221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1056017
Trực tuyến: Hướng tới một ngành bưu chính VN năng động!
1
Article
null
Trực tuyến: Hướng tới một ngành bưu chính VN năng động!
,

“Hướng tới một ngành bưu chính Việt Nam năng động” là chủ đề của cuộc đối thoại trực tuyến tiếp theo của lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT), thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, đã bắt đầu lúc 9h sáng nay, 29/4/2008.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đang trả lời trực tuyến với chủ đề: “Hướng tới một ngành bưu chính Việt Nam năng động”. (Ảnh: Đinh Hằng)
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đang trả lời trực tuyến với chủ đề: “Hướng tới một ngành bưu chính Việt Nam năng động”. (Ảnh: Đinh Hằng)

Trong thời gian qua, để tạo điều kiện cho ngành bưu chính Việt Nam đổi mới và phát triển, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách mở cửa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh cho các DN cùng tham gia cung ứng dịch vụ, phân tách minh bạch nghĩa vụ cung ứng dịch vụ công ích với hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu. Ngành bưu chính VN cần tiếp tục có những định hướng, chính sách phù hợp để một mặt đảm đương được sứ mệnh cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã hội theo yêu cầu của nhà nước, mặt khác nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế phát triển hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ TT-TT mong muốn, thông qua buổi trả lời trực tuyến này, sẽ nhận được những ý kiến tham vấn, những đề xuất, kiến nghị đối với công tác quản lý để ngành bưu chính Việt Nam năng động phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế.

Buổi trả lời trực tuyến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ đồng thời cũng được truyền trên các phương tiện truyền thông của Bộ như: báo điện tử ICTnews, báo điện tử VietnamNet, trang tin điện tử VTC... Buổi trả lời trực tuyến kéo dài đến 12h00. Xin kính mời quý độc giả quan tâm đặt câu hỏi trực tiếp với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng tại địa chỉ http://giaoluu.mic.gov.vn/ hoặc qua các báo điện tử ICTnews tại địa chỉ ictnews.vn và VietnamNet tại địa chỉ vietnamnet.vn. Sau đây xin mời Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chủ trì buổi trả lời trực tuyến hôm nay.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng:

Xin chào quý vị độc giả, cho đến thời điểm này, tôi đã nhận được trên 50 câu hỏi, tập trung vào các lĩnh vực nhưbưu chính, viễn thông, internet.Để tập trung vào chủ đề “Hướng tới một ngành bưu chính Việt Nam năng động” tôi xin trả lời tập trung vào những vấn đề chính như sau: các chính sách phát triển bưu chính, các quy định về cấp giấy phép bưu chính, hoạt động hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp, các vấn đề về nghĩa vụ công ích, về tem bưu chính, về quản lý chất lượng, giá cước dịch vụ, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bưu chính...

   1. Câu hỏi: (anh vũ-Giồng Riềng - Kiên Giang): Xin chào ông! tôi hiện đang là một nhân viên Bưu điện, tôi cũng như nhiều nhân viên đang rất quan tâm đến tương lai của ngành. Xin ông có thể cho biết một số định hướng cơ bản của ngành trong thời gian sắp tới và hình ảnh của một Bưu điện Việt Nam trong trí tưởng tượng của ông trong tương lai sẽ như thế nào? Xin cám ơn ông!
     
Trả lời:

      Xin cảm ơn bạn. Trước hết có thể khẳng định trong tương lai, bưu chính sẽ là ngành kinh tế độc lập, bên cạnh đảm bảo các dịch vụ công ích truyền thống như ngân hàng, tài chính, đặc biệt ngân hàng di động, logistic, thương mại điện tử sẽ là các dịch vụ chính của bưu chính trên cơ sở ứng dụng CNTT.
  
Có thể nói tương lai của bưu chính là một ngành bưu chính điện tử, tất nhiên để đạt mục tiêu cần có nỗ lực của nhiều phía, đặc biệt chính phủ và doanh nghiệp, về phía nhà nước, cần chỉ đạo mạnh đổi  mới mô hình hoạt động của bưu chính việt nam, chia tách thành công bưu chính với viễn thông. Nhà nước cần quy định rõ các điều kiện cần thiết như thời gian chuyển đổi, và nhiều cơ chế khác, đảm bảo nhiều nhiệm vụ.

Hướng tới mục tiêu kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả, giảm dần và tiến tới chấm dứt nhận hỗ trợ của nhà nước sau time chuyển đổi. nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý hướng tới cạnh tranh, khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ bưu chính.

Về phía tổng cty bưu chính Việt Nam, cần đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động theo định hướng kinh doanh, lấy khách hàng làm trung tâm. Đặc biệt quan tâm tới nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, coi cntt là trọng tâm, hướng tới xây dựng bưu chính vn là bưu chính điện tử.

   2. Câu hỏi: (Chau Long-Pho Nguyen Du, Ha Noi): Kính chào ông Thứ trưởng, Bưu chính có dịch vụ chuyển phát nhanh EMS, cước phí tuy hơi cao nhưng đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời đại mới. Tôi được biết, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông lập một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ này, nhưng hiệu quả kinh doanh ngày một sa sút, do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty chuyển phát nhanh quốc tế và các bưu điện địa phương. Xin ông Thứ trưởng cho biết sự cạnh tranh này có lành mạnh không? Nếu không, xin ông Thứ trưởng cho biết biện pháp chấn chỉnh để Bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh bưu điện phát triển lành mạnh.

Trả lời:

 
Trước tiên có thể khẳng định chủ trương của Bộ là khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, của khách hàng. Với sự phát triển ngày càng nhanh của các doanh nghiệp chuyển phát trong nước vµ quốc tế thì cạnh tranh là xu hướng tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp phải thích nghi. Giữ uy tín với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc không ngừng cải thiện chất lượng dịch vu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và CNTT trong hoạt động khai thác, quản lý và đặc biệt là thay đổi về tư duy cạnh tranh, định hướng thị trường ... là những việc, mà theo tôi, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát/chuyển phát nhanh phải quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Công ty cổ phần CPN Bưu điện cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

   3. Câu hỏi: (Cán bộ Sở-Sở TT&TT): 1. Xin thứ trưởng cho một vài đánh giá về thực trạng nhân lực tại Bộ TT&TT. Những yếu tố Thứ trưởng tâm đắt nhất. 2. Thực trạng Bưu chính việt nam đang do VNPT có thị phần chi phối song sức cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác đang làm VNPT mất dần thị trường là khách hàng. Lĩnh vực Bưu chính có lẽ là nội dung không cần phải đầu tư, không cần chỉ đạo quản lý nhiều mà tự thân nó sẽ phát triển và điều chỉnh cho phù hợp. Quá trình điều tiết thị trường do doanh nghiệp thực hiện. Ai nhanh hơn sẽ thắng. vì Bưu chính cũng giống như ngành vận tải. Vậy nên về cơ chế tôi nghĩ không có gì cần bàn. 3. Nhiều Sở TT&TT hiện nay đang xây dựng phòng nghiệp vụ Bưu chính - Viễn thông. Quanh năm mấy cán bộ bưu chính chẳng có việc gì làm, phòng BCVT nhưng báo cáo tháng, quý năm,... chủ yếu là công việc của bộ phận viễn thông. Việc này đang tồn tại sự lãng phí về nhân sự và tài chính. Một tồn tại nữa là lãnh đạo phòng có chuyên ngành bưu chính thì chẳng hiểu gì về viễn thông nên chỉ đạo không sát

     Trả lời:


Về cơ bản nguồn nhân lực của Bộ hiện nay đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước. Bộ luôn coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức.

      Tuy nhiên, chế độ ưu đãi cán bộ, công chức hiện nay còn bất cập, chưa tạo ra sự yên tâm công tác cho cán bộ công chức. Đây là vấn đề chung mà Chính phủ cần quan tâm xử lý trong thời gian tới.

      Ý kiến của bạn về phòng nghiệp vụ là chưa chính xác, việc phân cấp cho Sở quy định trong Nghị định số 128/2007/NĐ-CP, Chính  phủ đã phân cấp cho các Sở TTTT thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và xác nhận việc thông báo kinh doanh dịch vụ chuyển phát cho các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trong phạm vi nội tỉnh. Ngoài ra, các Sở có chức năng quan trọng trong việc thanh tra, kiểm tra và  giám sát việc thực hiện pháp luật về bưu chính tại địa bàn trên mọi phương diện.

      Hiện nay, Bộ đang tiếp tục nghiên cứu những phạm vi phân cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho Sở trong hoạt động quản lý cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Sở. Do đó việc tổ chức các phòng ban sao cho hợp lý, hiệu quả là nhiệm vụ của các Sở, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trên địa bàn do Sở quản lý.
  
   4. Câu hỏi: (Ngô Tuấn Anh-Quỳnh Lưu - Nghệ An): Hiện nay Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đã và đang tiến hành đổi mới mô hình quản lý và sản xuất Bưu chính - Viễn thông, trong đó trọng tâm là chia tách hoạt động Bưu chính và Viễn thông. Đây là một chủ trương đúng, tuy nhiên, trong điều kiện Việt nam hiện tại như vậy có đảm bảo được rằng, Bưu chính sẽ đứng vững không? Đứng về mặt nhà nước - quản lý Vĩ mô, Bộ TT - TT sẽ có cơ chế hỗ trợ Bưu chính như thế nào? và hỗ trợ được trong bao lâu? Xin cảm ơn Thứ trưởng.

      Trả lời:

      Cảm ơn bạn đã cùng quan điểm với Nhà nước về chủ trương đúng đắn của việc chia tách giữa bưu chính và viễn thông. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay: sản lượng dịch vụ bưu chính bình quân đầu người còn thấp và yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao, thêm vào đó là những yếu tố khách quan và chủ quan bất lợi khác mà Bưu chính Việt nam đang gặp phải thì những khó khăn trong thời kỳ đầu chia tách với viễn thông là khó tránh khỏi.

