trở nên như bệnh dịch lan tràn sang địa phương khác, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, tiếp tay cho in lậu, in nối bản gia tăng, tác động xấu đến thị trường xuất bản phẩm, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh đúng pháp luật và người tiêu dùng. Để hạn chế tình trạng trên các cơ quan chức năng đã có nhiếu cố gắng phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm, song cần phải có thời gian và các biện pháp đồng bộ, đặc biệt là cần nâng cao chế tài xử phạt các hành vi in lậu, in nối bản xuất bản phẩm.
 
 Anh Bai-Lào Cai: Chế tài xử phạt trong hoạt động xuất bản còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Biện pháp khắc phục?
 
 Trả lời: Theo quy định của Luật Xuất bản, các chế tài xử phạt trong hoạt động xuất bản quy định tại Điều 30, 36, 44 nhìn chung chưa cụ thể và chưa đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
 
 Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ trình Quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 3 dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xuất bản, trong đó, các chế tài xử phạt theo hướng:
 
 - Quy định chi tiết những hành vi vi phạm.
 
 - Áp dụng chế tài xử phạt theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hình phạt bổ sung như rút giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề, tịch thu tang vật... và quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
 
 - Nếu hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 
Nguyễn Thông-Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh:
Xin ông vui lòng cho hỏi bao giờ ngành xuất bản của Việt Nam mới hội nhập với thế giới? có phải ngành xuất bản không cần quan tâm đến việc gia nhập vWTO như các ngành khác... Trân trọng.
Bạn Quang Đạt (Hà Nội) hỏi: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được làm gì trong hoạt động xuất bản khi Việt Nam gia nhập WTO ?

Trả lời: Câu hỏi của bạn Nguyễn Thông và Quang Đạt có nội dung trùng nhau tôi xin trả lời chung cho câu hỏi của bạn như sau:

- Theo cam kết của VN khi gia nhập WTO, VN chỉ mở cửa cho nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phát hành XBP.

- Cụ thể: từ ngày 1/1/2009 tổ chức, cá nhân nhân nước ngoài được quyền nhập khẩu XBP vào VN, được quyền phân phối XBP (trừ sách). Muốn phân phối sách, doanh nghiệp nước ngoài phải thông qua một doanh nghiệp VN có chức năng phân phối sách.

Mai Thu Thanh -Hà Nội:
Trong thời gian qua, vấn đề đặt Logo của đối tác liên kết xuất bản tại bìa 1 cùng với tên nhà xuất bản đã được đề cập đến nhiều lần. Vậy, quan điểm của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này như thế nào?

Trả lời: Điều 26 Luật Xuất bản, đã quy định cụ thể những thông tin bắt buộc phải ghi trên xuất bản phẩm, trong đó bìa 1 chỉ ghi tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản vì đây là sản phẩm mà nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm chính về nội dung xuất bản phẩm. Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xuất bản trình quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 3 phương án điều chỉnh Điều 26 theo hướng: Quy định các thông tin phải ghi tại bìa 1 và trang cuối sách tạo sự thống nhất của một cuốn sách và phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra theo quy định pháp luật về xuất bản, còn các thông tin khác của Điều 26 Luật Xuất bản sẽ giao cho Chính phủ quy định hoặc Giám đốc nhà xuất bản quyết định.
 
Le Van Thieu- : Chào ngài Thứ trưởng! Tôi là Việt kiều đang sống tại Đài Loan, được biết Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tôi muốn về nước đầu tư nhà máy in để sản xuất, kinh doanh nhưng lại thấy Việt nam khi gia nhập WTO chưa cam kết vấn đề này ?

Trả lời:  Tuy chưa cam kết đối với WTO trong lĩnh vực hoạt động in xuất bản phẩm nhưng thực chất Việt Nam đã cho phép nước ngoài vào đầu tư sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề trong lĩnh vực này, như: in bao bì, tem, nhãn hàng hóa chất lượng cao, các sản phẩm là catalog, poster. Hiện nay, có gần 100 doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động in các sản phẩm trên tại Việt Nam.

