221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1054327
VINASAT-1: Hành trình từ bệ phóng tới quỹ đạo địa tĩnh
1
Article
null
VINASAT-1: Hành trình từ bệ phóng tới quỹ đạo địa tĩnh
,

 - Các công việc chuẩn bị cho việc phóng vệ tinh VINASAT-1 đã bước vào giai đoạn cuối cùng khi vệ tinh này được lắp đặt trên đỉnh tên lửa Ariane 5 ECA tại xưởng lắp ráp cuối cùng, thuộc Trung tâm vũ trụ Spaceport của châu Âu. Để giúp bạn đọc dễ theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu toàn bộ quy trình phóng vệ tinh VINASAT-1 tại sân bay vũ trụ Kourou.

Ảnh mô phỏng VINASAT-1
Công đoạn chuẩn bị lắp ráp vệ tinh VINASAT-1 vào hệ thống điều khiển của tên lửa tại khu nhà S5, Trung tâm vũ trụ Kourou. (Ảnh: Arianespace)

 

Việc phóng VINASAT-1 sẽ diễn ra ở tổ hợp phóng số 3 của Ariane tại Kourou, Guiana thuộc Pháp, nằm trong khoảng thời gian từ 5g16 tới 6g23 sáng 19/4 (giờ Hà Nội).
Arianespace là hãng sẽ phóng VINASAT-1 bằng tên lửa Ariane 5 - tên lửa thương mại duy nhất hiện nay có khả năng phóng đồng thời hai vệ tinh. Nặng chừng 2.600kg, VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin Commercial Space Systems chế tạo tại Newton, bang Pennsylvania, Mỹ. Vệ tinh sẽ được đặt ở quỹ đạo địa tĩnh ở vị trí 132 độ đông với tuổi thọ thiết kế hơn 15 năm. Được lắp 20 bộ phát đáp băng tần Ku và băng tần C, vệ tinh này cung cấp các dịch vụ phát thanh, truyền hình và điện thoại khắp lãnh thổ Việt Nam.


Để giúp bạn đọc dễ theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu toàn bộ quy trình phóng vệ tinh VINASAT-1 tại sân bay vũ trụ Kourou:

- VINASAT-1 đã được đưa tới sân bay vũ trụ Kourou vào ngày 7/3/2008, ban đầu là tới tòa nhà S5C.

- Từ ngày 31/3 tới 2/4/2008, vệ tinh được nạp nhiên liệu tại tòa nhà S5B.

- Sáu ngày sau, ngày 8/4, VINASAT được gắn bộ phối hợp, trước khi được chuyển tới xưởng lắp ráp cuối cùng.

- Ngày 10/4, VINASAT chính thức được gắn vào tên lửa Ariane 5.

- Ngày 14/4: diễn tập phóng vệ tinh. Theo thông tin mới nhất từ PV VietNamNet tại Kourou, quá trình diễn tập đã diễn ra thành công.

- 10h sáng ngày 17/4 giờ Kourou (20h 17/4 giờ Hà Nội): Tên lửa Ariane 5 mang theo 2 quả vệ tinh VINASAT-1 và Star One C2 bên trong được đưa ra bãi phóng để ghép nối với các thiết bị khác.

- 7h sáng ngày 18/4 (giờ địa phương, tức 17h 18/4 giờ Hà Nội): Quá trình đếm ngược bắt đầu, trong đó có việc nạp oxy lỏng và hydro lỏng cho động cơ giai đoạn chính (EPC) và động cơ giai đoạn sau (ESC-A).

Quá trình đếm ngược gồm mọi khâu chuẩn bị cuối cùng cho tên lửa đẩy, các vệ tinh và bãi phóng. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, quá trình đếm ngược dẫn tới việc khai hỏa động cơ giai đoạn chính của tên lửa đẩy, sau đó là hai động cơ tăng lực để tên lửa rời mặt đất càng sớm càng tốt trong khoảng thời gian dự kiến phóng tên lửa. Nếu có trục trặc xảy ra, việc phóng tên lửa sẽ bị hoãn một, hai hoặc nhiều ngày, phụ thuộc vào vấn đề liên quan và giải pháp khắc phục.

7,5 giây sau khi khai hỏa động cơ chính của tên lửa, hai động cơ tăng lực cũng được khai hỏa, đẩy tên lửa rời bệ phóng. Ngay sau khi rời bệ phóng, độ cao và đường bay của tên lửa hoàn toàn do hai máy tính nằm trong khoang thiết bị của tên lửa đẩy Ariane 5 kiểm soát.