      Để hỗ trợ Bưu chính Việt Nam ổn định và phát triển, Nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp và cơ chế hỗ trợ chủ yếu như sau:

      1)      Đầu tư đủ vốn cho Bưu chính Việt Nam để hình thành mạng bưu chính công cộng hiện đại, hoạt động hiệu quả.

      2)      Tạo điều kiện để Bưu chính Việt Nam thực hiện lộ trình sắp xếp, hợp lý hoá mạng lưới, lao động để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

      3)      Bưu chính Việt Nam có ngành nghề chính là kinh doanh dịch vụ bưu chính, song Nhà nước cũng tạo điều kiện, cho phép doanh nghiệp kinh doanh nhiều dịch vụ khác để kết hợp khai thác mạng bưu chính công cộng, nâng cao thu nhập của người lao động.

      4)      Trong quá trình chia tách tài sản, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có sự thống nhất cao trong chỉ đạo về việc bàn giao mặt bằng kinh doanh cho Bưu chính Việt Nam để hình thành các bưu cục, điểm giao dịch bưu chính thuận lợi.

      5)      Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp được Nhà nước đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Đề án cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, bù đắp chi phí cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

      Các hình thức hỗ trợ Bưu chính Việt Nam để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chủ yếu là: tài trợ trực tiếp, quy định dịch vụ dành riêng, điều chỉnh cước dịch vụ bưu chính công ích,… Trong những năm đầu chia tách, hình thức tài trợ trực tiếp là rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định chất lượng dịch vụ bưu chính công ích.

      Tất cả các giải pháp trên đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động của Bưu chính Việt Nam, sớm chấm dứt bao cấp trực tiếp của nhà nước trong lĩnh vực bưu chính. Về thời gian hỗ trợ, theo kinh nghiệm ở một số nước thì sau khi bưu chính tách khỏi viễn thông, doanh nghiệp bưu chính cần được Nhà nước hỗ trợ khoảng 5 năm. Đây là khoảng thời gian cần thiết cho doanh nghiệp bưu chính thực hiện các giải pháp chuyển đổi để tự cân đối thu chi duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng. Đối với Bưu chính Việt Nam, sau khi chia tách với viễn thông cũng hướng tới mục tiêu sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp của nhà nước và thời hạn cụ thể phải được xem xét phù hợp với thực tế của đất nước. Trong vấn đề này, theo tôi, kinh nghiệm quốc tế cần được xem xét vận dụng và là mục tiêu cho Bưu chính Việt Nam.

      Với sự hỗ trợ của Nhà nước và cố gắng, năng động của doanh nghiệp, tôi tin tưởng rằng Bưu chính Việt Nam sẽ ổn định và phát triển tốt trong tương lai.

   5. Câu hỏi: (Duy Anh-): Tại sao Bộ Thông tin và Truyền thông năm nay lại tổ chức nhiều giao lưu trực tuyến như vây? Tôi thấy các cuộc giao lưu của Bộ với người dân và doanh nghiệp là rất tốt, tuy nhiên việc giao lưu trực tuyến có chất lượng chưa tốt, các câu hỏi trả lời đều chưa rõ ràng, một số điểm còn chưa thỏa đáng. Tôi kính mong Bộ hãy tập trung vào việc nâng cao chất lượng hơn là tổ chức quá nhiều cuộc giao lưu trực tuyến.

      Trả lời:

      Bộ TT&TT được Chính phủ giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Internet, Tần số vô tuyến điện, báo chí, xuất bản...Việc tổ chức các buổi giao lưu trả lời trực tuyến về các lĩnh vực này nhằm: tăng cường sự tuyên truyền đến người dân và doanh nghiệp hoạt động quản lý của Bộ và chính sách phát triển của ngành; Tăng thêm kênh giao lưu, đối thoai giữa nguời dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp cũng như phản ánh của xã hội đối với công tác quan lý nhà nước của Bộ;

      Qua 3 lần trả lời trước nhìn chung được dự luận đánh giá cao, Bộ đã tập trung trả lời cơ bản những vấn đề mà người dân và doanh nghiệp quan tâm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng không thể trả lời thỏa đáng hết tất cả các câu hỏi, Bộ chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của bạn. Bộ sẽ rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn cho những lần tới.

   6. Câu hỏi: (lê thái sơn-Hải Dương): 1. Hiện nay đối với các dịch vụ bưu chính, viễn thông thì đã có quy định riêng và cụ thể đối với dịch vụ viễn thông công ích nhưng lại chưa có quy định rõ ràng các dịch vụ bưu chính công ích, phải chăng các dịch vụ bưu chính công ích khó phân biệt rạch ròi như viễn thông công ích? 2. Hiện nay Nghị định số 128/2007/NĐ-CP đã ban hành được 8 tháng, nhưng vẫn làm cho các Sở TTTT lúng túng trong việc triển khai do chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị định này vì có một số thủ tục chưa được cụ thể hóa (biểu mẫu cho các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thông báo kinh doanh dịch vụ chuyển phát – không phải chuyển phát thư). 3. Cũng trong Nghị định số 128/2007/NĐ-CP thì doanh nghiệp nào nên đăng ký đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát mà không cần đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và ngược lại, hai loại giấy cấp phép này có những điểm gì là khác biệt giữa chúng?

      Trả lời:

      1. Hiện nay, pháp luật về bưu chính đã có những quy định cụ thể về dịch vụ bưu chính công ích. Tại điều 16 Pháp lệnh BCVT có quy định về dịch vụ bưu chính công ích bao gồm:

      a) Dịch vụ bưu chính phổ cập là dịch vụ bưu chính được cung cấp đến mọi người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

      b) Dịch vụ bưu chính bắt buộc là dịch vụ bưu chính được cung cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

      Căn cứ vào yêu cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bưu chính trong từng thời kỳ, cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quy định cụ thể việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích.

      Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thông qua dịch vụ bưu chính dành riêng và các cơ chế hỗ trợ tài chính khác.
  

      - Quy định về Danh mục bưu chính công ích:

      Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình TTg CP về Đề án Bưu chính Công ích (kèm theo QĐ về dịch vụ bưu chính công ích) với các quy định về Danh mục dịch vụ bưu chính công ích như sau:

      Dịch vụ bưu chính công ích bao gồm dịch vụ bưu chính phổ cập và dịch vụ bưu chính bắt buộc.

      1. Dịch vụ bưu chính phổ cập: Dịch vụ thư cơ bản trong nước và quốc tế (có khối lượng đơn chiếc đến 2 kg).

      2. Dịch vụ bưu chính bắt buộc gồm:

      b) Các dịch vụ bưu chính khác được cung ứng theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh;

      c) Các dịch vụ bưu chính mang tính khẩn cấp nhằm phục vụ công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh;

      d) Các dịch vụ bưu chính bắt buộc khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

      

      2. Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2007/NĐ-CP nhằm điều chỉnh hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ chuyển phát. Một số nội dung Chính phủ phân cấp cho Bộ TTTT cũng như một số nội dung cần hướng dẫn chi tiết hơn để việc áp dụng các quy định của Nghị định được thuận lợi đang được Bộ TTTT nghiên cứu và Bộ cũng đã có kế hoạch ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định này trong thời gian tới đây.

      3. Trong Nghị định số 128/2007/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh dịch vụ chuyển phát, theo đó, nếu để kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư thì doanh nghiệp cần phải được CQQLNN có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi cung ứng dịch vụ trên thị trường. Trường hợp kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hoá thì doanh nghiệp chỉ cần  thông báo cho CQQLNN biết về hoạt động kinh doanh của mình theo quy định.

   7. Câu hỏi: (Nguyễn Thị Lệ Hằng-Đông Hà- Quảng Trị): Thưa thứ trưởng.Tôi xin phép được hỏi thứ trưởng mấy câu như sau: Vừa qua CP ban hành NĐ128 về dịch vụ chuyển phát, có nên chăng là phải tách hướng dẫn về lĩnh vực chuyển phát riêng và lĩnh vực Bưu chính riêng không. Khi nào thì có Luật Bưu chính-Chuyển phát. Thực tế thấy rằng khi ban hành các quy định, chính sách, vấn đề cấp phép...Bộ vẫn chưa phân cấp quản lý cho các Sở, như vậy Sở quản lý rất bị thụ động. Khi nào thì có Quỹ dịch vụ Bưu chính công ích, Quỹ hoạt động như thế nào ?

      Trả lời:

     
 
Việc ban hành Nghị định 128/2007/NĐ-CP là nhằm đáp ứng ngay nhu cầu quản lý dịch vụ chuyển phát trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO cũng như sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Đúng như bạn nói, hiện Bộ đang nghiên cứu xây dựng Luật Bưu chính, chuyển phát để tạo dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, minh bạch điều chỉnh cả 2 dịch vụ trên

      Về việc phân cấp cho Sở: Bộ đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu những phạm vi phân cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho Sở trong hoạt động quản lý cũng như thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Sở. Trong Nghị định 128/2007/NĐ-CP, Chính  phủ đã phân cấp cho các Sở TTTT thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư và xác nhận việc thông báo kinh doanh dịch vụ chuyển phát cho các doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trong phạm vi nội tỉnh. Ngoài ra, các Sở có chức năng quan trọng trong việc thanh tra, kiểm tra và  giám sát việc thực hiện pháp luật về bưu chính tại địa bàn trên mọi phương diện.

      Về quỹ dịch vụ bưu chính công ích: Nội dung này được đề cập tại câu trả lời cho bạn Lâm Đức Anh.

   8. Câu hỏi: (Nguyễn Đức Minh Hoàng - Sở TT&TT TTHuế-): Kính thưa lãnh đạo Bộ. Hiện nay việc triển khai và phổ cập dịch vụ Bưu chính trên địa bàn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Vậy đối với Viễn thông đã có Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích còn Bưu chính thì Bộ có cơ chế, hình thức nào để hỗ trợ không ? Nếu có dịch Quỹ Bưu chính Công ích thì khi nào triển khai và dựa vào tiêu chí nào để xét duyệt vùng được thụ hưởng dịch vụ Bưu chính Công ích.