Nếu ông có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực in thì nên đầu tư vào lĩnh vực in bao bì, tem, nhãn hàng hoá... như tôi đã nói ở trên. 

Nguyễn Hoài Nam-Hà Nội: 1.Thưa Thứ Trưởng: Có ý kiến cho rằng, hàng năm Nhà nước đã chi nhiều tỷ đồng để đặt hàng xuất bản phẩm, nhưng hiệu quả không cao? Số tiền không lớn, nhưng nhiều nhà xuất bản hoặc cơ quan thực hiện; không đầu tư để đặt hàng được những bộ sách có giá trị. Vậy theo Thứ trưởng đánh giá về vấn đề này như thế nào? 2.Thưa Thứ trưởng: Hiên nay cả nước có gần 60 nhà xuất bản, trong đó có nhiều nhà xuất bản hoạt động không hiệu quả, doanh thu đạt thấp, đời sống của người lao động gặp khó khăn; không ít nhà xuất bản không tự làm sách mà chỉ bán “ giấy phép. Trong khi đó tiếp tục có nhiều địa phương, đơn vị lại xin phép thành lập nhà xuất bản. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này, ý kiến của Thứ trưởng giải quyết như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi đã thể hiện sự quan tâm đến hoạt động xuất bản nhưng nhận định của bạn như trên là chưa thật đầy đủ. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hàng năm Nhà nước dành 7 tỷ đồng để đặt hàng xuất bản hàng triệu bản sách các loại, trong đó có nhiều đầu sách có giá trị như: “Tổng tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX”, “Sử thi Tây Nguyên", "Các tác phẩm đoạt giải Hồ Chí Minh”....

Thời gian qua, liên bộ Tài chính-Văn hóa Thông tin đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra sách đặt hàng ở một số đơn vị, kết quả cho thấy sách đặt hàng của Nhà nước được chuyển giao đầy đủ đến cơ sở và được khai thác phục vụ, phát huy hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, việc một số đề tài sách đặt hàng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của cơ sở. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đang cùng Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện đạt hàng xuất bản phẩm theo yêu cầu nhiệm vụ mới.

Ý thứ 2: Thực tế hiện nay, một số nhà xuất bản hoạt động đang gặp khó khăn nhưng trước xu thế phát triển của xã hội, không thể không cho phép thành lập nhà xuất bản mới vì điều này đã được quy định cụ thể tại Luật Xuất bản. So với các nước trong khu vực, số lượng các nhà xuất bản Việt Nam không phải là nhiều.

Trong thời gian tới, việc xem xét cho phép thành lập nhà xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ căn cứ vào các quy định pháp lý đồng thời phải phù hợp với quy hoạch phát triển của từng bộ, ngành, địa phương trên cơ sở đề án thành lập nhà xuất bản đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trần Văn Trường-Hoàng Mai, Hà Nội: Thưa ông, có phải hiện nay tỷ lệ xuất bản sách chủ yếu là do tư nhân làm, nhà xuất bản chỉ là nơi để cấp phép? Nếu có để ra sai phạm thì trước tiên là tư nhân thiệt hại? Nếu đúng như thế tại sao ông không đề xuất cho thành lập nhà xuất tư nhân có phải tăng phần quyền và trách nhiệm cho tư nhân?

Trả lời: Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau:

Có thể nói, trong Luật Xuất bản năm 2004 đã mở ra cơ hội cho các thành phần tham gia liên kết với nhà xuất bản để xuất bản sách, đây là điều mới. Tỷ lệ đầu sách, số lượng sách ngày càng phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu công chúng. Tất nhiên, việc giữa tư nhân liên kết với nhà xuất bản để thực hiện các hoạt động xuất bản hoàn toàn khác với nhà xuất bản tư nhân. Vì tư nhân liên kết với nhà xuất bản, thì giám đốc nhà xuất bản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cuốn sách. Còn vì sao không có nhà xuất bản tư nhân, hay không thành lập nhà xuất bản tư nhân, thì điều 11 Luật Xuất bản 2004 đã xác đinh: "Đối tượng được thành lập nhà xuất bản bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản".

