221
2081
CNTT - Viễn thông
cntt
/cntt/
1046239
Đối thoại trực tuyến về phát triển kinh tế ngành TT-TT
1
Article
null
Đối thoại trực tuyến về phát triển kinh tế ngành TT-TT
,

Vào lúc 9h00 sáng nay, 27/3/2008, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trần Đức Lai đã bắt đầu trả lời trực tuyến người dân về hoạt động quản lý nhà nước của Bộ trong quy hoạch, chiến lược, ban hành cơ chế, chính sách phát triển kinh tế ngành, thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp, giá cước, dịch vụ công ích...

 

Công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian qua tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, văn hóa - xã hội tiếp tục tiến bộ, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Ngành Thông tin và Truyền thông là ngành dịch vụ, công nghệ, hạ tầng kinh tế - xã hội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Phát huy nội lực các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy cạnh tranh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhằm tiếp tục đưa ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng và vai trò của các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản là những công việc cấp bách trong phát triển ngành thời gian tới. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ về kinh tế, kế hoạch, đầu tư phục vụ sự phát triển các lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng tập trung hoạt động quản lý nhà nước vào các công việc sau:

- Tiếp tục tập trung định hướng và chỉ đạo việc xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển ngành đạt hiệu quả cao;
 
- Quản lý và điều hành tốt thị trường thông qua công cụ quản lý vĩ mô như giá cước và điều tiết dịch vụ công ích; 

- Đẩy mạnh công tác xây dựng và ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng chuyên ngành; 


- Tăng cường quản lý tốt các chương trình, kế hoạch, dự án trọng điểm được Nhà nước giao.

Xu thế hội tụ công nghệ với quá trình toàn cầu hoá đang tạo ra cho ngành Thông tin và Truyền thông bên cạnh những cơ hội thuận lợi còn có những thách thức sâu sắc về quản lý, hoạch định cơ chế, chính sách phát triển về hạ tầng, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh... Khi bước vào sân chơi chung toàn cầu về thương mại và dịch vụ, ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, để mở rộng thị trường cả trong nước và nước ngoài, có cơ hội tiếp cận nhanh hơn với công nghệ, kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vấn đề đặt ra với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, ngành Thông tin và Truyền thông làm thế nào để phát huy thế mạnh của mình trong việc chỉ đạo điều hành quản lý kinh tế ngành vượt lên những thách thức, khai thác triệt để những cơ hội để giảm chi phí, đầu tư phát triển công nghệ mới, hiện đại, phát triển về chất và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế phục vụ tốt cho sự phát triển ngành Thông tin Truyền thông.

Đây là buổi trực tuyến thường kỳ tháng thứ ba của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm giải đáp những vấn đề liên quan đến ngành được người dân quan tâm và tiếp thu ý kiến nhân dân để hoạt động điều hành, quản lý ngành hiệu quả hơn. Vào tháng 1/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời trực tuyến về quản lý viễn thông, Internet và tần số vô tuyến điện. Tháng 2/2008 là trả lời trực tuyến về phát triển CNTT.

Sau đây là lược thuật nội dung cuộc đối thoại trực tuyến: 

Thứ trưởng Trần Đức Lai: Xin chào quý vị độc giả, cho đến thời điểm này, tôi đã nhận được trên 50 câu hỏi, tập trung vào các lĩnh vực như chính sách phát triển thị trường thông tin di động, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp trong ngành BCVT, chính sách quản lý BCVT – CNTT tại địa phương, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cho cơ sở…. Trước tiên tôi xin trả lời những câu hỏi được độc giả quan tâm nhất.

Mô tả ảnh.

1.Câu hỏi: (
Nguyễn Thành Nam -Hà Nội -namnt@gmail.com): Xin kính chào Thứ trưởng. Tôi là một người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.Qua báo chí, tôi được biết trong mấy năm gần đây, viễn thông Việt Nam có sự phát triển rất nhanh chóng với những kết quả ấn tượng. Vậy xin Thứ trưởng đánh giá về sự phát triển đó và so sánh với các nước trong khu vực ?

Trả lời: Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn. Đúng là trong mấy năm qua, đặc biệt là trong 3 năm trở lại đây, nhờ cơ chế chính sách đúng đắn của nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân, ngành viễn thông Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trên mọi phương diện, với tốc độ có thể nói là bùng nổ. Sự phát triển đó thể hiện trên các mặt sau:

Về phát triển thuê bao điện thoại, 3 năm qua, chúng ta luôn đạt con số thuê bao năm sau bằng tất cả các năm trước cộng lại. Hết năm 2007, Việt Nam đã đạt 44 triệu máy, thuê bao di động chiếm 75,5%, mật độ điện thoại là 52 máy/100 dân. Hiện tổng số thuê bao trên toàn mạng đã là 47,5 triệu máy, trong đó thuê bao di động chiếm 75,5%, mật độ điện thoại là 54 máy/100 dân. Cùng với sự tăng tăng trưởng đầy ấn tượng của dịch vụ di động, Internet băng rộng cũng có mức tăng trưởng gây ấn tượng mạnh. Nếu như năm 2006, Việt Nam có khoảng hơn 500.000 thuê bao ADSL, đến năm 2007 con số này đã đạt khoảng 1,2 triệu thuê bao và đến nay con só này đã đạt 1,51 triệu thuê bao ADSL. Hiện chúng ta cũng đang có 18,55 triệu người sử dụng dịch vụ Internet và đạt mật độ 22%.

Về phát triển hạ tầng mạng lưới, mạng điện thoại cố định đã vươn đến hầu khắp các xã trong cả nước với tỷ lệ 100% số xã có điện thoại, việc mở rộng vùng phủ sóng của các mạng di động đã phủ sóng được đến 95% khu vực có dân cư sinh sống. Với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc giảm cước, đa dạng hóa các loại dịch vụ và các gói cước, trong thời gian qua, các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là điện thoại di động, đã ngày càng trở nên bình dân, phù hợp với thu nhập của đa số dân cư. Thậm chí hiện nay, chỉ cần 10.000 đồng 1 tháng, người ta cũng có thể dùng điện thoại di động. Cùng với việc phát triển thuê bao, mở rộng mạng lưới, các doanh nghiệp cũng không ngừng chăm lo nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng. Minh chứng rõ rệt nhất cho điều đó là trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tý vừa qua, tình trạng nghẽn mạng di động vốn xảy ra thường xuyên trong các Tết trước đã được khắc phục về cơ bản.

Trong 3 năm qua, Việt Nam luôn đứng trong top dẫn đầu thế giới về tốc độ phát triển viễn thông. Nếu so sánh trong khu vực ASEAN, chúng hiện đứng ở top đầu về tỷ lệ điện thoại trên số dân, đứng ở mức trung bình về giá cước.

Trong năm 2008, cùng với việc Bộ TT&TT tổ chức thi tuyển cấp phép thiết lập mạng di động thế hệ thứ 3 (3G), cấp phép triển khai công nghệ vô tuyến băng rộng Wimax và việc Tập đoàn BCVT Việt Nam phóng vệ tinh Vinasat 1 lên quỹ đạo, tôi tin rằng, viễn thông Việt Nam sẽ tiếp tục có bước phát triển mới về chất, đáp ứng xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ giữa viễn thông, Internet và phát thanh, truyền hình, bảo đảm yêu cầu chủ động thông tin trên mọi miền Tổ quốc, kể cả vùng miền núi, biển đảo, không phụ thuộc vào địa hình và thời tiết.

2. Câu hỏi: ( Nguyễn Tấn Dương -Vĩnh Long - tanduong@vinhlong.gov.vn): Được biết năm 2006 Bộ BCVT đã có kế hoạch xây dựng đề án Chuyển dịch vụ hỗ trợ giải đáp thông tin mạng cố định nội hạt  116 của VNPT cho các sở BCVT quản lý để giải đáp thắc mắc cho khách hàng của mọi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cố định. Vậy đề án đó còn trở ngại gì chưa thấy triển khai  

Trả lời: Thực hiện chính sách mở cửa thị trường, hiện trên thị trường đã có DN cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. Dịch vụ hỗ trợ giải đáp thông tin 116 trước đây do 1 DN cung cấp, hiện nay đã có nhiều DN tham gia thị trường vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, Bộ TT&TT đã có chủ trương xây dựng Đề án cung cấp dịch vụ 116 với ý tưởng thành lập các Trung tâm 116 theo mô hình là tổ chức sự nghiệp công lập, trực thuộc các Sở BC,VT địa phương và chuyển dịch vụ 116 từ các DN về cho các trung tâm này thực hiện. Tuy nhiên, khi triển khai Đề án đã gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính cho đầu tư cơ sở vật chất ban đầu và duy trì hoạt động thường xuyên, lâu dài của các trung tâm. Theo các quy định hiện nay của Nhà nước, việc hỗ trợ tài chính cho việc thành lập và duy trì hoạt động các trung tâm từ ngân sách địa phương và từ Quỹ Dịch vụ VT công ích VN (do Bộ TT&TT quản lý) đều gặp khó khăn, chưa phù hợp. Vì vậy, đề án chưa triển khai được. Hiện nay, Bộ TT&TT đang tiếp tục nghiên cứu về mô hình cung ứng dịch vụ 116, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng của các doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ này.