      Trả lời:

      Như tôi đã trả lời trên, Nhà nước chưa có chủ trương thành lập Quỹ Dịch vụ bưu chính công ích. Trong thời gian tới Nhà nước sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính được đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chủ yếu bằng hai hình thức là trợ cấp trực tiếp và quy định dịch vụ bưu chính dành riêng.

      Do đặc thù hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính khó phân biệt được vùng hưởng thụ dịch vụ (nếu có phân biệt thì cũng rất tốn kém về chi phí quản lý), do đó Bộ Thông tin và Truyền thông chưacó chủ trương phân biệt vùng được cung ứng dịch vụ bưu chính công ích mà Nhà nước chỉ qui định phạm vi dịch vụ, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật dịch vụ bưu chính công ích. Mọi tổ chức và người dân, không phân biệt vùng, đều được hưởng thụ dịch vụ bưu chính công ích mà Nhà nước đã công bố.

   9. Câu hỏi: (Nguyễn Việt Hùng-Hà Nội): Trước khi thực hiện chia tách hoàn toàn Bưu chính ra khỏi viễn thông và thành lập Tổng công ty Bưu chính, Bưu chính Việt Nam (VNPosts) liên tục lỗ luỹ kế? Theo quan điểm của Bộ, đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Liệu yếu tố con người quá dư thừa ( do tuyển quá nhiều con em trong ngành mà hiệu quả lao động kém trong suốt thời gian dài vừa qua) là một trong các nguyên nhân chính của tình trạng Bưu chính thua lỗ như vậy hay không? Trong định hướng tới, Bưu chính cần tập trung vào mảng kinh doanh chính nào để giảm lỗ và tự chủ? Liệu vấn đề tuyển dụng nhân lực cho Bưu chính nói riêng và ngành Thông tin và Truyền thông nói chung có được thực hiện công khai, minh bạch trong thời gian tới (nhất là ở doanh nghiệp BCVT), để thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao cho Ngành? Chính sách lương của Nhà nước làm gì để tuyển dụng và giữ được lao động có trình độ chất lượng cao cho Ngành?

      Trả lời:

      Việc không hạch toán kinh tế độc lập giữa các hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông, theo tôi, đã dẫn đến tình trạng khó xác định các nguyên nhân để có giải pháp khắc phục phù hợp. Vì vậy, việc thành lập VNPost chia tách hoạt động bưu chính độc lập viễn thông là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm tạo cơ hội cho VNPost tự chủ, năng động trong kinh doanh, phát huy hiệu quả mạng  lưới mà Nhà nước đã đầu tư tiến tới kinh doanh có lãi và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay. Trong thời gian tới, bên cạnh việc ‘đổi mới’ các dịch vụ hiện có bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng ... VNPost cần tăng cường việc nghiên cứu và triển khai đồng bộ, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh để có nhiều các dịch vụ mang tính cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.

      Thời gian qua, việc tuyển dụng nhân lực cho bưu chính trong Bộ cũng như ở doanh nghiệp đã được thực hiện công khai minh bạch thông qua việc thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thể có nhiều cơ hội tiếp nhận những lao động có năng lực cho sự nghiệp phát triển ngành bưu chính Việt Nam. Tuy nhiên các cơ chế chính sách đãi ngộ (lương, thưởng,...) nhìn chung còn một số bất cập, cần phải được nhà nước quan tâm điều chỉnh trong thời gian tới.

  10. Câu hỏi: (Dương Hoa-Hà Nội): Kính thưa Thứ trưởng, Trong thời gian vừa qua, nhà nước đã có một số chính sách liên quan đến thị trường chuyển phát, đặc biệt là Nghị định số 128 về quản lý chuyển phát. Do chưa rõ ràng nên xin được phép hỏi Thứ trưởng các câu hỏi sau đây ạ: - Nhà nước hiện giờ vẫn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp chuyển phát và doanh nghiệp Bưu chính? - Có phải các sản phẩm của doanh nghiệp chuyển phát thì gọi là tài liệu hàng hoá. Còn doanh nghiệp Bưu chính thì gọi là bưu phẩm, bưu kiện? nếu Doanh nghiệp chuyển phát trong các văn bản của mình có sử dụng các từ ngữ "Bưu phẩm, bưu kiện, bưu chính" thì có vi phạm pháp luật không? Xin cám ơn Thứ trưởng.

      Trả lời:

      Trong lĩnh vực bưu chính, dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh, việc gia nhập WTO đã càng thúc đẩy thêm mảng thị trường này phát triển. Thị trường bưu chính bao gồm việc nhận, chuyển và phát thông tin dưới dạng văn bản và hàng hóa. Đúng như bạn nêu , trong thời gian vừa qua,  những tên gọi khác nhau về các dịch vụ đã gây sự khó hiểu cho cả doanh nghiệp lẫn người sử dụng. Thực ra ranh giới giữa dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát là không thể phân biệt, có chăng chỉ là tên gọi dịch vụ. Việc gọi tên khác nhau tại những văn bản quy phạm pháp luật khác nhau trong quá trình chuyển đổi là việc vẫn xảy ra đối với những mảng dịch vụ đang trong bước đầu phát triển. Tới đây trong quá trình xây dựng Luật Bưu chính, những bất hợp lý như vậy cũng như những định hướng quản lý mới sẽ được thể hiện rõ ràng nhằm tạo một môi trường minh bạch rõ ràng cho doanh nghiệp để các doanh nghiệp phát huy hết thế mạnh của mình khi tham gia thị trường.

  11. Câu hỏi: (Chuyển phát-Nam Định): Là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát, chúng tôi muốn phát hành tem để phục vụ cho việc kinh doanh có được không?

      Trả lời:

      Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan duy nhất được quyền phát hành tem bưu chính mang dòng chữ “Việt Nam”, đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tem bưu chính.

      Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (Bưu chính Việt Nam) là doanh nghiệp bưu chính duy nhất được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ tổ chức sản xuất, cung ứng và kinh doanh tem bưu chính trên mạng bưu chính công cộng.

      Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát có thể in tem để thể hiện cước phí đã thu ở khách hàng theo đúng các quy định của Pháp luật Việt Nam. Tem này là một loại hóa đơn để thanh toán cước dịch vụ chuyển phát, không phải là tem bưu chính và trên tem không được in chữ “bưu chính” và chữ "Việt Nam" .

  12. Câu hỏi: (Người Hà Nội-Hà Nội): Xin thứ trưởng cho biết: Tại sao Bộ Thông tin và Truyền thông quy định thời hạn phát hành tem bưu chính và mục tiêu mà quy định này nhắm tới là gì?

      Trả lời:

      Việc quy định thời hạn phát hành tem bưu chính nhằm tới 2 mục tiêu sau:

      1. Tăng cường công tác quản lý tem bưu chính.

      Hầu hết các nước trên thế giới đều quy định thời hạn phát hành tem bưu chính trên mạng bưu chính công cộng để quản lý tem bưu chính một cách hiệu quả. Sau khi hết thời hạn phát hành, tem bưu chính sẽ được thu hồi để xử lý, tránh tình trạng trôi nổi trên mạng bưu chính công cộng, dẫn đến không quản lý được.

      2. Nâng cao giá trị tem bưu chính.

      Tem bưu chính được bán trên mạng bưu chính công cộng trong thời hạn phát hành để đáp ứng nhu cầu thanh toán cước dịch vụ bưu chính và sưu tập tem bưu chính theo đúng giá in trên mặt tem. Sau thời hạn pháp hành, người sưu tập muốn mua tem bưu chính phải mua trên thị trường với giá thỏa thuận. Do vậy, giá trị tem bưu chính được tích lũy cùng với thời gian lưu giữ.

  13. Câu hỏi: (độc giả-Hà nam): Xin hỏi thứ trưởng: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bộ Thông tin và Truyền thông có những chủ trương gì để tem bưu chính Việt Nam hội nhập thành công? xin cảm ơn
      Trả lời:

      Xin cảm ơn bạn tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Để tem bưu chính Việt Nam hội nhập thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề ra một số chủ trương và định hướng sau:

      Một là, nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực tem bưu chính, tăng cường công tác kinh doanh tem bưu chính và thúc đẩy phong trào sưu tập tem.

      Hai là, đầu tư nâng cao chất lượng tem bưu chính, trong đó chú trọng việc xã hội hóa việc đề xuất chương trình đề tài tem phát hành, công tác thiết kế mẫu tem.

      Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm tem bưu chính, đầu tư, sản xuất, giới thiệu các mặt tem bưu chính mới phục vụ cho mọi đối tượng trong và ngoài nước.

      Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tem bưu chính, mạnh dạn hợp đồng in tem ở nước ngoài; hợp tác phát hành tem chung với các nước, vùng lãnh thổ; tham gia triển lãm tem quốc tế trên thế giới và khu vực; trao đổi học hỏi kinh nghiệm.

      Năm là, đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ những người làm tem bưu chính.

  14. Câu hỏi: (Quang Anh-Lê Chân - Hải Phòng): Là người sưu tập tem, tôi thấy, trong những năm gần đây, tem bưu chính Việt Nam có tiến bộ về nhiều mặt: chủ đề, đề tài tem phong phú; khuôn khổ tem đa dạng; nội dung thể hiện sâu sắc, song chất lượng tem còn phải bàn và chưa theo kịp một số nước trên thế giới. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất trong lĩnh vực này, Thứ trưởng cho biết định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới?
      Trả lời:

      Bộ Thông tin và Truyền thông có một số định hướng nhằm nâng cao chất lượng tem bưu chính Việt Nam trong thời gian tới:

      Một là, tập trung cải cách hành chính, tăng cường phân cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong việc triển khai các nội dung công việc liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, quản lý, sản xuất, kinh doanh tem bưu chính Việt Nam.