Về thực tiễn, Luật Xuất bản 2004 đã thực sự cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện cho cá nhân được tham gia vào cả 3 khẩu trong hoạt động xuất bản (xuất bản, in, phát hành). Điều 20 của Luật Xuất bản cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và cá nhân có đăng ký kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế được phép tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm.

Trong những năm qua, 1 số công ty tư nhân, nhà sách tư nhân đã tham gia xuất bản hiệu quả, có thương hiệu, uy tín ngày càng phát triển.

Như vậy, với 2 cơ sở pháp lý và thực tiễn như tôi đã nói ở trên đã giải thích cho câu hỏi của bạn.

 
Nguyễn Thông-Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh:
Xin ông vui lòng cho hỏi bao giờ ngành xuất bản của Việt Nam mới hội nhập với thế giới? có phải ngành xuất bản không cần quan tâm đến việc gia nhập vWTO như các ngành khác... Trân trọng. Bạn Quang Đạt (Hà Nội) hỏi: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được làm gì trong hoạt động xuất bản khi Việt Nam gia nhập WTO ?

Trả lời: Câu hỏi của bạn Nguyễn Thông và Quang Đạt có nội dung trùng nhau tôi xin trả lời chung cho câu hỏi của bạn như sau:

- Theo cam kết của VN khi gia nhập WTO, VN chỉ mở cửa cho nước ngoài tham gia vào lĩnh vực phát hành XBP.

- Cụ thể: từ ngày 1/1/2009 tổ chức, cá nhân nhân nước ngoài được quyền nhập khẩu XBP vào VN, được quyền phân phối XBP (trừ sách). Muốn phân phối sách, doanh nghiệp nước ngoài phải thông qua một doanh nghiệp VN có chức năng phân phối sách.

Hung-SG: Xin Thứ tưởng cho biết quan điểm về độc quyền xuất bản sách giáo khoa? Lọi gì, hại gì và lộ trình xóa bỏ độc quyền. Cám ơn Thứ trưởng đã trả lời.

Trả lời: Việc xuất bản sách phải trải qua 3 công đoạn: xuất bản, in, phát hành.

Về xuất bản sách giáo khoa: phải hiểu theo tính đặc thù của hoạt động xuất bản. Vì tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản. Hơn nữa, theo quy định của Luật Giáo dục (Điều 29) cả nước dùng chung một bộ sách giáo khoa. Do vậy, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản sách giáo khoa là nhiệm vụ chủ yếu của nhà xuất bản và cũng phù hợp với các quy định của pháp luật. Về in sách giáo khoa đã được Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai trong toàn quốc (gần 100 cơ sở in tham gia đấu thầu). Về phát hành sách giáo khoa hiện được phát hành chủ yếu qua các công ty sách thiết bị trường học tỉnh thành phố.

Tuy nhiên, trong ba khâu trên, thì khâu phát hành cần phải xem xét đổi mới nhưng việc đổi mới này cần có lộ trình, tránh sự xáo trộn không cần thiết.

Truong Xuan Thuyen-240 tran phu da nang: Day la van de do Quoc hoi thong qua: 1/ Nganh XB-I-PH nam o Bo TTTT e rang khong thuan chuyen mon bang o Bo VHTT-DL-TDTT? 2/ Trong Luat xuat ban co chuc danh Tong bien tap, thuc te 55 NXB chi vai nha co chuc danh nay. Nen chang hieu ngam Giam doc NXB cung la TBT. Bo chuc danh TBT trong Luat va nha nao xet thay can thiet thi them PGD phu trach noi dung, nhu vay nham cu the trach nhiem lanh dao NXB hon? Xin Thu truong cho biet y kien ca nhan cua minh, xin cam on!