3. Câu hỏi: ( Đỗ Minh Đức - 145/4 Phan Bội Châu - tp Quy Nhơn - Bình Định -princedominh@gmail.com): Chủ trương của Nhà nước, Chính phủ là đẩy mạnh và phát triển PMNM. Vậy việc Microsoft và Chính phủ thúc đẩy hợp tác để phát triển một ngành CNCNTT-Viễn thông năng động của Việt Nam có đi ngược với chủ trương trên đây không? Xin Thứ trưởng giải thích rõ hơn để chúng tôi có thể thấy được rõ hơn mục tiêu ấy.

Mô tả ảnh.
Trả lời: Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và phát triển PMNM chỉ là một trong các chính sách và giải pháp phát triển CNPM nước ta. Việt nam đã là thành viên của APEC và cam kết trung lập về mặt công nghệ nên không phân biệt sử dụng phần mềm đóng hay mở. Vấn đề ở đây là do chi phí bản quyền phần mềm thương mại là khá cao nên cùng với việc đàm phán với các tập đoàn phần mềm như Microsoft để có được thoả thuận mua phần mềm của họ với giá hợp lý nhất có thể, Việt Nam cũng cần có các giải pháp, chiến lược dài hạn nhằm khuyến khích phát triển các phần mềm của mình, trong đó đặc biệt là khai thác sử dụng phần mềm mã nguồn mở nhằm tăng tính chủ động về công nghệ, giảm dần sự phụ thuộc.

Mua bản quyền MS Office còn thể hiện quyết tâm chống vi phạm bản quyền phần mềm của Chính phủ, tăng cường quản lý và xử lý nghiêm vi phạm bản quyền phần mềm, tuân thủ Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết gia nhập WTO. Giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền sẽ tạo ra môi trường tốt để thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển CNPM trong nước phát triển. Điều này hoàn toàn không đi ngược với chủ trương đẩy mạnh và ứng dụng phát triển PMNM.

Song song với việc mua bản quyền của MS, nhà nước còn đồng thời có các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển PMNM như: Quyết định 169/2006/QĐ-TTg và 223/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư 02/2007/TT-BBCVT ngày của Bộ BCVT hướng dẫn chi tiết một số nội dung đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 08/200/QĐ-BTTTT ban hành Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước

4. Câu hỏi: (Lương công đức - sở bcvt Phú Yên - congduc75@yahoo.co.uk): Kính chào Thứ trưởng Trần Đức Lai 1/ Xin Thứ Trưởng cho biết việc quản lý các trạm BTS ở các địa phương trên cả nước được quản lý theo TTLT 01 và 12 về quản lý phát triển trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng BTS ở các địa phương hiện nay như thế nào? 2/ Bộ TTTT đã có Thông tư hay văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng chung trạm BTS chưa? Nếu có thì ở văn bản nào? tránh gây lãng phí việc đầu tư xây dựng nhà trạm và làm mất mỹ quan đô thị? 3/ Hiện nay theo tôi được biết tất cả thủ tục cấp phép về lĩnh vực BCVT, CNTT đều thông qua các cơ quan trực thuộc Bộ. Vậy Bộ có chủ trương chuyển những loại giấy phép nào về các sở địa phương cấp? quy định các loại phí và lệ phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp? tránh việc mất thời gian đi lại của doanh nghiệp thực hiện theo chủ trương CCHC của Chính phủ. Xin chúc Thứ trưởng và gia đình sức khỏe, hạnh phúc. Cảm ơn Thứ trưởng! Chào trân trọng

Trả lời: Để đẩy mạnh phát triển mạng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép xây dựng trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) mà vẫn đảm bảo không trái với Luật Xây dựng, Liên Bộ Xây dựng - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.

Theo đó:  + Các trạm BTS được xây dựng trực tiếp trên đất (BTS loại 1), việc cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 02/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng và theo khoản 2, mục I của Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT.

+ Các trạm BTS được lắp đặt trên các công trình xây dựng sẵn có (BTS loại 2) nếu thuộc Khu vực phải xin phép xây dựng thì cần có Giấy phép xây dựng. Khu vực phải xin phép xây dựng ở các đô thị bao gồm:

++./ Khu vực sân bay, khu vực an ninh quốc phòng

++./ Khu vực trung tâm văn hoá, chính trị cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

++./ Các khu vực khác cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

+ Các trạm BTS loại 2 nằm ngoài Khu vực phải xin phép xây dựng thì được miễn Giấy phép xây dựng nhưng phải đảm bảo các điều kiện nêu tại Thông tư liên tịch 12 nêu trên.

1.2. Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định 160/2004/NĐ-CP, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng chung các trạm phát sóng sẽ tránh lãng phí nhưng việc sử dụng chung này cũng phải phù hợp với qui hoạch, thiết kế mạng của từng doanh nghiệp chứ không đơn thuần là việc lắp đặt các ăn ten trên cùng 1 cột. Ví dụ, cùng 1 cột, nhà khai thác A xây dựng và đã sử dụng vị trí về độ cao và hướng này rồi thì các nhà khai thác khác muốn dùng cùng độ cao và hướng đó sẽ không thể lắp đặt ăn ten vào đấy được nữa. Sắp tới nội dung này sẽ được qui định chi tiết hơn trong Luật Viễn thông.
Triển khai Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn các Sở BCVT cần cụ thể hóa các tiêu chí nhằm xác định phạm vi và công bố Khu vực phải xin phép xây dựng tùy theo tình hình quy hoạch xây dựng đô thị tại địa phương.

1.3./ Cũng theo Thông tư liên tịch số 12/TTLT/BXD-BTTTT và văn bản số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn trên, Sở BCVT cần nắm bắt, yêu cầu các doanh nghiệp đề xuất kế hoạch và báo cáo dự kiến vị trí xây dựng các trạm BTS loại 2 ở đô thị và trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn để thống nhất với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan của địa phương để khoanh vùng, xác định phạm vi cần xin phép xây dựng. Đặc thù của viễn thông hoàn toàn khác với các lĩnh vực dịch vụ khác, một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ mang tính toàn quốc, không thể có mạng công cộng chỉ cung cấp dịch vụ cho 1 tỉnh vì khả năng truy cập của bất kỳ 1 thuê bao nào trên toàn quốc (điện thoại, Internet) đến mạng, do vậy để thống nhất quản lý, tránh chồng chéo, đầu tư lãng phí thì việc quản lý việc cấp phép cần phải tập trung, đây cũng là thông lệ quốc tế. Tại Việt Nam việc này đã được qui định tại Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định 160/2004/ND-CP.

5.Câu hỏi: (Võ Xuân Thanh - Quy nhơn- Bình định - thanhxv@gmail.com): Đẩy mạnh ứng dụng CNTT là một việc rất quan trọng nhưng không dễ dàng vì cần nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề tài chính, các tỉnh không dám vượt rào khi chưa có hướng dẫn . Xin thứ trưởng cho biết đến khi nào thì Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ tài chính có Thông tư hướng dẫn mục chi cho sự nghiệp ứng dụng và phát triển CNTT Theo điều 63- Luật CNTT

Trả lời: Đẩy mạnh UDCNTT là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm hàng đầu hiện nay của Bộ. Để triển khai thực hiẹn, lien quan tới các vấn đề tài chính, Bộ TTTT đã có văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2007 - 2010 trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gửi các Bộ, ngành, địa phương; Văn bản hướng dẫn chi sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin năm 2008 cho các Bộ, ngành, địa phương.
Liên quan đến Thông tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: Thực hiện triển khai Điều 63 Luật CNTT, xây dựng khung pháp lý về tài chính cho ứng dụng CNTT dùng nguồn vốn NSNN, Bộ Bưu chính, Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Dự thảo Thông tư liên tịch đã được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành, địa phương trong toàn quốc. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến tham gia, Ban đồng soạn thảo của 02 Bộ đã thống nhất các nội dung của dự thảo cuối cùng. Hiện tại, Bộ Tài chính đang hoàn tất nốt các thủ tục còn lại để ban hành Thông tư liên tịch.

6. Câu hỏi: ( Phạm Hồng Thịnh - Gia Lâm, Hà Nội - vanphuc17@vnn.vn): Xin hỏi Thứ trưởng, giá cước điện thoại di động giảm liên tục nhưng sao giá cước điện thoại cố định không giảm vậy? Trong năm 2008, cước di động sẽ giảm như thế nào? Xin cám ơn.

Trả lời: Dịch vụ điện thoại di động mới được đưa vào Việt Nam trong hơn 10 năm qua, thời gian qua do công nghệ di động có những bước phát triển hết sức nhanh chóng, nên giá cả thiết bị mạng lưới  cũng như thiết bị đầu cuối cũng có điều kiện giảm, suất đầu tư / line di động giảm, nên các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ di động trên toàn thế giới có điểu kiện giảm giá cước dịch vụ. Bên cạnh đó do tính phổ cập của dịch vụ di dộng ngày càng tăng, số người sử dụng ngày càng nhiều, do tính linh hoạt của loại hình dịch vụ nên dịch vụ di động có khả năng tổ chức được nhiều loại gói cước da dạng phong phú, có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại tầng lớp khách hàng, nên số thuê bao phát triển nhanh chóng, do đó nhờ lợi thế qui mô, nên giá cước dịch vụ có điều kiện ngày càng giảm. Trong khi đó giá cước dịch vụ điện thoại cố định ở Việt Nam do lịch sử để lại và do chính sách nên hiện đang được cung cấp dưới giá thành. Giá cước dịch vụ điện thoại cố định ở Việt Nam hiện nay là rẻ nhất thế giới, khó có thể giảm thêm được. Bên cạnh đó do việc mở cửa thị trường, gia nhập WTO, nên hiện nay giá cước dịch vụ điện thoại cố định không còn được bù chéo nữa, vì vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hiện nay đang phải tìm cách cung cấp dịch vụ tiến tới giá thành theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không bao cấp, bù chéo, đưa các dịch vụ về giá thành theo cơ chế thị trường.
Trong năm 2008 theo định hướng cong tác quản lý giá cước các dịch vụ VT thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động sẽ căn cứ vào thực tế thị trường, giá thành và điều kiện của doanh nghiệp để có mức điều chỉnh giảm cho phù hợp.