      Hai là, chỉ đạo tăng cường xã hội hoá việc đề xuất chương trình đề tài tem bưu chính, công tác thiết kế mẫu tem bưu chính, đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tem bưu chính. Tem bưu chính Việt Nam phải là sản phẩm của sự kết tinh trí tuệ và tài năng của các họa sỹ trên toàn quốc thông qua các cuộc thi vẽ, thi thiết kế mẫu tem bưu chính.

      Ba là, chỉ đạo đầu tư nâng cấp công nghệ in tem chuyên ngành hiện đại và cập nhật, đây cũng được xem là một khâu quan trọng để nâng cao chất lượng tem bưu chính Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
      Bốn là, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tem bưu chính, nhằm học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ công nghệ và thị trường tem bưu chính thế giới.

  15. Câu hỏi: (Nguyễn Hoàng-Vương Quốc Anh): Tôi xin được hỏi ngài một câu hỏi như sau: Trong những năm gần đây, chất lượng tem bưu chính Việt Nam được chú trọng nâng cao, nhưng số lượng bộ, mẫu tem bưu chính phát hành giảm. Điều này có ảnh hưởng gì cho người sưu tập tem bưu chính? Chúc Thứ trưởng sức khỏe.
      Trả lời:

      Trong những năm gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng tem bưu chính Việt Nam thông qua việc lựa chọn các chủ đề, đề tài tem phát hành hàng năm và dài hạn; xã hội hoá công tác thiết kế mẫu thông qua các cuộc thi vẽ mẫu, thiết kế mẫu tem bưu chính đối với những bộ tem có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ... Do vậy, chất lượng tem bưu chính Việt Nam đã từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu và trình độ sưu tập ngày càng cao của người sưu tập tem bưu chính trong và ngoài nước.

      Trong các năm từ 2003 đến 2007, trung bình mỗi năm Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành từ 9 đến 16 bộ tem bưu chính (trong giai đoạn từ 1998 đến 2003, có tới 24 đến 30 bộ tem bưu chính được phát hành mỗi năm). Việc giảm số lượng bộ, mẫu tem bưu chính phát hành hàng năm là cần thiết để tập trung đầu tư cho chất lượng tem bưu chính.

      Các nước trong khu vực và trên thế giới cũng đang có xu hướng giảm số lượng bộ, mẫu tem phát hành trong một năm để tránh tình trạng lạm dụng việc phát hành tem để thu tiền của những người sưu tập tem bưu chính. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người sưu tập và nâng cao giá trị tem bưu chính vốn có.

  16. Câu hỏi: (quang ba-Phố cổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội): Tôi là người sưu tập tem, tôi thấy đề tài tem bưu chính phát hành chưa phong phú, đa dạng, có những sự kiện mà tem Việt Nam chưa phản ảnh kịp thời. Thứ trưởng cho biết làm cách nào để những ý tưởng về đề tài được phát hành lên tem?
      Trả lời:

      Đối với câu hỏi này của bạn, trong thời gian tới, Bộ TT&TT cần tích cực triển khai xã hội hóa lĩnh vực tem bưu chính, các chủ đề, đề tài tem bưu chính hàng năm và dài hạn cần lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ý kiến đề xuất về chủ đề, về tài tem bưu chính cần gửi về Bộ TT&TT để các cơ quan chuyên môn của Bộ tập hợp xem xét, trao đổi với các cơ quan, ban ngành liên quan trước khi quyết định phát hành để đảm bảo tính chính xác. Bộ TT&TT hoan nghênh tinh thần hợp tác xây dựng, mọi ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng tem bưu chính, phát triển phong trào sưu tập tem trong thời gian tới. Mọi tổ chức cá nhân có thể truy cập vào địa chỉ trang web của Bộ TT&TT http://www.mic.gov.vn, tại mục xin ý kiện độc giả, đề tài tem bưu chính để biết thêm thông tin.

  17. Câu hỏi: (Thien Thoi-Thừa Thiên Huế): Theo tôi được biết số lượng tem hết thời hạn phát hành thì sẽ được thu hồi trên mạng bưu chính công cộng để tiêu huỷ. Xin Thứ trưởng cho biết việc tiêu hủy tem bưu chính như vậy có gây lãng phí không?
      Trả lời:

      Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tem bưu chính Việt Nam sau khi hết thời hạn phát hành trên mạng bưu chính công cộng sẽ được thu hồi để xử lý. Bưu chính Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức thu hồi tem bưu chính hết thời hạn trên mạng bưu chính công cộng và đề xuất phương án xử lý. Việc quy định thời hạn phát hành tem bưu chính và chính sách thu hồi, xử lý tem hết thời hạn phát hành nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao giá trị tem bưu chính.

      Theo quy định, việc sản xuất, kinh doanh tem bưu chính được hạch toán độc lập, nếu số lượng sản xuất nhiều hơn so với số lượng tem kinh doanh dẫn đến việc phải tiêu huỷ tem hết thời hạn phát hành sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, Bưu chính Việt Nam phải chủ động lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh tem phù hợp với khả năng thị trường để tránh việc in thừa tem. Ngày 6/12/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 06/2007/QĐ-BTTTT giao cho Bưu chính Việt Nam được quyền quyết định số lượng tem in để tạo chủ động cho Bưu chính Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch in và kinh doanh, tránh lãng phí.

  18. Câu hỏi: (Thu Giang-Hà Tây): Xin Thứ trưởng cho biết những điều kiện về nhân vật, sự kiện để được trở thành đề tài phát hành tem?
      Trả lời:

      Tem kỷ niệm là tem bưu chính có nội dung gắn với một sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội hoặc với một nhân vật. Tem kỷ niệm được phát hành nhân ngày kỷ niệm hoặc nhân dịp sự kiện có liên quan đến sự kiện hoặc nhân vật đó. Theo Quyết định số 90/2003/QĐ-BBCVT ngày 15/5/2003 của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định những nhân vật, sự kiện về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, xã hội của Việt Nam hoặc có ảnh hưởng đến Việt Nam hoặc những nhân vật, sự kiện về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, xã hội thế giới có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại sẽ được phát hành trên tem bưu chính Việt Nam theo quy định về thời gian và tần suất sau:

                  - Đề tài tem kỷ niệm về sự kiện lịch sử trong và ngoài nước được phát hành vào dịp lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của sự kiện đó ở mốc thời gian là bội số của 50.

                  - Đề tài tem kỷ niệm về sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, xã hội trong và ngoài nước được phát hành trước thời điểm xảy ra sự kiện hoặc vào dịp xảy ra sự kiện hoặc vào các dịp kỷ niệm sự kiện đó ở mốc thời gian là bội số của 50.

                  - Đề tài tem kỷ niệm về nhân vật trong và ngoài nước được phát hành vào dịp lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất hoặc nhân dịp sự kiện có liên quan ở mốc thời gian là bội số của 50.

  19. Câu hỏi: (Tuyết Mai-Quận 1, TP. HCM): Thưa Thứ trưởng, tôi được biết Nhà nước đã có chính sách “Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu chính trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với đầy đủ các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý” và trên thực tế tôi cũng thấy đã có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (có vốn đầu tư của nhà nước, của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) được tham gia vào lĩnh vực bưu chính. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn khi Bộ TT&TT vẫn quy định dành riêng một mảng thị trường/dịch vụ cho Bưu chính Việt Nam độc quyền? Vậy, điều này có đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Nhà nước về bưu chính không? Đề nghị Thứ trưởng cho biết ý kiến?
      Trả lời:

      ‘Dịch vụ dành riêng’ là một trong các cơ chế hỗ trợ được quy định trong Pháp lệnh BCVT nhằm bù đắp cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ phổ cập khi thu không đủ bù chi. Việc quy định về dịch vụ dành riêng cũng với những nội dung mà Việt Nam đã cam kết với WTO. Chính sách này không chỉ được Việt Nam áp dụng mà được thực thi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước trong khối EU, Singapore ...

      Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ công ích thông qua cơ chế ‘dịch vụ dành riêng’, có thể nói, không đi ngược lại chính sách về mở cửa thị trường bởi phạm vi dịch vụ dành riêng không phải là vĩnh viễn và sẽ phải giảm dần theo lộ trình. Trong Nghị định số 128/2007/NĐ-CP, Chính phủ đã yêu cầu Bộ BCVT (nay là Bộ TTTT) công bố lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát phù hợp với cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam đối với dịch vụ chuyển phát.

 
  20. Câu hỏi: (nguyen huyen-Khâm Thiên - Hà Nội): Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính cũng hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài? Thứ trưởng có thể cho biết, đây có phải là lĩnh vực đầu tư có điều kiện không? Liệu Nhà nước có hạn chế số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này hay không?

      Trả lời:

      Theo các quy định hiện nay, việc đầu tư­ kinh doanh dịch vụ chuyển phát đối với các nhà đầu t­ư nư­ớc ngoài là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Các nhà đầu tư­ nư­ớc ngoài phải lập dự án đầu tư­ để các CQNN có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu t­ tr­ớc khi hoàn tất các điều kiện kinh doanh chuyên ngành theo quy định của pháp luật về b­u chính. Hiện nay, để kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư, các doanh nghiệp phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Nghị định số 128/2007/NĐ-CP. Khi kinh doanh dịch vụ chuyển phát hàng hoá, các doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với CQQLNN có thẩm quyền theo các quy định của Nghị định nêu trên.