Trả lời: Trước hết, việc sắp xếp tổ chức, lĩnh vực thuộc Bộ, ngành nào do sự sắp xếp của Chính phủ và điều quan trọng là tổ chức bộ máy đó có quản lý tốt được hay không. Trước đây, ngành xuất bản thuộc Bộ Văn hóa Thông tin nay đưa về Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi nghĩ nó phụ thuộc vào năng lực, trình độ bộ máy được bộ đó phân công. Thực tế, tổ chức bộ máy của một ngành là đáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành đó. Trước đây xuất bản, in ấn, phát hành thuộc ngành Văn hóa cũng đã phát huy tốt vai trò của mình trong lĩnh vực này, thì chắc chắn nay thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sẽ được thực hiện tốt.

Luật Xuất bản quy định có chức danh giám đốc và chức danh Tổng biên tập. Có nhà xuất bản Giám đốc kiêm tổng biên tập. Có nhà xuất bản chức danh tổng biên tập giao cho PGĐ, tôi nghĩ việc thực hiện theo đúng luật quy định. Do vậy giám đốc kiêm Tổng biên tập hay Phó giám đốc kiêm Tổng biên tập cũng đều có thể thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
 
Hoai Anh-Ha Noi: Việc in vàng mã hiện nay rất tràn lan, có loại vàng mã phục vụ tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân, nhưng cũng có loại vàng mã thuộc loại mê tín dị doan. Bộ Thông tin và truyền thông đã có cách gì để quản lý các sản phẩm này?

Trả lời: Trước năm 2007, việc in vàng mã do nhu cầu của nhân dân, Chính phủ chưa có quy định cụ thể nào về việc in và tiêu thụ sản phẩm này, nên tình trạng in các loại vàng mã tràn lan là điều dễ hiểu.

Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm trong đó có hoạt động in vàng mã, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Thông tư hướng dẫn cụ thể về vấn đề này: các sản phẩm in là vàng mã không có nội dung vi phạm các điều cấm có liên quan theo quy định của pháp luật, ví dụ Pháp luật về Quảng cáo và Pháp luật về Xuất bản. Trong Thông tư hướng dẫn đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông xem xét xác nhận việc đăng ký loại vàng mã được in, điều này trước kia chưa làm được.

Xin lưu ý các Sở Thông tin và Truyền thông chỉ xác nhận việc in vàng mã chứ không xác nhận việc làm đồ mã và không cấp phép in vàng mã.

Vũ Hoài Nam- 25 tuổi-Hà Nội: Thưa Thứ trưởng hiện nay nhiều công ty PHS đã tiến hành cổ phần hóa, xin Thứ trưởng cho biết ai sẽ đưa sách đến đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn và Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp gì để đồng bào dân tộc ở các vùng trên được hưởng thụ văn hoá đọc?

Trả lời: Tính cho đến nay có 42 doanh nghiệp PHS nhà nước đã cổ phần hóa xong, các hoạt động sản xuất kinh doanh do Hội đồng Quản trị và cổ đông quyết định để bảo đảm kinh doanh có lãi và phục vụ nhiệm vụ chính trị. Trong thực tế nhiều đơn vị có xu hướng chỉ đầu tư kinh doanh những mặt hàng và hoạt động mang lại lợi nhuận cao, xa rời việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cung cấp XBP cho mọi đối tượng tại địa phương.