7. Câu hỏi: ( Đỗ Văn Hoàng - Cầu Gỗ, Hà Nội - hoang_do@yahoo.com):
Tôi được biết là Bộ cấp phép cho rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại cố định, nhưng tại sao tôi không thấy họ cung cấp dịch vụ?

Trả lời: Có thể bạn không thấy vì họ chưa cung cấp tại khu bạn sống, ví dụ SPT mới cung cấp ở khu Phú Mỹ Hưng, thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa cung cấp tại Hà Nội.

8. Câu hỏi: ( Lê Quang Anh - Hà Nội - quang_anh_lq@gmail.com): Trước hết xin cám ơn Bộ TTTT đã ’nói là làm’, tổ chức trả lời trực tuyến hàng tháng. Tuy nhiên, lần trả lời trước của ông Thứ trưởng khiến tôi thấy không thỏa đáng. Tôi mong lần này người dân chúng tôi sẽ không phải nhận được những câu trả lời chung chung ’sẽ’, ’đang’, ’sắp’ mà cần có lộ trình cụ thể, hành động cụ thể, để trả lời của chính quyền có trọng lượng, dân biết, dân tin. Xin cám ơn

Mô tả ảnh.
Trả lời: Xin cảm ơn câu hỏi rất thẳng thắn và là góp ý cho Bộ TT&TT. Chúng tôi khẳng định rằng một số kế hoạch, chiến lược của Bộ nêu ra là sẽ thực hiện và phải thực hiện thành công. Có thể một số giải thích trước đây làm cho bạn hiểu lầm. Có thể khẳng định trong thời gian vừa qua, những lĩnh vực nóng liên quan đến phát triển CNTT-TT Bộ đã và đang chỉ đạo triển khai, đạt nhiều kết quả tương đối khả quan, ví dụ như đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của viễn thông, nhất là Internet băng rộng và di động. Thứ hai, tăng cường quản lý để bảo đảm tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng. Thứ ba, tạo mọi cơ chế, chính sách để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, tạo đầu tư vừa tiết kiệm, vừa đồng bộ.

Đối với lĩnh vực CNTT, một lĩnh vực rất mới và tương đối khó, cho đến nay Bộ đang hoàn thiện tiếp một số văn bản QPPL, tạo điều kiện cho lĩnh vực này phát triển. Và trên thực tế, việc ứng dụng CNTT của Việt Nam đã được áp dụng rất thành công ở nhiều bộ, ngành. Ví dụ như Trang tin điện tử của CP và bây giờ đang nâng cấp lên cổng thông tin điện tử của CP, như hệ thống thông tin điều hành của Ngân hàng Nhà nước, của Kho bạc, hệ thống tài chính, công an, giáo dục và đào tạo. Đây là những mạng tổ chức ứng dụng CNTT có hiệu quả tốt, phục vụ trực tiếp cho các nhu cầu của xã hội. Xin cảm ơn bạn.

9. Câu hỏi: ( - Nguyễn Tấn Dương - Vĩnh Long - tanduong@vinhlong.gov.vn): Xin Thứ trưởng cho ý kiến về ý nghĩa, nội dung của Mục 4 Điều 62 Luật CNTT và theo Thứ trưởng đến khi nào Mục lục ngân sách nhà nước có bổ sung loại chi riêng về CNTT

Trả lời: Mục 4 Điều 62 Luật CNTT quy định ’Trong Mục lục ngân sách nhà nước có loại chi riêng về CNTT’ tạo điều kiện hạch toán riêng dự toán riêng dự toán chi NSNN cho ứng dụng CNTT từ khâu lập kế hoạch,triển khai cho đến khi quyết toán. Hiện nay, Mục lục NSNN chưa có loại chi riêng về CNTT, kinh phí cho ứng dụng CNTT đang nằm trong các loại, khoản kinh phí khác (ví dụ: trong kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo (Loại 14 khoản 11) cũng đã bao gồm phần chi cho ứng dụng CNTT, trong chi quản lý hành chính (Loại 13 khoản 01) cũng có phần chi cho ứng dụng CNTT...). Do chưa được hạch toán riêng nên rất khó cho việc tổng hợp dự toán chi NSNN cho ứng dụng CNTT.
Để triển khai Điều 63 Luật CNTT, nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn NSNN, Bộ Thông tin & Truyền thông đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chính sách hướng dẫn triển khai và đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sớm bổ sung loại chi riêng về CNTT theo quy định của Điều 62 Luật CNTT và phù hợp với Luật NSNN.

10. Câu hỏi: ( Huyen Anh -Ha Noi - laithuhuyenvir2003@yahoo.com):
Hiện nay quá trình cổ phần hoá các DN của ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đang tiến đến đâu? - việc thực thi các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực bưu chính viễn thông đã được thực hiện đến đâu tại thời điểm này? - Nghị Định về quản lý đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông khi nào sẽ hoàn tất?

Trả lời: Thực hiện chủ trương Cổ phần hóacác doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ, Bộ đã có chương trình kế hoạch trình Chínhphủ và đã được phê chuẩn. Đến nay trên 40 Doanh nghiệphoạtđộng trong lĩnh vực công nghiệp, sản xuất thiết bị,xây lắp công trình bưu chính viễn thôngđã được Cổ phần hóa. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóarất tốt, tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. Hiện nay, Bộ đang tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông trong đó có công ty VMS. Có thể gọiđây là giaiđoạn2 triển khai cổ phần hóa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Đây cũng là một lĩnh vực mới cần có thời gian chuẩn bị kỹ, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ lựa chọn công ty VMS làm thí điểm, sau đó sẽ đúc rút kinh nghiệm và triển khai cổ phần hóa các công ty khác.

Việt Nam đã là thành viên của WTO, lĩnh vực BCVT&CNTT Việt Nam đã có những cam kết. Về cơ bản chúng tôiđang chỉđạo và thực hiện các cam kếtđúng tiếnđộ,đúnglộ trình.
Nghị định hướng dẫn đầu tư trong lĩnh vực BCVT là một trong những cam kết với WTO. Chính phủđã giao cho Bộ TT&TT xây dựng Nghịđịnh về hướng dẫnđầu tư trong lĩnh vực BCVT chúng tôiđã hòan thành dự thảo, lấyý kiến các bộ ngành, cácđịa phương và trênWebsiteChính phủ. Hiện nay dự thảo Nghị định đã hòan thiện và trình Chính phủ.


11. Câu hỏi: ( Thanh Xuan - Ha Noi - thanhxuan1977@yahoo.com): Về sửa đổi Nghị định 55 về quản lý Internet: - Nửa cuối năm 2007, tôi được biết Bộ có rà soát, sửa đổi NĐ quản lý dịch vụ Internet NĐ 55, trong đó có rất nhiều chính sách thoáng, mở hơn cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Liệu bao giờ sẽ ban hành NĐ này? Ông dự đoán về tác động của NĐ này đến cuộc sống và thị trường như thế nào?

Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 55 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và đã trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành. Nghị định thay thế Nghị định 55 được gồm có một số nội dung bổ sung, sửa đổi quan trọng như sau:

a) Cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ Internet (dịch vụ kết nối, truy nhập, ứng dụng Internet): Đây là một trong các giải pháp thị trường mà Bộ sẽ sử dụng để thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể lựa chọn các dịch vụ tốt, bằng cách cho phép các doanh nghiệp mới, các DN có năng lực tham gia vào thị trường.

b) Tạo điều kiện nâng cao chất lượng và giảm chi phí cung cấp dịch vụ: Nhằm thúc đẩy Internet phát triển, Nghị định thay thế Nghị định 55 qui định mọi doanh nghiệp Internet đều có quyền thuê kênh để trực tiếp kết nối với Internet quốc tế và với các trạm trung chuyển Internet. Đây là một trong các giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ giúp các DN giảm chi phí, và nâng cao chất lượng dịch vụ.

c) Thúc đẩy phát triển Internet băng rộng: Để thúc đẩy các dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (xDSL), Nghị định cũng qui định buộc các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông phải có trách nhiệm cung cấp đường truyền dẫn viễn thông và phân tách mạch vòng nội hạt khi có yêu cầu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không có hạ tầng mạng có thể triển khai dịch vụ Internet băng rộng.

Hy vọng với những điểm mới trong Nghị định thay thế Nghị định 55 nói trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành dịch vụ Internet, tạo ra nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ Internet và cơ hội lựa chọn sử dụng dịch vụ Internet chất lượng cao cho người dân.