Ban đầu, tên lửa bay lên theo chiều thẳng đứng trong khoảng 6 giây, rồi xoay về phía đông. Tên lửa Ariane 5 duy trì một độ cao đảm bảo trục của nó vẫn song song với vectơ tốc độ của chiều quay trái đất cho tới khi hai động cơ tăng lực bị vứt bỏ ở độ cao 66,7km, vào giây thứ 140 sau khi tên lửa rời bệ phóng.

Vỏ bảo vệ hai vệ tinh sẽ bị vứt bỏ ở giây thứ 189, khi tên lửa đạt tới độ cao 104,8km. 346 giây sau đó, ở độ cao 208,8km, động cơ chính ngừng hoạt động. Nó rơi xuống vịnh Guinea ở Đại Tây Dương.

Bốn giây sau, động cơ giai đoạn trên (ESC-A) khai hỏa ở độ cao 209,1km và ngừng hoạt động ở độ cao 597,4km. Ở giây thứ 1.560, vệ tinh của Brazil rời khỏi tên lửa ở độ cao 783,9km. Sau đó, VINASAT-1 sẽ tách khỏi tên lửa vào phút thứ 31, ở độ cao 1.660,9km.

Khoảng 8 ngày sau đó, vệ tinh VINASAT sẽ "tới" quỹ đạo đã "giữ chỗ" là vị trí 132 độ Đông trên quỹ đạo địa tĩnh của trái đất, ở độ cao 35.768 km so với trái đất.

Khi vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo, nếu gặp trục trặc, Việt Nam sẽ được nhận lại khoản tiền đầu tư. Việt Nam đã mua bảo hiểm cho toàn bộ quá trình phóng vệ tinh. Nếu có trục trặc xảy ra đối với vệ tinh, Việt Nam sẽ được hoàn trả chi phí. Việt Nam đã mua bảo hiểm cho các dịch vụ và một năm hoạt động đầu tiên của VINASAT-1. 

Sau khi lên quỹ đạo, trong vòng 3 tuần, vệ tinh sẽ được tổng kiểm tra trước khi đi vào hoạt động. Vào ngày 8/5, nhà sản xuất Lockheed Martin (Mỹ) sẽ chính thức bàn giao VINASAT-1 cho phía VNPT.

VINASAT-1 sử dụng bốn tấm pin mặt trời làm nguồn điện năng chính. Khi không có ánh sáng mặt trời, vệ tinh sẽ dùng hệ thống pin dự phòng. Hệ thống pin này có thể được sạc bằng năng lượng mặt trời. Còn bình nhiên liệu chỉ được sử dụng để duy trì độ cao của vệ tinh.

Phần vỏ đầu quả tên lửa Ariane 5 với vệ tinh Star One C2 bên trong đang được thả chụp xuống vệ tinh VINASAT-1 để hoàn thiện quá trình lắp ráp vệ tinh vào đầu tên lửa.
Phần vỏ đầu quả tên lửa Ariane 5 với vệ tinh Star One C2 bên trong đang được thả chụp xuống vệ tinh VINASAT-1 để hoàn thiện quá trình lắp ráp vệ tinh vào đầu tên lửa.

Vì sao phải phóng vệ tinh VINASAT-1 ở French Guiana, Nam Mỹ?

Lý do đầu tiên là vị trí địa lý của French Guiana nằm ở gần đường xích đạo, ngay ở vị trí 5độ 3phút phía trên đường xích đạo. Tất cả các vệ tinh địa tĩnh (có vị trí tương đối so với mặt đất ở trạng thái đứng yên) đều nằm trên một mặt phẳng của đường xích đạo trái đất. Do đó, khi phóng ở gần đường xích đạo, tên lửa đẩy sẽ tiết kiệm được tối đa nhiên liệu cần thiết để đưa vệ tinh thoát khỏi lực hút của trái đất và thả ra ở vị trí trên mặt phẳng đường xích đạo.

Lý do thứ hai là điều kiện thời tiết của French Guiana rất thuận lợi cho việc phóng tên lửa vũ trụ, hầu như không bao giờ có bão, chỉ có gió mạnh, nên có thể phóng tên lửa vũ trụ quanh năm. Năm 2008, Ariane Space có kế hoạch phóng tới 7 quả tên lửa Ariane 5, mang theo các vệ tinh và thiết bị cho trạm vũ trụ ISS.

 

  • Minh Sơn (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;