Để đưa sách đến đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn ngành PHS phải chuyển đổíiang mô hình sự nghiệp có thu như Trung tâm: PHS Yên Bái, Văn hóa-Điện ảnh Cao Bằng, PHS-VHP Lai Châu, PHS Bạc Liêu, Văn hóa Tổng hợp An Giang …

Tuy nhiên, các đơn vị trên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về mặt bằng, vốn, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách nên còn nhiều khó khăn và hạn chế trong hoạt động phục vụ nhu cầu về văn hóa đọc cho nhân dân địa phương. Sắp tới nhà nước nghiên cứu mô hình PHS công ích để cung cấp xuất bản phẩm cho các địa phương khó khăn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Nhà nước có một số chương trình tài trợ, hỗ trợ cho việc đưa sách đến đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn như sau:

Một là, chương trình chuyển giao sách tài trợ theo Quyết định số 21/TTg của Thủ tướng Chính phủ có mức kinh phí hơn 6 tỷ đồng/ năm để mua sách (trung bình mua được khoảng 1,28 triệu bản sách) cấp phát cho 9.000 trường phổ thông gặp nhiều khó khăn.

Hai là, dự án“cấp sách cho các Thư viện huyện miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa” theo Chương trình tài trợ mục tiêu Quốc gia về văn hóa của Thủ tướng Chính phủ hàng năm cung cấp gần 400.000bản sách trị giá 9,5 tỷ đồng cho các thư viện vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn.
 
Ba là, Ngân sách Nhà nước cấp 1,6 tỷ đồng/năm để trợ cước vận chuyển sách và văn hóa phẩm lên miền núi cho một số đơn vị trong ngành PHS.

Bốn là, chương trình cung cấp sách cho 8.000 Bưu điện Văn hóa xã trên toàn quốc, điểm mới mở được cấp 1.000.000 đồng mua sách/điểm, các điểm cũ hàng năm bổ sung mua sách 500.000 đồng/điểm/năm, hiện nay tăng lên 1.00.000 đồng/điểm/năm.

Năm là, chương trình 135 của Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các xã gặp nhiều khó khăn, trong đó có địa phương trích một phần để mua sách cấp phát.

Sáu là, kinh phí tài trợ xuất bản sách cho đồng bào dân tộc thiểu số được giao cho NXB Văn hóa dân tộc thực hiện hàng năm.

Bảy là, dự án sản xuất và cung cấp sách, văn hóa phẩm và băng hình cho cơ sở hàng năm của Bộ Văn hóa và thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Nguyễn Hà Anh Tuấn-Q. Thanh Xuân, Hà Nội: Người ta có câu " Lập thân tối kị văn chương" để ám chỉ một phần về việc có thể làm giầu bằng nghề viết hay không.Chính sách nhuận bút hiện nay cho thấy những điểm bất hợp lý đối với những người làm công tác sáng tác. Chẳng hạn, một cuốn sách viết ra, in khoảng 1000 bản in, thì tác giả hoặc tập thể tác giả được hưởng 10% nhuận bút phát hành (khung nhuận bút gioa động từ 5-12%), khi sách ra, NXB chiết ngay 10% gọi là tiền thuế thu nhập. Như vậy, một cuốn sách, chẳng hạn có giá thành 60.000 đồng, thì tác giả/tập thể tác giả của nó chỉ được hưởng có 5,4 triệu đồng cho một công trình mà đề " khai sinh" ra nó, nó sẽ phải "thai nghén" hàng năm, thậm chí nhiều năm, dành nhiều thời gian cho viết, chỉnh sửa, in bản thảo, gửi bản thảo. Theo Bộ TT&TT, chính sách nhuận bút đối với sách đọc(nhất là sách tham khảo, giáo trình, tài liệu, sách văn học...) như hiện nay có đủ khuyến khích sự sáng tạo của người viết để tạo ra các công trình có chất lượng cao hay không? Trong thời gian tới, Bộ có kiến nghị với Nhà nước trong việc hạn chế tình trạng in lậu, in nhái và tình trạng lộn xộn của công tác xuất bản, bản quyền hiện nay?

Trả lời: Trước hết bạn cần sửa lại câu châm ngôn đó cho đầy đủ là “Lập thân tối hạ thị văn chương”.