Nghị định đưa ra các qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc phát triển dịch vụ (về kết nối đặc biệt là kết nối quốc tế, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính,…). Những chính sách đó sẽ mang lại cho người sử dụng khả năng sử dụng các dịch vụ Internet với giá thấp hơn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên điểm quan trọng sẽ tác động nhiều nhất đến những người sử dụng Internet ở VN chính là qui định về quản lý nội dung thông tin, cụ thể như sau:
Trước đây, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thiết lập trang thông tin điện tử đếu phải có giấy phép. Dự thảo Nghị định mới thể hiện rõ quan điểm người sử dụng có quyền đưa thông tin lên Internet và phải tự chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin đó. Như vậy, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể tự thiết lập trang thông tin điện tử của mình, để quảng bá và giới thiệu về mình mà không cần có giấy phép. Điều đó sẽ tác động trực tiếp (tạo đk thuận lợi) đến hàng triệu người sử dụng Internet vì với sự phát triển của Internet, của chính phủ điện tử và thương mại điện tử, hàng vạn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần thiết lập website, hàng triệu người sử dụng đã và đang thiết lập blog. Theo dự thảo mới này, chỉ có những trang tin báo chí (báo điện tử) và những trang tin tổng hợp chính trị, kinh tế, xã hội là cần có giấy phép.

12. Câu hỏi: ( Hà Bảo -Hà Nội - ha.bao@yahoo.com.vn)
: Cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn của nhà nước hiện đang là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Trong lĩnh vực hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông, xin Thứ trưởng cho biết tình hình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã tiến hành đến đâu, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực viễn thông, hiện được rất nhiều người quan tâm?

Trả lời: Cảm ơn bạn Hà Bảo, câu hỏi này tôi vừa trả lời đối với bạn Huyền Anh. Đề nghị bạn xem phần trả lời đó.

13. Câu hỏi: ( Trần Minh - Tp.HCM - cubi_79@yahoo.com): Thứ trưởng vui lòng cho biết Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2009-2010 được xây dựng trên tiêu chí nào? Bộ có hướng dẫn gì để các sở TTTT có định hướng xây dựng không?

Trả lời: Về quan điểm: Kế hoạch Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 2008-2010được xây dựng và triển khainhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Chính phủ và phục vụ nhân dân tốt hơn; Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải được tiến hành đồng bộ, gắn chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính.

Về mục tiêu: Kế hoạch cố gắng đưa ra những mục tiêu cụ thể, khả thi, có thể đánh giá được. Ví dụ: Kế hoạchđặt ra mục tiêuđến năm 201090% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử, 100% các Bộ, tỉnh, thành phố có Cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công trực tuyến; đến 2010 các tỉnh cung cấp được tối thiểu 3 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3...
Bộ BCVT trước đây đã có hướng dẫn các Bộ, tỉnh xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT 2008-2010 trong phạm vi ngành, địa phương mình. Trong quá trình xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước cho toàn quốc nếu, nếu có nội dung mớichúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn cụ thể hơn.

14. Câu hỏi: (Tâm Lê - Bình định - lele@yahoo.com): Chính phủ đã giao Bộ TTTT tiếp nhận và tiếp tục triển khai đề án 112, xin ông cho biết trách nhiệm chỉ đạo của Bộ đối với các địa phương hiện nay như thế nào? Nếu một địa phương có 2-3 cùng triển khai thì sao?Vai trò của sở BCVT trong công tác này là gì? Chương trình này có còn được Nhà nước hỗ trợ tài chính như 112 trước đây không ?

Trả lời: Ngay sau khi hoàn thành việc bàn giao kết quả của Đề án 112 giữa Bộ Thông tin & Truyền thông và Văn phòng Chính phủ vào ngày 27/12/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các kết quả của Đề án 112 cả về hạ tầng và các sản phẩm phần mềm để khai thác phục vụ cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Bộ TT&TT cũng đã có văn bản xin ý kiến các địa phương về dự kiến hướng dẫn chuyển giao kết quả Đề án 112 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó khẳng định Sở BCVT là cơ quan chuyên trách về CNTT tại địa phương, có trách nhiệm triển khai các chức năng nhiệm vụ quy định tại điều 46 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trên cơ sở kết quả triển khai Đề án 112 và các đề án, dự án ứng dụng CNTT khác của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ TTTT đã trình và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008, Kế hoạch này vừa được Thủ tướng CP ký ban hành ( QĐ số 43/QĐ-TTg) làm tiền đề cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2009-2010, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam. Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2008 có hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa cân đối được ngân sách để triển khai ngay một số nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm 2008.

Mô tả ảnh.


15. Câu hỏi: ( Hồ Xuân Phán - Sở BCVT TT Huế - hxphan@hue.gov.vn): Hiện nay một số địa phương trong đó có TT Huế, Lãnh đạo tỉnh chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu về khái niệm truyền thông của ngành TTTT nên việc chọn Phó Giám đốc Sở BCVT quản lý nhà nước về truyền thông là người trước đây là phụ trách truyền thông dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tỉnh. Không phải chỉ riêng Huế mà nhiều Sở ở các tỉnh khác cũng có tình trạng xáo trộn tương tự. Vậy Lãnh đạo Bộ sẽ nghĩ gì và có cách nào giúp cho Lãnh đạo địa phương có khái niệm đúng về Ngành thông tin và truyền thông không nhằm giúp cho cơ sở làm tròn chức năng nhiệm vụ của Sở TTTT . Xin trân trọng kính chào

Trả lời: Sở TT&TT được thành lập trên cơ sở Sở BCVT và bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản (trước đây thuộc Sở Văn hóa Thông tin) và Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 xác định Sở TT&TT giúp UBND quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh 5 lĩnh vực chính: bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí và xuất bản. Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ở địa phương đạt hiệu quả, hiệu lực thì đội ngũ lãnh đạo Sở TT&TT cần phải có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản gửi Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về vấn đề này.

Đối với cán bộ lãnh đạo Sở: Bộ Bưu chính, Viễn thông trước đây (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với Lãnh đạo Sở. Nay Bộ đang hiệu chỉnh để ban hành lại khi Bộ được bổ sung quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản.

16. Câu hỏi: (Dương - TP. Hồ Chí Minh - duong@hotmail.com): Kính gửi Thứ Trưởng, Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh, khuyến mãi, giảm giá cước là một dấu hiệu rất tích cực đối với người sử dụng dịch vụ vì được sử dụng với giá thành rẻ. Tuy nhiên có nhiều bất cập với tình trạng thuê bao ảo như: an toàn thông tin, quản lý thuê bao, lãng phí tài nguyên quốc gia,..Bộ đã ban hành quy định hành chính về quản lý thuê bao nhưng thực ra chưa hiệu quả Xin hỏi Bộ đã dự định bao giờ sẽ áp dụng biện pháp kỹ thuật, theo tôi đề xuất sử dụng công nghệ NUMBER PORTABILITY cho mạng di động. Với công nghệ mạng di động của các DN hiện nay đều đáp ứng được việc sử dụng công nghệ này. Các nước khác trên thế giới đã cho thấy hiệu quả vô cùng to lớn khi áp dụng công nghệ NUMBER PORTABLITY. Đề nghị thứ trưởng cho biết lộ trình Bộ sẽ áp dụng công nghệ này. Theo tôi càng sớm áp dụng công nghệ NUMBER PORTABILITY, việc quản lý thuê bao của các mạng di động sẽ dễ dàng, tài nguyên kho số quốc gia đựơc bảo đảm, các mạng di động phải tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thật sự,... Rất mong nhận được ý kiến trả lời của Thứ trưởng

Trả lời: Bộ đã ban hành quyết định quản lý thuê bao, việc Bộ đưa ra quyết định thì khi các doanh nghiệp triển khai chắc chắn phải dùng các biện pháp kỹ thuật để thực hiện các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Chính qui định và biện pháp kỹ thuật của các doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề quản lý thuê bao và giảm số thuê bao ảo. Sau khi ban hành, Bộ đã nhận được báo cáo của các doanh nghiệp, sự phản ánh của báo giới và xã hội, Bộ đã họp với các doanh nghiệp để tiếp khắc phục những tồn tại mà thực tế phát sinh. Giải pháp kỹ thuật mà bạn đưa ra hiện nay theo nghiên cứu thì chưa nên áp dụng tại vì giải pháp kỹ thuật này nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh ở các nước mà sự phát triển thị trường đã gần đạt mức bão hoà, với phương pháp này sẽ thúc đẩy sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng mạng, chất lượng của dịch vụ nhưng với nước ta việc áp dụng này đang được nghiên cứu và áp dụng khi các điều kiện phù hợp.

17.Câu hỏi: (Dương Quang Kiên - Sở BCVT Bắc Giang, 45 Hùng Vương, Tp Bắc Giang -kiendq@gmail.com): Hiện tại, nhu cầu đào tạo nhân lực cho các Sở BCVT, đặc biệt là các nhân lực trẻ về các nội dung: quản lý dự án, quản lý công, kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực BC, VT, CNTT, Phát thanh Truyền hình,..là rất cầp thiết. Xin hỏi hiện nay và trong tương lai gần ngoài các chương trình tập huấn nghiệp vụ như Bộ vừa triển khai cho các Sở trong thời gian qua, Bộ có các chương trình đào tạo dài hạn trong và ngoài nước nào không? Đề nghị Bộ sớm thông tin rộng rãi và đầy đủ để các đơn vị, cá nhân quan tâm có thời gian chủ động chuẩn bị các điều kiện phù hợp.

Trả lời: Kiến thức chuyên sâu về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin: hiện nay các trường đại học đã có những khoa đào tạo dài hạn, chuyên sâu về các lĩnh vực này, các cán bộ, công chức của Bộ, Sở đương nhiên phải có kiến thức này rồi. Bộ đang tích cực tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước cho cán bộ các Sở. Bộ cũng đang xem xét để có thể tổ chức các đoàn cán bộ công chức đi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài, Sở cố gắng bố trí để cán bộ của Sở cùng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí là trở ngại cho việc tổ chức các đoàn ra, để giải quyết vấn đề này, Bộ đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, tạo sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nước các doanh nghiệp nước ngoài.