      Hiện nay nhà nước không có quy định về hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường chuyển phát. Tuy nhiên, doanh nghiêp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

      

  21. Câu hỏi: (Quốc Hùng-Đà Nẵng): Xin thứ trưởng cho biết: có nhiều ý kiến cho rằng, để tránh cảnh mạnh ai nấy làm, tránh tình trạng bán phá giá … gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp cùng kinh doanh chuyển phát nhanh nên thành lập Hiệp hội để có thể hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc này khó khả thi vì hiện nay, các doanh nghiệp chưa thể có được tiếng nói chung. Bộ TT&TT có quan điểm và định hướng như thế nào về vấn đề này?
      Trả lời:

      Kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát cho thấy, việc hợp tác giữa các nhà khai thác đang là xu hướng tất yếu. Chủ trương của Bộ là khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác với nhau cùng chia sẻ cơ sở hạ tầng để vừa tận dụng được hệ thống mạng lưới, tiết kiệm chi phí vừa nâng cao khả năng phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng … Việc thành lập Hiệp hội giữa các nhà khai thác chính là một biểu hiện cao hơn của sự hợp tác. Trong lĩnh vực chuyển phát quốc tế, các công ty chuyển phát hàng đầu thế giới như TNT, Fedex, DHL, UPS thành lập hiệp hội CAPEC. Việc thành lập Hiệp hội sẽ có lợi cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh, phân mảng thị trường và nâng cao vị thế trên thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp – những thành viên của một Hiệp hội trong tương lai, cần bàn bạc, trao đổi với nhau để tìm ra tiếng nói chung. Chính các doanh nghiệp là người quyết định tính khả thi trong hoạt động của Hiệp hội

  22. Câu hỏi: (Hoang Nam -Thanh Hoá): Kính thưa thứ trưởng, con tôi năm nay muốn thi đại học chuyên ngành về ngành bưu chính, thứ trưởng có thể cho biết có thể thi ở đâu?
      Trả lời:

      Sự phát triển của KHCN đặc biệt là CNTT trong thời gian vừa qua đã tạo cho bưu chính phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới như thương mại điện tử, mua hàng qua mạng logistics ... So với bưu chính truyền thống trước đây, bưu chính hiện nay có thể coi là  một ngành kinh doanh đa dịch vụ. Do vậy, để có thể làm việc trong các doanh nghiệp  bưu chính, con bạn có thể theo học nhiều trường trong khối kinh tế, kỹ thuật CNTT, luật...

  23. Câu hỏi: (Phạm Thị Ngọc QUyên-): Xin chào Thứ trưởng, cho phép tôi được đặt một số câu hỏi như sau: 1. Theo pháp lệnh BCVT quy định: . "Dịch vụ bưu chính" là dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng. Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng Vậy hiện nay Viettel cũng sử dụng từ “bưu chính” cho dịch vụ bưu chính của mình thì có đúng không. 2. Việc bóc tách viễn thông và bưu chính chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho bưu chính trong kinh doanh, vậy những chính sách nhà nước hỗ trợ cho bưu chính là gì. 3. Theo quy hoạch bưu chính Việt Nam đến năm 2010 sẽ đạt 100% xã có điểm Bưu điện văn hóa xã. Tuy nhiên, hiện nay trong điều kiện khó khăn của bưu chínhVN thì không thể nào tiếp tục đầu tư phát triển điểm BĐVHX, đặc biệt là nhưng xã vùng sâu, vùng xa.Cụ thể là nhưng năm gần đây không phát triển thêm điểm BĐVHX nào. Vậy Bộ có chủ trương gì đề tiếp tục phát tri
      Trả lời:

      Trong lĩnh vực bưu chính, các doanh nghiệp kinh doanh đều được quyền sử dụng từ bưu chính vì bưu chính là danh từ chung để chỉ một loại hình dịch vụ. Pháp lệnh Bưu chính viễn thông chỉ quy định cụm từ "bưu chính Việt Nam" để dành riêng cho Tổng Công ty bưu chính Việt Nam - doanh nghiệp nhà nước duy nhất để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và các nhiệm vụ công ích khác mà nhà nước đặt hàng.

      Đối với những chính sách mà nhà nước hỗ trợ bưu chính trong quá trình chia tách bưu chính - viễn thông thì tôi đã trả lời ở trên.

      Chủ trương xây dựng và phát triển các điểm bưu điện văn hóa xã là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong việc đưa các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản tới các xã vùng sâu vùng xa. Qua 10 năm thực hiện tới nay, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển trên 8.000 điểm bưu điện văn hóa xã. Tới đây, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương này. Việc điều chỉnh và đề ra các chính sách mới đối với hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã trong thời gian tới đang được Bộ nghiên cứu để chủ trương này sát với thực tế phát triển của đất nước trong thời gian tới.

  24. Câu hỏi: (Xuan Luong-Hanoi): Xin Thứ trưởng cho biết Bộ hay doanh nghiệp bưu chính có chính sách nào để quản lý, theo dõi thư thường? Tôi vẫn gửi thư thường cho cơ quan có ghi người nhận, địa chỉ rõ ràng nhưng người nhận không nhận được? Hỏi bưu cục, bưu cục nói là sẽ kiểm tra nhưng họ cũng không thể biết được đang nằm ở công đoạn nào và không thể khiếu nại? Có cách nào để giải quyết vấn đề của thư thường?
      Trả lời:

      Theo quy định của Liên minh Bưu chính Thế giới cũng như quy định trong nước, dịch vụ thư thường là dịch vụ được nhận gửi mà không có các hợp đồng giao kết giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Đồng thời, trong quá trình chuyển và phát cũng không lưu lại các vết tích của thư. Chính vì lẽ đó, nhân viên bưu cục cũng khó xác định được thư của bạn hiện đang ở công đoạn nào.

      Theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, việc khiếu nại chỉ được chấp nhận đối với những trường hợp có những chứng cứ xác nhận việc gửi (như hợp đồng giao kết). Do vậy, trong trường hợp gửi thư thường,  doanh nghiệp bưu chính không có cơ sở để điều tra. Tuy nhiên, để kiểm soát chất lượng dịch vụ thư thường,  doanh nghiệp bưu chính cần nâng cao chất lượng dịch vụ qua từng công đọan, đặc biệt là công đoạn phát để đảm bảo thư đến tay người nhận.

      Bên cạnh đó, hiện nay, các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực bưu chính đã  cung cấp nhiều loại hình dịch vụ để khách hàng lựa chọn tùy theo nhu cầu. Có các dịch vụ  kiểm soát được chất lượng dịch vụ tại tất cả các công đoạn như dịch vụ ghi số, chuyển phát nhanh, khai giá...

      Bạn có thể căn cứ vào nhu cầu của mình để lựa chọn dịch vụ phù hợp. Nếu cần có thể nhờ các nhân viên bưu cục tư vấn thêm.

 
 
25. Câu hỏi: (Phạm Thị Minh-Hải Dương): 1. Xin Thứ trưởng cho biết, hiện nay các điểm BĐ-VHX hoạt động hiệu quả không cao do sự phát triển của xã hội (điện thoại đc kéo tới từng nhà; Internet phát triển mạnh dẫn tới điểm BĐ-VHX ít). Đứng trước tình hình này, Thứ trưởng có giải pháp gì để các điểm BĐ-VHX hoạt động ngày càng hiệu quả hơn? Mô hình "vườn tri thức" có phải là mô hình và chúng ta đang muốn hướng tới........ 2. Hiện nay những người phục vụ tại các điểm phục vụ công cộng như điểm BĐ-VHX chưa được quan tâm để đóng bảo hiểm.... tạo tâm lý không tốt cho người phục vụ, Bộ TTTT các có giải pháp nào khắc phục tình trạng này ra sao trong thời gian tới?
      Trả lời:

      Có thể nói sau 10 năm thực hiện, hơn 8.000 điểm BĐVHX đã có những đóng góp hết sức tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt vùng sâu vùng xa, thể hiện đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền. Tới đây, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bộ TT&TT sẽ tổ chức hội nghị đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được khi triển khai mô hình này để đề ra những chính sách phát triển phù hợp trong thời gian tới. Thực tế cho thấy việc phát triển nhanh viễn thông, internet nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung đã tạo ra một số bất cập trong hoạt động của một số điểm BĐVHX. Tôi có thể khẳng định điều này đáng mừng hơn đáng lo, vấn đề quan trọng trong thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu và đề ra những chính sách phát triển cho phù hợp đối với điểm BĐVHX trong thời gian tới, mà một trong những vấn đề đó là liên quan đến người lao động tại các điểm BĐVHX. Bộ TT&TT rất hoan nghênh các ý kiến đóng góp của độc giả đối với mô hình điểm BĐVHX. Nếu có điều kiện cũng rất mong được nghe ý kiến rõ hơn của bạn về mô hình vườn tri thức.

  26. Câu hỏi: (Lâm Đức Anh-): Thưa Thứ trưởng, tôi được biết trong viễn thông hiện có Quỹ dịch vụ viễn thông công ích của nhà nước trên cơ sở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ đóng góp để nhà nước lấy nguồn vốn này hỗ trợ phát triển viễn thông phục vụ nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm đưa những dịch vụ viễn thông tối thiểu nhất cho đa số người dân nghèo không được hưởng những tiện ích của viễn thông. Đối với bưu chính cũng vậy, người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng cần phải được hưởng những tiện ích tối thiểu của bưu chính. Vậy nhà nước có quỹ dịch vụ bưu chính công ích không và nguồn đóng góp huy động sẽ từ đâu? Xin cám ơn Thứ trưởng
      Trả lời:

Về cơ chế tài chính đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích: do hoạt động của lĩnh vực này hiện nay có qui mô thị trường còn nhỏ, khả năng hình thành Quỹ từ đóng góp nội bộ ngành rất khó khăn nên Nhà nước chưa có chủ trương thành lập Quỹ Dịch vụ bưu chính công ích. Hiện nay trên thế giới cũng còn nghiên cứu vấn đề này và chưa có kinh nghiệm về thành lập Quỹ Dịch vụ bưu chính công ích. Vì vậy, Nhà nước phải áp dụng các giải pháp khác để đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

      Ở Việt Nam, trong những năm trước mắt, việc hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của Nhà nước, như tôi đã trả lời trên, chủ yếu không qua các cơ chế: qui định dịch vụ bưu chính dành riêng, tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích,…Trong tương lai, khi nào điều kiện cho phép, vấn đề thành lập Quỹ phổ cập dịch vụ bưu chính công ích có thể được nghiên cứu.