- Về chế độ nhuận bút, hiện nay trong ngành XB có hai cách tính nhuận bút:

+ Nghị định số 61/NĐ-CP của Chính phủ quy định cách tính nhuận bút là tỉ lệ phần trăm x giá bán 01 cuốn x với tổng số sách xuất bản

Ví dụ: 10% x 60.000 đ/cuốn x 1.000 cuốn = 6.000.000 đ

+ Tuy nhiên để khuyến khích những tác giả sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao và đối với những tác giả có uy tín, các NXB thường áp dụng phương thức trao đổi để đi đến thỏa thuận theo một số tiền nhất định: ví dụ 20.000.000 đ, 30.000.000 đ / một bản thảo sách

- Hiện tại rất ít nhà văn làm giàu bằng tiền nhuận bút viết sách, nhưng cũng có một số nhà văn có thu nhập tương đối cao bằng nhuận bút viết sách nếu có nhiều tác phẩm có chất lượng được xuất bản với số lượng lớn.

- Để góp phần lập lại trật tự trong hoạt động xuất bản, chống tình trạng in lậu, vi phạm bản quyền...Bộ TT-TT đang xúc tiến một số công việc:

+ Đề nghị Chính phủ kiến nghị với Quốc hội sửa đổi LXB năm 2004, trong đó có 03 điều xử lý vi phạm trong lĩnh vực XB, lĩnh vực in XBP và lĩnh vực Ph/hành XBP theo hướng cụ thể hóa những hành vi vi phạm để dễ xử lý, áp dụng chế tài xử phạt vi phạm về bản quyền tác giả (có thể tới mức cao nhất là 100.000.000đ, tịch thu tang vật, rút giấy phép hành nghề), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

+ Phối hợp với Bộ Công an xây dựng Thông tư liên Bộ về chống in lậu, sẽ ban hành văn bản này trong năm 2008.

Hoàng Bích-Hà Nội: Thưa Thứ trưởng, Luật Xuất bản 2004 đã đi vào cuộc sống được gần 3 năm và đã thực sự giao quyền tự chủ cho các nhà xuất bản hay chưa, và nhà xuất bản đã cảm thấy mình "tự chủ" theo Luật? qua đó có hay không việc Giám đốc Nhà xuất bản tức chủ một doanh nghiệp nhà nước lại được quyền "cấp phép" cho tư nhân xuất bản hay nói cách khác là bán con dấu. Và liệu rằng, Luật chỉ để tạo điều kiện cho Giám đốc NXB bảo kê cho "xuất bản tư nhân" hoành hành để rồi nạn in lậu, tăng giá sách tuỳ tiện, đạo sách,luộc sách, sách thật-giả lẫn lộn đã trở nên phổ biến, còn nhà xuất bản vẫn kêu đói???
Trả lời: - LXB năm 2004 đã thực sự đi vào cuộc sống được gần 3 năm, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động xuất bản phát triển. Theo đánh giá của công luận, LXB đã quán triệt được quan điểm đổi mới và cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, giao quyền cho Giám đốc NXB chủ động trong công tác xuất bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Một số NXB đã từng bước thích nghi với cơ chế quản lý mới, đạt hiệu quả sản xuất-kinh doanh cao, tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và cải thiện đời sống cán bộ, CNVC.

- LXB là cơ sở pháp lý quan trọng để mọi người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản thực thi theo pháp luật. Không thể nói Luật Xuất bản tạo điều kiện cho Giám đốc NXB bảo kê cho “xuất bản tư nhân” hoành hành, nạn in lậu, tăng giá sách tùy tiện, đạo sách, luộc sách như bạn nêu... Sở dĩ có tình trạng trên là do quản lý không chặt chẽ những sai phạm như đã nêu trên.

- Nói cấp phép xuất bản là cách nói không chính xác theo qui định của luật Xuất bản vì Giám đốc nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm về xuất bản phẩm của mình.

- Việc tăng giá sách quá cao sẽ làm bạn đóc từ chối tiêu thụ. Đó là cách làm không phù hợp với cơ chế thị trường.