18. Câu hỏi: (Trần Ngọc Phước - 05 Hưng Đạo Vương, Phường 1 TX Vĩnh Long -tnphuoc.sbcvt@yahoo.com):
Bộ TT&TT phân cấp chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Mở các lớp tập huấn đào tạo cho CCVC các Sở về lĩnh vực BC, VT và CNTT. Bộ TT&TT rà soát và thống kê lại các văn bản phát luật về lĩnh vực BCVT, CNTT và Báo chí xuất bản.

Trả lời: Triển khai thực hiện Nghị định 13/2008/NĐ-CP về quy định của các CQ giúp việc UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông (trên cơ sở Sở BCVT hiện nay và bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản), tạo điều kiện để các Sở có thể nhanh chóng triển khai công tác quản lý nhà nước tại địa phương đạt hiệu quả cao.

Về công tác tập huấn đào tạo cho cán bộ công chức các Sở: trong năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây) đã tổ chức 8 lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ BCVT và CNTT cho các Sở trong cả nước. Bước đầu, nội dung tập huấn đã cung cấp các kiến thức thiết thực cho cán bộ công chức các Sở. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương xây dựng kế hoạch và nội dung tập huấn chuyên sâu về công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí, Xuất bản để có thể triển khai sớm các lớp tập huấn cho cán bộ công chức các Sở.

Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí, Xuất bản: Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong toàn ngành, Lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ đạo Trung tâm thông tin và Vụ Pháp chế triển khai xây dựng chuyên mục pháp luật trên Website của Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự kiến bao gồm các nội dung về giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, giải đáp pháp luật, tiếp nhận ý kiến phản ánh,...
Hiện tại các đơn vị đã tập hợp được đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin, Báo chí, Xuất bản. Đồng chí có thể liên hệ với Vụ Pháp chế (18 Nguyễn Du-Hà Nội, ĐT 04-9431909, Fax 04-9437313) để nhận văn bản.

19. Câu hỏi: ( Vũ Hồng Lanh - Cao Lãnh, Đồng Tháp - caolanh0074@gmail.com): Hiện nay tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp viễn thông dùng từ phục vụ mang tính xã hội. Nhưng tôi được biết là Bộ có hẳn đơn vị chuyên làm công ích cho xã hội. Vậy ông có thể nói rõ cho chúng tôi các doanh nghiệp nói như vậy có đúng không? Hiện nay đơn vị chuyên trách về làm công ích đã thực hiện được những gì?

Trả lời: Thực hiện chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, hiện trên thị trường viễn thông đã có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ cho xã hội. nhà nước đảm bảo việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho người dân ở vùng sâu vùng xa thông qua quỹ dịch vụ viễn thông công ích do nhà nước thành lập. Việc thực hiện được giao cho các doanh nghiệp viễn thông. Vì vậy, trong hoạt đọng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay, bên cạnh việc sản xuất kinh doanh theo Luật doanh nghiệp vẫn có một phần thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do nhà nước giao.

- Hiện nay Bộ TT&TT quản lý Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nhiệm vụ công ích trên cơ sở kế hoạch và định mức hỗ trợ của Bộ TT&TT, và xác nhận của các Sở TT&TT.
- Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đã thực hiện, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp cung cấp cung ứng dịch vụ viễn thông công ích từ năm 2005 đến nay.

20. Câu hỏi: ( Nguyễn Hữu Lương -Long Xuyên - An Giang -nghluongln@hcm.vnn.vn): Tôi xin phép thông qua mục trao đổi này của Bộ TT-TT để không phải góp ý về web site mà là một số ý kiến chung hơn. Tôi thấy ngay cả NĐ 64 chắc là do Bộ soạn cho Thủ tướng mà đến nay có thể nói là vẫn chưa thể gọi là được triển khai.Bộ chuyên ngành, tham mưu chính cho các chương trình ứng dụng CNTT quốc gia mà cụ thể là chương trình xây dựng CPĐT mà không thấy đưa ra được lực lường nòng cốt để triển khai ở cơ sở. Theo tôi Bộ phải mạnh dạng đề nghị Thủ tướng cho thành lập các phòng CNTT ở tất cả các Sở, ban, ngành trong cả nước để tạo lực lượng nền này. - Đề nghị chú trọng đến thu nhập của những người làm công tác CNTT để thu hút nhân tài

Trả lời: Lực lượng nòng cốt để triển khai ở cơ sở: Bộ Bưu chính, Viễn thông trước đây (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã trình Chính phủ nghị định thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông). Các Bộ, ngành đều thành lập Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Cục Công nghệ thông tin.

Theo Nghị định 64/2007/NĐ-CP, các Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Cục Công nghệ thông tin được gọi là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin; ở địa phương Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên trách về Công nghệ thông tin (trong Sở có phòng Công nghệ thông tin và có Trung tâm Công nghệ thông tin - đơn vị sự nghiệp).

Thu nhập của những người làm công tác CNTT: Đây là vấn đề chúng tôi đã trăn trở trong nhiều năm nay. Cơ chế chung của Nhà nước hiện nay về tiền lương có nhiều bất cập cho việc tuyển dụng các cán bộ làm công tác CNTT tại các Bộ, ngành và địa phương. Phải công nhận thực tế là có sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa khu vực nhà nước với doanh nghiệp, và với khu vực đầu tư nước ngoài. Sự bất cập này cũng xảy ra đối với tất các các Bộ, ngành chứ không riêng gì lĩnh vực CNTT. Chúng tôi cũng đã nghiên cứu cơ chế đặc thù để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Vấn đề trả lương cho cán bộ công chức làm CNTT chắc chắn phải theo chế độ tiền lương chung của Nhà nước. Hiện nay Trung ương và Chính phủ đang có những chương trình, đề án để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi khuyến khích các đơn vị làm công tác chuyên trách CNTT tại các Bộ, ngành và địa phương mở rộng hoạt động sự nghiệp để tạo thêm nguồn thu, từ đó có chính sách cải thiện thu nhập cho cán bộ làm công tác CNTT.

Mô tả ảnh.
21. Câu hỏi: ( NguyenBaoTrong -HaLong-QuangNinh -Baotrong@yahoo.com): Thưa Thứ trưởng, Ông đánh giá như thế nào về tình hình phát triển ADSL tại Việt Nam. Hiện tại tốc độ đường truyền vẫn rất thấp nhất là vào giờ cao điểm. Bộ đã có những biện pháp gì để khắc phục? và giá cước vẫn còn ở mức khá cao so với khu vực và trên thế giới?

Trả lời: Ở các thành phố lớn cũng như trong cả nước, tình hình phát triển thuê bao ADSL trong những năm qua là rất đáng khích lệ, số thuê bao tăng nhanh chóng. Đây là dấu hiệu đáng mừng, việc sử dụng băng rộng tăng nhanh chứng tỏ nhu cầu rất lớn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tôi công nhận trong quá trình phát triển thì có lúc số thuê bao tăng nhanh hơn dung lượng đường truyền mà các doanh nghiệp cung cấp. Dự báo tình hình này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu và chỉ đạo các doanh nghiệp cần quan tâm, có kế hoạch đầu tư lớn cho băng rộng và trên thực tế trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đầu tư phát triển hạ tầng băng rộng. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải tính toán thuê kênh đi quốc tế để đảm bảo doanh thu, đảm bảo lãi cho doanh nghiệp, không thể ngay 1 lúc mà dung lượng đường truyền đảm bảo không nghẽn trong giờ cao điểm. Đây là vấn đề cần được mở rộng dung lượng đường truyền dần dần, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như cam kết với người sử dụng. Bộ đã chỉ đạo Cục quản lý chất lượng tiến hành kiểm tra đo thử tốc độ của các nhà cung cấp dịch vụ và công bố chất lượng để các doanh nghiệp thực hiện.

22. Câu hỏi: ( Hoàng Hà -Hà Nội -ha.hoang@gmail.com): Theo các thông tin mà tôi được biết, hiện Việt Nam đang chuẩn bị ứng dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực viễn thông và Internet như 3G, WiMAX. Vậy, xin Thứ trưởng cho biết hiện công việc chuẩn bị cho các công nghệ này ở Việt Nam đã được tiến hành đến đâu và bao giờ người dân được thụ hưởng các công nghệ mới này?

Trả lời: Bộ đang xây dựng các tiêu chí để cấp phép cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ 3G theo hình thức thi tuyển. Bộ sẽ cấp phép 3G cho doanh nghiệp trúng tuyển trong năm 2008.

Đối với công nghệ WiMAX, đây là công nghệ mới trên thế giới, năm ngoái Bộ đã cấp phép thử nghiệm WiMAX cố định cho các doanh nghiệp, năm nay Bộ cũng đã tiếp tục cấp phép thử nghiệm cho các doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ WiMAX di động nhằm đánh giá công nghệ, phương án triển khai. Sau khi các doanh nghiệp thử nghiệm, và có những kết quả đánh giá thì Bộ sẽ xem xét để cấp phép cho các doanh nghiệp triển khai thực tế cung cấp cho xã hội.