 
  27. Câu hỏi: (Lâm Đức Ạnh-): Tôi có thể đưa ra một đề xuất thế này. Hiện nay do chính sách mở cửa thị trường, chúng ta đã cấp phép cho các doanh nghiệp mọi thành phần tham gia chuyển phát nhanh kể cả doanh nghiệp nước ngoài. Đây là dịch vụ có lãi và hầu như chỉ phục vụ các thành phố, thị xã, thị trấn lớn. Nhà nước có thể lất tiền giấy phép đối với các doanh nghiệp này và hàng năm theo tỷ lệ doanh thu cũng phải nộp vào quỹ bưu chính công ích không?
      Trả lời:

      Xin cảm ơn và ghi nhận đề xuất của bạn về khả năng hình thành Quỹ dịch vụ BC công ích trong thời gian tới. Dù chưa hình thành quỹ này nhưng nhà nước luôn đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cơ bản tới mọi miền đất nước thông qua dịch vụ bưu chính phổ cập với mức cước và chất lượng phù hợp.

  28. Câu hỏi: (Người chơi tem-Hà Nội): Hàng năm nhà nước phát hành rất nhiều tem bưu chính. Tem này chủ yếu dùng để trả cước phí các dịch vụ bưu chính. Một công ty muốn kinh doanh tem chơi, họ muốn có só lượng lớn tem mới phát hành để dự trữ thành tem chơi thì phải mua theo giá của con tem (được dùng để tính cước) hay mua theo giá nào? Nếu mua theo giá tính cước, là một người chơi tem tôi không thấy hợp lý và tâm phục.
      Trả lời:

      Về câu hỏi này xin trả lời bạn như sau: Khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông quy định doanh nghiệp bưu chính bán tem bưu chính trong thời hạn phát hành phải theo đúng giá in trên mặt tem. Điều này có nghĩa là không có sự phân biệt giữa tem cước phí và tem sưu tập, bởi tem bưu chính chỉ được phân biệt là tem cước phí hay tem sưu tập dựa trên mục đích sử dụng. Quy định này nhằm bảo bảm giá trị lao vụ bưu chính được kết tinh trong con tem bưu chính, tránh tình trạng lợi dụng sự thay đổi mục đích sử dụng để ăn chênh lệch giá. Do vậy, tổ chức, cá nhân muốn mua tem bưu chính để kinh doanh tem sưu tập, họ phải mua theo giá in trên mặt tem trong thời hạn phát hành.

      Trên thế giới, tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ phát hành tem bưu chính đều bán tem bưu chính theo giá in trên mặt tem trong thời hạn phát hành. Trên thực tế, có một số mẫu tem, sau thời hạn phát hành, tùy theo mức độ quý hiếm mà có thể được bán với giá cao gấp nhiều lần giá in trên mặt tem.

  29. Câu hỏi: (Trần Quang Hà-Hà Nội): Nhiều cơ quan báo chí rất phàn nàn vê tình trạng phát hành báo chí hiện nay do công ty phát hành báo chí trung ương không kiểm soát được nên báo thường đến muộn, ngay cả ở những thành phố lưón, thị xã, thị trấn trong khi ngành bưu chính thường công bố hơn 80% xã có báo đến trong ngày. Vậy cơ quan quản lý nàh nước có kiểm tra xem xét về thủ tục và hành trình phát hành đối với báo chí nói riêng và thư từ, bưu phẩm, bưu kiện nói chung hay không Hay chất lượng dịch vụ do doanh nghiệp tự quyết định, người sử dụng chỉ biết được sao hưởng vậy?
      Trả lời:

      Theo tinh thần Luật báo chí thì việc giao cho ai phát hành tờ báo nào là lựa chọn của chính tòa báo. Tòa báo sẽ quyết định chọn công ty nào đảm bảo chất lượng phát hành tờ báo của mình. Riêng đối với trường hợp Công ty phát hành báo chí trung ương(đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) là đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ phát hành các loại báo chí công ích thì Nhà nước có những yêu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng phát hành. Hiện nay, thực tế, báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân đã được phát trong ngày tới trên 91% xã, tôi cũng lưu ý rằng, việc phát này mới chỉ đảm bảo đến trung tâm xã chứ chưa thể phát trong ngày đến các địa bàn khác thuộc xã.

      Đối với chất lượng dịch vụ bưu chính thì về cơ bản doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tự xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng. Nhà nước ban hành cơ chế kiểm tra giám sát bảo vệ quyên lợi của người sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được rằng chất lượng dịch vụ chính là thước đo doanh thu và hiệu quả kinh doanh của dịch vụ - đó chính là sự sống còn của doanh nghiệp. Do vậy, chất lượng các dịch vụ ngày càng được cải thiện rõ rệt. Riêng đối với các dịch vụ công ích thì khi giao nhiệm vụ thực hiện cho đơn vị thực hiện, Nhà nước quy định luôn các điều kiện về số lượng, chất lượng cũng như giá cước.

  30. Câu hỏi: (Công Minh-Anh GIang): Tôi có một thắc mắc là tại sao bưu chính (đúng hơn là bưu chính của VNPT) cứ kêu lỗ hoài? Sao nhà nước cứ phải bù lỗ cho bưu chính mà không học cách như xăng dầu? Xăng dầu là thứ thiết yếu, tác động ghê gớm đến xã hội như vậy mà còn phải buông dần theo giá cả thị trường, sao bưu chính không thể làm như vậy. Ngoài ra, xin cho biết, mỗi năm nhà nước phải bù lỗ co bưu chính bao nhiêu? Đến bao giờ không phải bù lỗ nữa?
      Trả lời:

      Từ năm 2007 về trước, Bưu chính Việt Nam hoạt động, hạch toán chung trong mô hình một doanh nghiệp (VNPT) và được bù chéo từ hiệu quả hoạt động của kinh doanh dịch vụ viễn thông. Do đó, Nhà nước và doanh nghiệp không thể đánh giá được cụ thể được mức độ bù lỗ thực tế cho bưu chính hành năm là bao nhiêu. Mặt khác điều này trên thực tế cản trở chủ trương mở rộng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, sau khi chia tách với viễn thông, từ năm 2008, thực trạng này sẽ được nhìn nhận rõ. Trên cơ sở đó, Nhà nước sẽ áp dụng các giải pháp để thực hiện lộ trình tiến tới chấm dứt bao cấp trực tiếp cho lĩnh vực bưu chính. Giá cước dịch vụ bưu chính nói chung phải được điều chỉnh để thu nhập từ cung ứng dịch vụ bưu chính mà xã hội thanh toán đủ bù đắp chi phí cung ứng dịch vụ, Nhà nước chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thông qua các cơ chế, chính sách khác (ví dụ: cơ chế dịch vụ dành riêng) mà không phải tài trợ trực tiếp nữa.

      Hiện nay, Bưu chính Việt Nam đang trong quá trình chia tách, chuyển đổi và trong những năm đầu Nhà nước cần tài trợ để thực hiện quá trình này, đảm bảo ổn định chất lượng dịch vụ và nhu cầu dịch vụ bưu chính thiết yếu của người dân ở vùng sâu, vùng xa. Mức độ tài trợ trực tiếp của Nhà nước hàng năm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như qui mô mạng lưới, chất lượng dịch vụ, giá cả các yếu tố chi phí đầu vào, sản lượng dịch vụ, giá cước dịch vụ bưu chính,…. Sau khi Đề án cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với các Bộ liên quan xác định mức độ tài trợ cụ thể cho năm 2008 và các năm tiếp theo. Về lộ trình tài trợ, Nhà nước sẽ thực hiện các giải pháp để giảm dần, sớm chấm dứt tài trợ trực tiếp và hiện nay còn đang trong quá trình tính toán, xem xét cụ thể quá trình này.

  31. Câu hỏi: (Nguyễn Văn Quý-Hà Nội): Hiện Bộ đã cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư cho 7 doanh nghiệp trong khi đó hiện có khoảng 200 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này. Vậy Bộ xử lý những doanh nghiệp không có phép ra sao? CÓ phải Bộ không kiểm soát được hết tình hình kinh doanh dịch vụ này nên chỉ "nắm được tóc" ai thì mới bắt được người đó phải có giấy phép? Tình trạng mất công bằng này sẽ kéo dài đến bao giờ?
      Trả lời:

      Nghị định số 128/2007/NĐ-CP về dịch vụ chuyển  phát điều chỉnh  hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát của mọi doanh nghiệp trên thị trường, trong đó việc kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư chỉ được thực hiện khi có Giấy phép của CQQLNN có thẩm quyền.

      Thời gian qua, chưa có nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Bộ chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp mà Bộ kiểm soát được. Nâng cao sự hiểu biết và ý thức pháp luật cho các doanh nghiệp, theo tôi, mới là điều quan trọng mà các cơ quan quản lý nhà nước cần phải làm. Sau khi Nghị định nêu trên được ban hành, Bộ TTTT và các Sở đã tăng cường việc hướng dẫn, tuyên truyền để các doanh nghiệp nắm rõ, tuân thủ pháp luật và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định. Đã có nhiều doanh nghiệp tìm hiểu về các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực này chứng tỏ ý thức pháp luật của các doanh nghiệp đã được cải thiện. Hiện nay, đã có gần 20 doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư hoặc thông báo việc kinh doanh dịch vụ chuyển phát theo quy định.