Trần Anh Phương-Hà Tây: Có ý kiến cho rằng có sự chồng chéo các lĩnh vực xuất bản giữa các nhà xuất bản hiện nay và rất cần thiết phải phân loại rõ ràng các lĩnh vực đối với từng nhà xuất bản. Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về việc này? Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì đối với kế hoạch sản xuất của các nhà xuất bản? Làm gì để nâng cao văn hoá đọc?
Trả lời:  Việc phân định rõ tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của từng nhà xuất bản là một việc làm cần thiết, vì có như vậy mới định hướng được mục tiêu phát triển, nâng cao tính chuyên nghiệp của từng nhà xuất bản trong việc tổ chức đầu tư, khai thác những đề tài có giá trị để xuất bản, phục vụ bạn đọc.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai việc cấp lại giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản. Để việc cấp lại giấy phép này đúng Luật và phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét lại tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của từng nhà xuất bản trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản nhà xuất bản.

- Đối với chính sách hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động xuất bản đã được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Xuất bản. Riêng với kế hoạch sản xuất, đây là vấn đề tự chủ của các nhà xuất bản. Tuy nhiên hàng năm, trên cơ sở kế hoạch đề tài của các nhà xuất bản đăng ký, nhà nước sẽ thực hiện đặt hàng từng xuất bản phẩm để chuyển giao đến các địa chỉ cụ thể phục vụ các đối tượng mà nhà nước cần quan tâm như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…. Năm 2007, nhà nước dành 7 tỷ đồng đặt hàng 22 nhà xuất bản; năm 2008, nhà nước dành 7,5 tỷ đồng đặt hàng 20 nhà xuất bản.

- Vấn đề nâng cao văn hoá đọc đang là vấn đề được xã hội quan tâm, để làm được việc này không chỉ một mình ngành xuất bản làm được mà cần đến sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ của toàn xã hội. Bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá, định hướng của các cơ quan quản lý thì một yếu tố quan trọng là các nhà xuất bản phải có những cuốn sách hay phù hợp với thị hiếu bạn đọc hướng mọi người tới chân, thiện, mỹ, có như vậy mới thu hút được bạn đọc đến với sách.

Nguyen Ngoc Ly-TP.HCM:  Thưa Thứ trưởng, hiện nay có thông tin về Việc Bộ sẽ thắt chặt quản lý đối với lĩnh vực xuất bản, cụ thể là sẽ thu hồi giấy phép đối với các xuất bản phẩm cho tư nhân núp Bóng, ý kiến của Thứ trưởng về việc này như thế nào?

Trả lời: Điều 20 LXB cho phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành XBP và tổ chức có tư cách pháp nhân được liên kết với NXB để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng XBP.

- Việc xuất bản sách đã được giao cho GĐ các NXB, Bộ TT-TT không cấp phép xuất bản cho tư nhân nên không thu hồi giấy phép xuát bản sách.

- Nếu trong quá trình liên kết xuất bản, tư nhân không thực hiện đúng những quy định trong hợp đồng, thì GĐ NXB có quyền thu hồi quyết định xuất bản đã cấp cho tư nhân

LTS: Trong vòng gần 3 tiếng đồng hồ, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn đã trả lời liên tục được khá nhiều câu hỏi, thắc mắc của người dân liên quan tới chủ đề xuất bản và phát hành sách. Tuy nhiên do thời gian có hạn, nên  cuộc  trả lời trực tuyến kết thúc vào lúc 11h45 phút. Những ý kiến của độc giả và người dân chưa thể trả lời hết, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn và các Cục trưởng, Vụ trưởng liên quan sẽ trả lời sau qua e-mail hoặc văn bản.
 
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của các độc giả, người dân đã dành cho cuộc trả lời trực tuyến ngày hôm nay.
  • Bộ Thông tin & Truyền thông
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;