23.Câu hỏi: ( Trần Thu Hoài -Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội -hoaitt@baodatviet.vn): Xin hỏi Thứ trưởng, mô hình hoạt động của 4 tổng công ty là Tổng công ty Bưu chính VN và 3 tổng công ty viễn thông I, II, III có ưu điểm gì so với mô hình hoạt động của tổng công ty cũ?

Trả lời: Câu hỏi của bạn liên quan đến mô hình của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Theo nghiên cứu và đề xuất trước đây của tập đoàn, đúng là có 4 Tổng công ty, gồm Tổng công ty Bưu chínhvà 3 Tổng công ty viễn thông vùng 1, vùng 2 và vùng 3. Tuy nhiên,do sự phát triển của công nghệ viễn thông, sự đổi mới của công nghệ quản lý mạng lưới nên cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong Tập đoàn chỉ có 1 Tổng công ty Bưu chính, còn phần viễn thông sẽ không thành lập các Tổng công ty vùng 1, vùng 2 và vùng 3 nữa.

Mô hình hoạt động của Tập đoàn hiện naykhác với mô hình của Tổng công ty cũ ở những điểm về chất như sau:
Thứ nhất, Tập đoàn có thể được kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó BCVT-CNTT là lĩnh vực kinh doanh chính.

Thứ hai, phải tách bạch rõ kinh doanh và công ích. Có nghĩa là trong nội bộ tập đoàn không được thực hiện bù chéo như trước đây. Chính vì tiêu chí này nên tổng công ty Bưu chínhra đời là hạch toán hoàn toàn độc lập. Hoạt động của Tổng công ty Bưu chính nặng về hoạt động công ích. Những hoạt động này sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Bộ đang chỉ đạo Tổng công ty Bưu chínhhoàn thiện bộ máy và kế hoạch hoạt động, đặc biệt là hoàn thiện Đề án Bưu chính công ích để hỗ trợ giai đoạn đầu cho Tổng công typhát triển và phấn đấu giảm dần hỗ trợ của Nhà nước. Hiện nay, chúng tôi đang chỉ đạo để làm sao đến năm 2013, hoạt động của Tổng công ty Bưu chính sẽ cân bằng được thu - chi. Cảm ơn bạn!

Câu hỏi: (Nguyễn Văn Thanh -Vạn Thái, Hà Tây -ictnews@mic.gov.vn): Hiện nay các mạng di động luôn chạy đua khuyến mãi nhân 3 tài khoản. Trên thực tế nhiều khách hàng trong túi có hàng chục chiếc sim. Như vậy, nguồn lực của các mạng di động hay nói cách khác là tiền của Nhà nước đang bị các mạng di động lãng phí và để lại là số thuê bao ảo. Trong khi đó chúng tôi là những thuê bao trả sau của mạng Vinaphone gần chục năm nay nhưng chưa bao giờ nhận được sự chăm sóc gì từ nhà khai thác.Vậy Bộ có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này hay không?

Trả lời: Trong cơ chế thị trường có cạnh tranh, các doanh nghiệp đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng là chuyện bình thường, tất nhiên phải đúng quy định của Luật cạnh tranh và phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Đúng là có hiện tượng 1 người có nhiều sim trả trước, để hạn chế hiện tượng này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định quản lý chặt thuê bao trả trước. Hiện các doanh nghiệp đang triển khai.

Việc bạn chưa bao giờ nhận được sự chăm sóc của Vinaphone, điều này phụ thuộc vào các chương trình chăm sóc khách hàng của Vinaphone.

Câu hỏi: (Thanh Xuan - Ha Noi -thanhxuan1977@yahoo.com): Về hoạt động ra chính sách: - Các chính sách của Bộ TTTT hiện nay đang chạy theo cuộc sống, nhưng lại đi rất chậm trong khi cuộc sống không ngừng thay đổi. Ông nghĩ sao về điều này? Trong thời gian tới, Bộ TTTT có dự định gì để thay đổi cục diện này hay không?

Trả lời: Cảm ơn sự nhận xét của bạn! Thực tế, quản lý nhà nước là bằng hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL). Tiêu chí để ban hành hệ thống văn bản QPPL là phải phản ánh mọi hoạt động của thực tiễn, đồng thời phải nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, của công nghệ trong nước cũng như trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống QPPL cũng cần có những định hướng cho thị trường phát triển. Tôi công nhận là hệ thống QPPL thường đi sau cuộc sống một nhịp, và điều này lại càng đúng với lĩnh vực viễn thông - CNTT, vì sự phát triển của KHCN, sự hội tụ của lĩnh vực viễn thông - CNTT trên thế giới đang diễn ra rất sôi động và biến đổi rất nhanh chóng. Ngay cả tổ chức lớn của thế giới như Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) cũng phải tự kiểm điểm rằng hệ thống QPPL của viễn thông thế giới (của ITU) cũng ban hành chậm hơn so với thực tiễn cuộc sống. Đây là một thực tế khách quan không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước trên thế giới. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi (Bộ TT&TT) đã triển khai nhiều kế hoạch, tăng cường công tác dự báo để có thể xây dựng các hệ thống QPPL giúp cho việc phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quảnhất. Cảm ơn bạn

Câu hỏi: ( Lê Ngọc Duy - Hà nội -ictnews@mic.gov.vn): Lê Ngọc Duy, hẻm 263, đường Lê Thị Riêng, TP.HCM: Tôi nghe nói là ở Việt Nam sẽ có chính sách cho phép khách hàngchuyển mạng nhưng giữ nguyên số. Đây là việc đã được nhiều nước thực hiện từ lâu. Thông tin này có đúng không và bao giờ thì bắt đầu?

Trả lời: Việt Nam chưa có chính sách này. Đã có một số nước thực hiện nhưng chỉ có một số ít các nước có tỉ lệ công nghệ phát triển cao. Bộ đang nghiên cứu và đưa vào văn bản quy phạm pháp luật và cho phép các doanh nghiệp thực hiện khicó điều kiện.

Câu hỏi: ( Đinh Kim Ngọc Khuyên -Quy Nhơn -ngockhuyen_sbcvt@yahoo.com): Hiện nay, việc quản lý và xác nhận khối lượng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2005-2007 hầu hết các Sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có dịch vụ thuê bao điện thoại vô tuyến theo hình thức trả trước, xin thứ trưởng cho biết cách xác nhận dịch vụ theo hình thức trả trước như thế nào?

Trả lời: Bộ TT&TT đang chỉ đạo các doanh nghiệp, các Sở thực hiện việc xác nhận khối lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông công ích đã hoàn thành giai đoạn 2005-2007, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các doanh nghiệp làm báo cáo và các Sở TT&TT thực hiện việc xác nhận. Đây là một việc khó khăn, đảm bảo (hồi tố) kinh phí cho các doanh nghiệp đã thực hiện khối lượng sản phẩm dịch vụ đã cung cấp. Trong thời gian qua và hiện nay,việc xác nhận của các Sở căn cứ vào báo cáo của các doanh nghiệp, kèm các hồ sơ phát triển máy, hoá đơn thu cước kèm theo. Đối với điện thoại cố định vô tuyến trả trước mới có từ cuối năm 2007, do sự phát triển của công nghệ, Bộ tiếp tục hướng dẫn bổ sung sớm.

Câu hỏi: ( Hồ Ngọc Hà -Lào Cai -hangocho@gmail.com): Thưa Thứ trưởng, Việt Nam vừa phóng vệ tinh đầu tiên Vinasat, khẳng định tên tuổi quốc gia trên không gian. Tuy nhiên, chúng tôi được biết đây chỉ là vệ tinh địa tĩnh. Vậy, vệ tinh này có khác gì với các vệ tinh hiện đại mà các nước tiên tiến hiện đang sử dụng và trong những năm tới, Việt Nam liệu có tiếp tục phóng các vệ tinh khác lên quĩ đạo không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã quan tâm đến một lĩnh vực công nghệ rất mới và hiện đại. Xin thông báo để bạn rõ, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam có tên là Vinasat1, sẽ được phóng lên quỹ đạo vào khoảng giữa tháng 4/2008. Việc phóng vệ tinh lần đầu tiên của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam có quỹ đạo vệ tinh trên không gian, đồng thời góp phần đồng bộ và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và đi quốc tế. Vinasat 1 của Việt Nam thuộc loại vệ tinh địa tĩnh, cũng giống như tất cả các vệ tinh khác trên thế giới hiện đang được sử dụng cho mục đích truyền thông. Vinasat1 là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam và chắc chắn một quốc gia gần 90 triệu dân của Việt Nam sẽ có những quả vệ tinh tiếp theo. Thực tế, Bộ TT&TT là cơ quan được Chính phủuỷ nhiệm đã làm việc với các tổ chức quốc tế và chúng ta đã giành được một vài vị trí quỹ đạo trên không gian để chuẩn bị cho việc phong những vệ tinh sau này. Cảm ơn bạn!