      Bên cạnh đó, Bộ và các Sở cũng đã, đang và sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật về bưu chính chuyển phát. Sắp tới,  từ 15/5/2008 đến 31/8/2008, Bộ TTTT và các Sở TTTT sẽ triển khai thanh tra diện rộng dịch vụ bưu chính chuyển phát và các đại lý bưu điện. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bưu chính, chuyển phát (đặc biệt là các vi phạm về điều kiện kinh doanh) đều bị xử lý theo Nghị định số 142/2002/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BCVT.

  32. Câu hỏi: (Trịnh Thanh Trung-Hà Nội): Giá cước dịch vụ bưu chính như thư thường, bưu phẩm, bưu kiện... áp dụng từ năm 1999 đến nay chưa hề thay đổi trong khi các chi phí đầu vào tăng mạnh như giá xăng, dầu, lương, thực phẩm... Sắp tới Bộ có chính sách điều chỉnh giá cước bưu chính như thế nào để phù hợp với giá đầu vào ?
      Trả lời:

Quyết định số 39/2007/QĐ-TTg ngày 21/3/2007 của Thủ tuớng Chính phủ về cơ chế quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông thể hiện rõ cơ chế, chính sách quản lý giá cước dịch vụ bưu chính của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước quy định giá cước dịch vụ thư thường trong nước đến 20g, giá cước dịch vụ bưu chính công ích, khung giá cước dịch vụ bưu chính dành riêng. Giá cước các dịch vụ bưu chính khác do doanh nghiệp chủ động quy định. Như vậy, đối với dịch vụ thư (là dịch vụ được dự kiến quy định là dịch vụ bưu chính công ích), Bộ đã có đề xuất với Chính phủ (trong Đề án cung ứng dịch vụ bưu chính công ích) về lộ trình điều chỉnh giá cước dịch vụ bưu chính công ích trong thời gian tới để giá cước tiến tới bù đắp được chi phí cung ứng dịch vụ. Đối với các dịch vụ khác, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, đặc biệt là Bưu chính Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, linh hoạt quyết định giá cước dịch vụ để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dịch vụ, phù hợp với tình hình biến động về giá cả của một số yếu tố đầu vào.

  33. Câu hỏi: (Vũ Lan Anh-Thành phố Thái Bình): Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát có nhận dịch vụ chuyển tiền, xin hỏi thứ trưởng như vậy có sai không? Chúng ta đã có căn cứ nào để đánh giá?
      Trả lời:

      Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính thường hoạt động đa ngành, đa nghề. Việc các doanh nghiệp cung ứng nhiều loại hình dịch vụ nhằm tối đa hiệu quả hoạt động là điều nên làm. Tuy nhiên, khi hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào, doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật về ngành, lĩnh vực đó để đảm bảo các dịch vụ mà doanh nghiệp  cung ứng là hợp pháp. Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát muốn cung ứng dịch vụ chuyển tiền hoặc nhiều dịch vụ khác thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan.

  34. Câu hỏi: (Gui qua Email giao luu-Hà Nội): Rất mong Bưu chính Việt Nam sớm triển khai hệ thống mã bưu chính như ở các nước tiên tiến để gửi thư tiện lợi mà chi phí chia chọn phát thư cũng rẻ. Ví dụ ở Hoa Kỳ, chỉ cần viết tên người nhận, số nhà, đường phố và ký hiệu CA 92683 thì sẽ được máy tự động chia chọn và chuyển đến bang California tại bưu cục 92683. Sử dụng mã bưu chính vừa có ký tự vừa có số làm cho việc chia chọn giả sử có bằng thủ công cũng tiện lợi vì chỉ nhìn hai ký tự CA là người ai cũng biết là bang California rồi. Tại Australia, cũng rất tiện. Các hộp thư cũng đều sử dụng vừa chữ vừa số. Ví dụ SA 5085 là mọi người đều biết ngay là thuộc bang South Australia, bưu cục 5085. Hiện các bưu cục (từ cấp 3 trở lên) của VN đã mã số, nhưng toàn bộ là số, trong khi hệ thống mã của VN thì thật là không nhất quán (mã vùng điện thoại khác, mã biển số xe khác, mã thống kê khác, và mã theo mỗi ngành,... một khác). Ví dụ để biết bưu cục có mã số 36240 thuộc tỉnh nào thì chắc đa số chúng ta đều chịu hoặc phải ôm kè kè quyển danh bạ bưu cục bên cạnh. Rất mong triển khai hệ thống mã tiên tiến để có thể tăng năng suất lao động cho bưu chính.
      Trả lời:

      Hiện nay Bộ đang thẩm định Bộ Mã Bưu chính và tạo cơ chế linh hoạt cho BCVN để có thể sớm ban hành, áp dụng bộ Mã bưu chính trong thời gian tới. Một trong những mục đích quan trọng của Bộ Mã bưu chính là phục vụ tự động hoá, tuy nhiên công nghệ hiện nay chưa cho phép đọc ký tự chữ nên việc mã hoá địa chỉ bằng số sẽ khả thi hơn. Đối với việc không nhất quán giữa Mã bưu chính và mã điện thoại hay biển số xe là do nguyên tắc xây dựng khác nhau, ví dụ một cụm địa chỉ (ví dụ khu tập thể) chỉ được áp một mã bưu chính nhưng tại cụm địa chỉ đó có thể có nhiều số điện thoại, từ dó dẫn đến nguyên tắc dự phòng là khác nhau và việc áp dụng chung mã vùng là chưa  làm được.

      

      Về việc tra cứu mã bưu chính, sau khi bộ mã được ban hành, BCVN sẽ áp dụng nhiều phương thức tra cứu thuận tiện cho người sử dung: qua danh bạ, điện thoại, internet, hỏi đáp tại bưu cục ... để bộ mã có thể được phổ biến và tạo thói quen điền mã bưu chính khi sử dụng dịch vụ.

  35. Câu hỏi: (Công Đức Lương-107 Nguyễn Trãi, phường 4): Chào Thứ trưởng? Xin Thứ trưởng cho biết. 1/ Các Sở TTTT cả nước nói riêng và các sở khác nói chung hiện nay rất lúng túng trong việc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình quản lý. Vậy khi nào Bộ TTTT có Thông tư hướng dẫn Nghị định 13 và 14 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 2/ Trong đó có công tác Thanh tra, vậy Thanh tra Bộ khi nào có văn bản hướng dẫn để thanh tra các sở thực hiện nhiệm vụ. Xin cảm ơn Thứ trưởng, chúc Thứ trưởng sức khỏe
      Trả lời:

      1. Về các Sở và Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP:

      Việc xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP đang được Bộ tích cực triển khai. Bộ đã thống nhất với Bộ Nội vụ về nội dung, kết cấu của Thông tư liên tịch. Bộ sẽ lấy ý kiến đóng góp của các Sở. Dự kiến trong tháng 5/2008 sẽ ban hành Thông tư liên tịch này.

      2. Nghị định về Thanh tra thông tin và truyền thông đang được Bộ xây dựng và trình Chính phủ. Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về công tác thanh tra về thông tin và truyền thông ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định.

      

  36. Câu hỏi: (Nguoi tieu dung-Hà Nội): Chính sách bồi thường hàng bưu chính bị mất mát, hưu hỏng hiện quá thấp. Sắp tới Bộ có biện pháp mạnh gì để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hay không?
      Trả lời:

      Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính, chuyển phát được quy định cụ thể tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BBCVT ngày 30/01/2007, theo đó Nhà nước quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu là 4 lần cước. Việc quy định mức sàn về trách nhiệm đối với nhà khai thác nhằm đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng.

      Căn cứ vào quy định ‘sàn’ của Nhà nước và trên cơ sở tính chất của từng loại dịch vụ cung ứng, mà doanh nghiệp quy định các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Thực tế hiện nay, có một số doanh nghiệp đã đưa ra mức bồi thường thiệt hại cao hơn 3 lần so với mức Nhà nước quy định.

      Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ và nhằm đảm bảo người sử dụng nhận được các dịch vụ bưu chính, chuyển phát tin cậy, an toàn và hiệu quả so với những chi phí mà họ bỏ ra, trong thời gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bưu chính của các CQQLNN đã, đang và sẽ được tăng cường (đặc biệt trong việc thực hiện các quy định về giá cước, chất lượng, …). Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

  37. Câu hỏi: (Nguyễn Văn Vinh-Hà Nội): Dạo này lương ở cơ quan làm trong lĩnh vực bưu chính bị cắt giảm. Ông có biện pháp gì để cải thiện tình trạng này không?
      Trả lời:

      Nguyên tắc chung là, thu nhập của lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn về phía Nhà nước sẽ có trách nhiệm xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng để các doanh nghiệp kinh doanh  dịch vụ có điều kiện phát triển và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bù đắp chi phí cung ứng các dịch vụ này.

      Về tình hình tiền lương của lao động “làm trong lĩnh vực bưu chính bị cắt giảm”, tôi hiểu câu hỏi của bạn đề cập đến tiền lương trong Bưu chính Việt Nam đang trong thời kỳ chia tách với viễn thông. Theo hướng này, tôi trao đổi với bạn như sau:

      Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, những khó khăn trong thời kỳ đầu chia tách của Bưu chính Việt Nam là khó tránh khỏi. Để hỗ trợ Bưu chính Việt Nam, Nhà nước có một số cơ chế, chính sách như: đảm bảo đầu tư đủ vốn kinh doanh cho Bưu chính Việt Nam để hình thành mạng bưu chính công cộng hoạt động hiệu quả; sẽ có cơ chế bù đắp chi phí cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của Nhà nước;…. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là, hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chỉ là một phần hoạt động kinh doanh của Bưu chính Việt Nam. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, để có thu nhập ổn định và ngày càng được cải thiện, về cơ bản và lâu dài phải xuất phát từ sự năng động của doanh nghiệp trong việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh và sự cố gắng chung của từng người lao động trong doanh nghiệp.