Câu hỏi: (Nguyễn Văn Công -Bắc Ninh -congkinhbac@yahoo.com): Nguyên nhân gì khiến Bộ TTTT chưa có thông tư hướng dẫn việc triển khai Nghị định 13 của Chính phủ về việc thành lập Sở TTTT các tỉnh, TP

Trả lời: Căn cứ Nghị định 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008của Chính phủ Sở Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở Sở BCVT trước đây, bổ sung chức năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản. Bộ Nội vụ đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định. Theo đó, trong tháng 3/2008, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành bàn giao chức năng quản lý báo chí, xuất bản từ Sở VHTT trước đây sang Sở TTTT. Bộ Nội vụ cũng yêu cầu các Bộ trong tháng 4/2008 xây dựng dự thảo thông tư liên tịch giữa Bộ quản lý Ngành và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện, tiến hành lấy ý kiến các địa phương và ban hành chậm nhất là tháng 5/2008. Hiện nay Bộ TT&TT đang tích cực xây dựng dự thảo thông tư này. Dự kiến trung tuần tháng 4 sẽ gửi xin ý kiến UBND các địa phương và hòan chỉnh trình ban hành vào cuối tháng 4/2008. Thông tư này là cơ sở để Sở TTTT và Sở Nội vụ các địa phương xây dựng chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở và văn bản hướng dẫn UBND cấp huyện quy định chức năng nhiệm vụ phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND cấp huyện về quản lý Nhà nước các lĩnh vực TT&TT trình UBND các cấp ban hành.

Câu hỏi: (Vũ Hải Yến -Phố Hào Nam Hà Nội -gain.giang@yahoo.com.vn): Trong tình hình phát triển mạng viễn thông hiện nay, ngành Bưu điện ít sử dụng cáp thông tin cáp đồng, cáp quang.Vậy xin Thứ trưởng cho biết Cấp lãnh đạo có định hướng như thế nào cho các doanh nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất các loại sản phẩm này?

Trả lời: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới - WTO. Chúng ta phải thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến việc giảm dần và tiến tới loại bỏ hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho sản phẩm công nghiệp. Đối với CNpCNTT, Việt Nam hoàn toàn mở cửa, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này.

Luật CNTT năm 2006, Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật CNTT về CNp CNTT, Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển CNĐT Việt Nam đến năm 2010 đã tạo ra hành lanh pháp lý và định hướng cho sự phát triển ngành công nghiệp điện tử nước ta. Trong bối cảnh hội nhập, Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các hoạt động R&D nhằm phát triển các sản phẩm trọng điểm – sản phẩm công nghệ cao, các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu, có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các Khu công nghệ cao, Khu chế xuất.

Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cáp viễn thông cần phải:

- Thường xuyên nghiên cứu các cơ chế, chính sách mới nhất của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực của mình
- Chủ động xây dựng kế hoạch trung và dài hạn nhằm đổi mới công nghệ, tạo ra sản phẩm mới theo tín hiệu của thị trường (Thí dụ, hiện nay thị trường hướng đến việc phát triển internet tốc độ cao, băng rộng, các dịch vụ đa phương tiện nên thị trường cáp đồng có xu hướng giảm còn thị trường cáp quang có xu hướng tăng, đó cũng là quy luật của thị trường).

Câu hỏi: ( Hà Bá Mỹ -Hàng Bột- Đống Đa - Hà Nội -habamy@yahoo.com): Xin hỏi thứ trưởng là việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số CA của một vài doanh nghiệp Việt Nam đang rất sẵn sàng, nhưng chưa triển khai được do Bộ Thông tin và Truyền thông chưa xây dựng được hệ thống CA gốc. Thứ trưởng có thể cho biết khi nào thì hệ thống này được bộ xây dựng xong và khi nào thì DN có thể cung cấp dịch vụ này cho xã hội.

Trả lời: Bộ TT&TT đã có dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống Root CA. Tuy nhiên do khó khăn về ngân sách, nên đến nay hệ thống này chưa sẵn sàng. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống Root CA đối với sự phát triển chính phủ điện tử và thương mại điện tử ở Việt nam, chúng tôi đã chỉ đạo Cục ứng dụng CNTT (đơn vị chủ trì dự án) tìm các giải pháp khác để nhanh chóng đưa hệ thống vào vận hành.Đến giữa năm 2008, hệ thống có thể đưa vào hoạt động. Trên cơ sở hoạt động của hệ thống này, các doanh nghiệp có thể triển khai các thủ tục cần thiết để cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho xã hội.

Câu hỏi: ( Ngô Anh Đào -Gia Lâm - Hà Nội - anhdao2510@yahoo.com): Xin hỏi Thứ Trưởng về việc Việt Nam ta đã gia nhập WTO và trong lĩnh vực viễn thông vẫn còn mấy dự án đang ở hình thức BCC và theo tôi được biết Bộ sẽ chuẩn bị một thông tư hướng dẫn cho phép các doanh nghiệp này được phép chuyển đổi sang hình thức khác, ví dụ như Liên doanh hoặc cổ phần. Vậy khi nào thì Bộ sẽ chính thức ban hành thông tư hướng dẫn này? xin cảm ơn Ông.

Mô tả ảnh.
Trả lời: VN đã trở thành thành viên chính thức của WTO và thực hiện mở cửa thị trường VT theo cam kết của WTO. Để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý thời gian qua VN đã ban hành các bộ luật mới như Luật Đầu tư, Luật DN phù hợp với các quy định của WTO. Trong lĩnh vực VT hiện nay, hiện đang có các hình thức đầu tư nước ngoài như BCC, hợp đồng hợp táckinh doanh, hiện nếu các DN tham gia trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) muốn chuyển đổi sang các hình thức khác, ví dụ như liên doanh hoặc cổ phần thì sẽ phải thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư và Luật DN.

Câu hỏi: (Đặng Minh Sơn -Hà Nội -sonree@hotmail.com): Xin Thứ trưởng cho biết vì sao Hà Nội đến nay vẫn chưa có khu Công nghiệp phần mềm, một yếu tố theo tôi là có thể hỗ trợ tốt cho sự phát triển ngành này ở Thu đô trong khi đó nhiều địa phương như Thanh hoá , Hải Phòng cũng đã có.

Trả lời: Hiện tại, Hà Nội đã quy hoạch xây dựng một khu công nghiệp phần mềm nằm trong khu công nghệ cao Hoà Lạc, nhưng với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin hiện nay thì như vậy là chưa đủ. Sở dĩ có vấn đề này là do một số nguyên nhân chính như sau:

- Các cơ chế chính sách của Hà nội về đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp phần mềm hiện chưa theo kịp sự tiến bộ nhanh chóng của ngành CNPM, do vậy chưa tạo được sự đột phát trong ngành công nghiệp này.

- Trong giai đoạn vừa qua Hà Nội chưa có chương trình phát triển Công nghiệp CNTT riêng được phê duyệt nhằm phát triển ngành CNPM nói chung và các khu CNPM nói riêng

- Trong bối cảnh hiện nay, với giá mặt bằng quá cao ở Hà Nội thì để đầu tư một khu CNPM tập trung có quy mô và chất lượng dịch vụ tốt thì đó là điểu cực kì khó khăn vì chi phí quá lớn.

Câu hỏi: ( Nguyễn Tấn Dương -Vĩnh Long -tanduong@vinhlong.gov.vn): a/- Tháng 7/2007 Bộ BCVT và Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành chương trình phối hợp hoạt động đưa CNTT vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2007-2013. Trong đó giao Cục Ứng dụng CNTT tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện, nhưng đến nay Vĩnh Long chưa nhận được hướng dẫn gì. Xin cho biết có thể liên hệ với an để được hướng dẫn? b/- Xin Thứ trưởng cho biết về tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT về thúc đẩy phát triển CNTT-TT phục vụ nông thôn đối với các Sở BCVT và các đơn vị trực thuộc Bộ.

Trả lời: Cho đến nay, Bộ TT&TT chưa sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT về thúc đẩy phát triển CNTT&TT phục vụ nông thôn vì Chỉ thị này mới được ban hành ngày 1/8/2007. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ của tôi, nhiều nơi đã có nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển CNTT&TT phục vụ nông thôn. Đây là những tín hiệu cho thấy Chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT đang được triển khai tích cực. Về phía Lãnh đạo Bộ, chúng tôi sẽ quan tâm chỉ đạo các đơn vị trong Bộ và các Sở BCVT nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã nêu trong Chỉ thị 08/2007/CT-BBCVT.
Về đầu mối liên lạc triển khai chương trình phối hợp giữa Bộ BCVT và Hội nông dân Việt nam, tôi đã yêu cầu anh Phúc Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT liên hệ với bạn.

Câu hỏi: (Đoàn Oanh -Hà Nội -gabimen@gmail.com)

Tôi thấy báo chí đưa tin trong quý II năm nay Bộ sẽ thi tuyển giấy phép 3G. Trong khi có nhiều công ty muốn có giấy phép nhưng số lượng có hạn, liệu Bộ có chấp nhận cho các nhà khai thác chia sẻ giấy phép? Có chấp thuận cho việc chuyển nhượng giấy phép?

Trả lời: Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quyết định qui định tổ chức thi tuyển cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ di động 3G và đang xây dựng các tiêu chí để các doanh nghiệp xây dựng đề án thi tuyển. Trong quyết định qui định về thi tuyển, Bộ có qui định khuyến khích sử dụng chung cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông và hiệu quả đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép các doanh nghiệp hợp tác xây dựng và kinh doanh trên một lô tần số cùng lập chung một Hồ sơ thi tuyển. Trong các qui định hiện hành hiện nay chưa cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng giấy phép.