  38. Câu hỏi: (Nguyen Van Long-Hà nội): Kính chào thứ trưởng, Ngành bưu chính là một ngành hạ tầng phục vụ cho việc phát triển chính phủ điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử, hiện nay ở VN thương mại điện tử chưa phát triển mạnh, song với vai trò là ngành hạ tầng, Bộ đã có những chính sách, chiến lược cũng như chỉ đạo gì để ngành bưu chính có thể đón đầu à kích thích sự phát triển cho chính phủ điện tử và thương mại điện tử? xin cám ơn.
      Trả lời:

      Như tôi đã nói trong thời gian đầu của buổi giao lưu trực tuyến, việc ứng dụng CNTT là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính trong thời gian tới. Phát triển kinh doanh thương mại điện tử rất phù hợp với lợi thế về mạng phục vụ rộng khắp, nhiều điểm giao dịch cung ứng dịch vụ của bưu chính. Để các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bưu chính, có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển thương mại điện tử, nhà nước đã ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho ứng dụng CNTT và phát triển thương mại điện tử. Từ năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến năm 2010 với định hướng phát triển bưu chính Việt Nam cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, cung cấp các dịch vụ mới như dịch vụ mua bán hàng qua mạng bưu chính, thanh toán hàng qua mạng.  Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ phát triển các sàn giao dịch điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển thương mại điện tử.

39. Câu hỏi: (Công Đức Lương-107 Nguyễn Trãi, phường 4): Chào Thứ trưởng? Xin Thứ trưởng cho biết. 1/ Các Sở TTTT cả nước nói riêng và các sở khác nói chung hiện nay rất lúng túng trong việc giải quyết công việc thuộc lĩnh vực mình quản lý. Vậy khi nào Bộ TTTT có Thông tư hướng dẫn Nghị định 13 và 14 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 2/ Trong đó có công tác Thanh tra, vậy Thanh tra Bộ khi nào có văn bản hướng dẫn để thanh tra các sở thực hiện nhiệm vụ. Xin cảm ơn Thứ trưởng, chúc Thứ trưởng sức khỏe
Trả lời:

1. Về các Sở và Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP:

Việc xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định số 13, 14/2008/NĐ-CP đang được Bộ tích cực triển khai. Bộ đã thống nhất với Bộ Nội vụ về nội dung, kết cấu của Thông tư liên tịch. Bộ sẽ lấy ý kiến đóng góp của các Sở. Dự kiến trong tháng 5/2008 sẽ ban hành Thông tư liên tịch này.

2. Nghị định về Thanh tra thông tin và truyền thông đang được Bộ xây dựng và trình Chính phủ. Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về công tác thanh tra về thông tin và truyền thông ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định.

 

40. Câu hỏi: (Công ty nước ngoài-Gửi qua mail): Bộ đang soạn thảo Nghị định về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Xin hỏi chủ trương đối với cho phép mở cửa thị trường bưu chính như thế nào? Những doanh nghiệp nước ngoài phải có điều kiện nào mới được đầu tư vào thị trường bưu chính?
Trả lời:

Đúng là hiện nay, Bộ TTTT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định về đầu tư trong lĩnh vực BCVT, theo đó, điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bưu chính được cụ thể hoá (điều kiện đối với chủ thể dự án đầu tư, đối với đối tác nước ngoài của dự án đầu tư, tỉ lệ góp vốn …) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Nhà nước có chính sách ‘mở cửa’ cho phép doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tham gia lĩnh vực bưu chính để kinh doanh dịch vụ chuyển phát. Tuy nhiên, để việc kinh doanh trở thành hiện thực, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Pháp lệnh BCVT). Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát là kinh doanh có điều kiện. Các tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực này đều phải lập dự án và dự án đầu tư (không phân biệt quy mô) đều thuộc diện thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

41. Câu hỏi: (Nguoi tieu dung-Hà Nội): Chính sách bồi thường hàng bưu chính bị mất mát, hưu hỏng hiện quá thấp. Sắp tới Bộ có biện pháp mạnh gì để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hay không?
Trả lời:

Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính, chuyển phát được quy định cụ thể tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BBCVT ngày 30/01/2007, theo đó Nhà nước quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu là 4 lần cước. Việc quy định mức sàn về trách nhiệm đối với nhà khai thác nhằm đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng.

Căn cứ vào quy định ‘sàn’ của Nhà nước và trên cơ sở tính chất của từng loại dịch vụ cung ứng, mà doanh nghiệp quy định các mức giới hạn trách nhiệm bồi thường nhằm tạo lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Thực tế hiện nay, có một số doanh nghiệp đã đưa ra mức bồi thường thiệt hại cao hơn 3 lần so với mức Nhà nước quy định.

Để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ và nhằm đảm bảo người sử dụng nhận được các dịch vụ bưu chính, chuyển phát tin cậy, an toàn và hiệu quả so với những chi phí mà họ bỏ ra, trong thời gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về bưu chính của các CQQLNN đã, đang và sẽ được tăng cường (đặc biệt trong việc thực hiện các quy định về giá cước, chất lượng, …). Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

42. Câu hỏi: (Nguyễn Văn Vinh-Hà Nội): Dạo này lương ở cơ quan làm trong lĩnh vực bưu chính bị cắt giảm. Ông có biện pháp gì để cải thiện tình trạng này không?
Trả lời:

Nguyên tắc chung là, thu nhập của lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Còn về phía Nhà nước sẽ có trách nhiệm xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng để các doanh nghiệp kinh doanh  dịch vụ có điều kiện phát triển và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích bù đắp chi phí cung ứng các dịch vụ này.

Về tình hình tiền lương của lao động “làm trong lĩnh vực bưu chính bị cắt giảm”, tôi hiểu câu hỏi của bạn đề cập đến tiền lương trong Bưu chính Việt Nam đang trong thời kỳ chia tách với viễn thông. Theo hướng này, tôi trao đổi với bạn như sau:

Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, những khó khăn trong thời kỳ đầu chia tách của Bưu chính Việt Nam là khó tránh khỏi. Để hỗ trợ Bưu chính Việt Nam, Nhà nước có một số cơ chế, chính sách như: đảm bảo đầu tư đủ vốn kinh doanh cho Bưu chính Việt Nam để hình thành mạng bưu chính công cộng hoạt động hiệu quả; sẽ có cơ chế bù đắp chi phí cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của Nhà nước;…. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý là, hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chỉ là một phần hoạt động kinh doanh của Bưu chính Việt Nam. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, để có thu nhập ổn định và ngày càng được cải thiện, về cơ bản và lâu dài phải xuất phát từ sự năng động của doanh nghiệp trong việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh và sự cố gắng chung của từng người lao động trong doanh nghiệp.

43. Câu hỏi: (Nguyen Van Long-Hà nội): Kính chào thứ trưởng, Ngành bưu chính là một ngành hạ tầng phục vụ cho việc phát triển chính phủ điện tử, đặc biệt là thương mại điện tử, hiện nay ở VN thương mại điện tử chưa phát triển mạnh, song với vai trò là ngành hạ tầng, Bộ đã có những chính sách, chiến lược cũng như chỉ đạo gì để ngành bưu chính có thể đón đầu à kích thích sự phát triển cho chính phủ điện tử và thương mại điện tử? xin cám ơn.
Trả lời:

Như tôi đã nói trong thời gian đầu của buổi giao lưu trực tuyến, việc ứng dụng CNTT là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bưu chính trong thời gian tới. Phát triển kinh doanh thương mại điện tử rất phù hợp với lợi thế về mạng phục vụ rộng khắp, nhiều điểm giao dịch cung ứng dịch vụ của bưu chính. Để các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bưu chính, có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển thương mại điện tử, nhà nước đã ban hành những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho ứng dụng CNTT và phát triển thương mại điện tử. Từ năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến năm 2010 với định hướng phát triển bưu chính Việt Nam cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, cung cấp các dịch vụ mới như dịch vụ mua bán hàng qua mạng bưu chính, thanh toán hàng qua mạng.  Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ phát triển các sàn giao dịch điện tử và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia phát triển thương mại điện tử.

MC Việt Cường: Trong khoảng thời gian 3 giờ, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đã trả lời được hơn 30 câu hỏi.  Hiện nay vẫn còn rất nhiều câu hỏi của độc giả được gửi đến nhưng do thời gian có hạn, xin dừng buổi trả lời trực tuyến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng tại đây, các câu hỏi của độc giả chưa được trả lời chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển đến Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng để tiếp tục trả lời sau.  Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi và đặt câu hỏi của quý vị độc giả, xin cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng.

Ban tổ chức cũng xin cảm ơn lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ đã tham gia trả lời trực tuyến cùng Thứ trưởng để buổi trả lời trực tuyến đạt được kết quả tốt đẹp. Xin cảm ơn lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của Báo Bưu điện Việt Nam, Trung tâm Thông tin đã phối hợp rất tốt trong tác nghiệp; Xin cảm ơn sự hỗ trợ về kỹ thuật của VDC; Xin cảm ơn Văn phòng Bộ đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho buổi làm việc hôm nay.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng:

Sau gần 3 tiếng trả lời trực tuyến, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến lĩnh vực bưu chính, một lĩnh vực rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, nhà nước đặc biệt trong thời gian tới chia tách bưu chính viễn thông, nhằm mục tiêu xây dựng một ngành bưu chính năng động.

Do thời gian có hạn, tôi không có điều kiện trả lời tất cả các câu hỏi nhưng các câu hỏi của ngành bưu chính đã được trả lời. Các câu hỏi liên quan đến các lĩnh vực quản lý khác của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ sẽ xem xét để trả lời quý độc giả.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn quý độc giả đã quan tâm theo dõi buổi trực tuyến này. Xin cám ơn trang tin điện tử Bộ Thông tin và Truyền thông, ICTnews, Vietnamnet, VTC news đã tạo đã tạo điều kiện để tôi tiếp cận được với đông đảo độc giả.

Xin cảm ơn Trung tâm Thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan tham gia hợp tác để buổi giao lưu thành công.

  • Bộ TT-TT
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>