Câu hỏi: ( Thanh Xuan -Ha Noi -thanhxuan1977@yahoo.com): Về quy hoạch đầu số, kho số: Việc quy hoạch kho số di động bằng cách cho 1 nhà khai thác sử dụng nhiều mã mạng nay đã bộc lộ những điểm yếu khách hàng mất dần khái niệm về thương hiệu thông qua đầu số làm lãng phí chi phí lớn cho việc quảng bá thương hiệu và đầu số khi số thuê bao tăng lên nhiều, kho số di động có vẻ cũng đã đến lúc cạn kiệt. Đấy là chưa kể nếu dùng kho số này hết sẽ không biết lấy đầu số ở đâu ra để dùng vì không có dự phòng. Ông đánh giá về đièu này như thế nào? Liệu trong thời gian tới, Bộ TTTT có lấy đây làm bài học để tránh tình trạng trên xảy ra đối với kho số điện thoại cố định? Theo tôi được biết, hiện nay các nhà khai thác mạng điện thoại cố định đang dùng các đầu số lẫn lộn, rất khó phân biệt thêm vào đó là nhiều mạng điện thoại cố định không dây phát triển nhanh nên tại một số tỉnh đã không còn tài nguyên đầu số để phát triển khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và quyền lợi khách hàng.

Trả lời: Việc qui hoạch kho số di động đã được Bộ nghiên cứu và đã có họp với các doanh nghiệp trước khi áp dụng, khi kho số đã gần hết thì việc mở rộng kho số cho các mạng di động có thể thực hiện theo hai phương án, thứ nhất có thể kéo dài số thuê bao, nhưng như thế sẽ ảnh hưởng đến các thuê bao hiện đang sử dụng, phương án hai là cấp mã mạng mới cho các doanh nghiệp. Với phương pháp này thì doanh nghiệp di động cần có các biện pháp quảng cáo, tiếp thị để người sử dụng biết. Đối với mạng cố định thì chỉ có một phương pháp duy nhất khi hết kho số thì chỉ có thể kéo dài dẫy số thuê bao. Việc đánh số mạng điện thoại cố định không dây cũng tuân theo qui định của đánh số mạng cố định.

Câu hỏi: ( Thanh Xuan -Ha Noi -thanhxuan1977@yahoo.com): Về quản lý thuê bao trả trước: - Ông đánh giá như thế nào về tác động của việc quản lý thuê bao trả trước. Với tư cách là khách hàng, cá nhân tôi không cảm thấy phiền nhiễu gì. Tuy nhiên, mục đích chính của chính sách này là phục vụ công tác an ninh. Thế nhưng thực trạng hiện nay là Nhà nước không kiểm soát được nội dung đăng ký đúng hay sai, vậy thực sự việc này có đem lại lợi ích gì cho cơ quan công an hay không?

Trả lời: Thứ nhất xin khẳng định việc quản lý thuê bao trả trước là đúng đắn và cần thiết. Để hoàn thiện việc quản lý thì Bộ liên tục phối hợp với các Bộ ngành liên quan, chỉ đạo các doanh nghiệp hoàn thiện các chương trình quản lý và thực tế những bất cập ngày một ít. Chúng ta không thể có ngay bất kỳ một công việc nào hoàn thiện cả, mà trong quá trình thực hiện cần hoàn thiện dần.

Câu hỏi:  Tiến Dũng -nhà đầu tư, Giảng Võ, Hà Nội -ictnews@mic.gov.vn và bạn Thanh Tâm - Chủ một doanh nghiệp dân doanh TP.HCM hỏi: Về cổ phần hóa Mobifone Khi MobiFone cổ phần hóa thì người dân như chúng tôi có được mua cổ phần? Khi cổ phần mạng di động này, ai sẽ là người được mua cổ phần ưu đãi? Những người làm trong VNPT có thuộc diện mua cổ phần ưu đãi hay không? Tôi nghe nói là việc cổ phần hóa Mobiphone có rất nhiều các tập đoàn lớn dòm ngó và cũng được Chính phủ của họ lobby rất dữ. Vậy các ông làm thế nào để hài hòa lợi ích của các bên? Được biết cả mạng Vinaphone cũng trong kế hoạch phải cổ phần hóa từ lâu. Vậy tại sao cho đến thời điểm này chúng ta chưa thấy động tĩnh gì? Theo ông có phải là nguyên nhân VNPT không muốn cổ phần hoá mạng di động này?

Mô tả ảnh.

Trả lời:
Về việc cổ phần hóa Công ty VMS. Cổ phần hóa Công ty VMS đang tích cực triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai đã gặp một số khó khăn:

- Việc thanh lý hợp đồng BCC với đối tác nước ngoài có sự chậm trễ do nguyên nhân khách quan. Ngay sau khi thanh lý xong hợp đồng BCC với đối tác nước ngoài, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Bộ đã tích cực chỉ đạo Công ty VMS đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.

- Việc cổ phần hóa Công ty VMS cũng gặp phải một số vướng mắc về cơ sở pháp lý như việc lựa chọn đơn vị tư vấn cổ phần hóa nước ngoài và chi phí cổ phần hóa có cao hơn mức quy định hiện nay. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa phải trình các cơ quan thẩm quyền về những vấn đề này.

- Công ty VMS là công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông nên thật sự chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện cổ phần hóa. Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hoá trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Quan điểm của Bộ là triển khai khẩn trương, thận trọng và đảm bảo đánh giá đúng giá trị của Công ty VMS. Điều này cũng có nghĩa là bảo đảm không thất thoát vốn nhà nước.

Hiện nay, Công ty VMS đang khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn cổ phần hóa và chúng tôi quyết tâm thực hiện xong trong năm 2008.

Trách nhiệm chậm trễ thuộc về Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Bộ, Tập đoàn VNPT và của Công ty VMS.

Về vấn đề mua cổ phần của Công ty VMS

Cổ phiếu ưu đãi: Chỉ cán bộ, công nhân viên, lao động thuộc Công ty VMS được mua cổ phần ưu đãi (theo Nghị định 109/2006/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần). Những cán bộ, công nhân viên khác thuộc Tập đoàn VNPT không được mua cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu IPO: Mọi nhà đầu tư đều bình đẳng, có quyền tham gia đấu giá để mua cổ phiếu của Công ty VMS.

Sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể mua.

Các tập đoàn lớn: Đây là dấu hiệu tốt cho việc cổ phần hóa Công ty VMS, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa cũng đang chỉ đạo công ty VMS có sự tiếp xúc với các đối tác để có thể lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho Công ty VMS và việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược sẽ thực hiện theo Luật đấu thầu.

Về cổ phần hóa Công ty Vinaphone

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Vinaphone cũng sẽ tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên Vinaphone hiện đang chưa hình thành như một công ty hạch toán độc lập, đang có sự tham gia của các Viễn thông tỉnh, thành phố vào hạ tầng và cung cấp dịch vụ tới người dân. Do vậy, viẹc cổ phần hóa ngay là chưa thể thực hiện được. Bộ đang chỉ đạo VNPT khẩn trương triển khai. Ngoài ra chúng tôi dự kiến cổ phần hóa Công ty VMS trước để đúc rút kinh nghiệm, sau đó xem xét cổ phần hóa Vinaphone.

Câu hỏi: (Trần Ngọc Dĩnh - Sở Bưu chính, Viễn thông Thái Nguyên -dinhhuyenthainguyen@yahoo.com.vn): Kính thư thứ trưởng, tôi đã được nghe một đ/c hỏi một câu hỏi về lĩnh vực đầu tư, xây dựng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Tôi xin hỏi thứ trưởng chi tiết hơn một chút. Chúng tôi ở địa phương, được giao quản lý lĩnh vực bưu chính, viễn thông, nhưng chưa có quy định cụ thể cho Sở được tham gia quá trình thẩm định, cấp phép dự án đầu tư và xây dựng về bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh. Vậy trong thời gian tới Bộ có quy định gì để Sở có thể tham gia quản lý đầu tư, xây dựng về bưu chính, viễn thông để các Sở thể hiện đúng vai trò quản lý bưu chính, viễn thông và có thông tin đầu tư, xây dựng của các doanh nghiêp. Xin cảm ơn Thứ trưởng !

Trả lời: Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng trong lĩnh vực BCVT hiện đang được quản lý theo quy định của Luật XD và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác, đối với những dự án BCVT có xây dựng theo quy định hiện nay vẫn do Sở XD chủ trì, Sở BCVT sẽ tham gia đóng góp ý kiến trong thẩm định dự án, còn đối với những dự án không có xây dựng thì các Sở BCVT vẫn phải đóng vai tròthẩm định về kinh tế kỹ thuật chuyên ngành, đối với việc này Sở cần có báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh để giao nhiệm vụ cho Sở thực hiện. Hiện ở nhiều tỉnh đã thực hiện theo quy trình này.

Câu hỏi: ( Nguyễn Văn Doanh -Thành phố Huế -doanhnv@yahoo.com): Theo Thứ trưởng các CIO ở các tỉnh thành phố, giám đốc các Sở TT&TT cần đạt yêu cầu gì về trình độ, độ tuổi và phẩm chất? Bộ đã phối hợp như thế nào với Bộ Nội vụ để sớm ban hành tiêu chuẩn này?

Trả lời: Theo quy định của Nghị định 64/2007/NĐ-CP, giám đốc Sở BCVT (Sở Thông tin và Truyền thông) là giám đốc CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với Giám đốc SởBCVT, Bộ BCVT đã ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ trong đó đã quy định về trình độ, phẩm chất, độ tuổi... Hiện nay Bộ TT&TT đang điều chỉnh, bổ sung để tháng 4/2008 ban hành tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đối với giám đốc Sở TT&TT.

Câu hỏi: ( Le Thu Thao -Ha Noi -lethuthao65@yahoo.com): Hiện nay Bộ TTTT đã bắt buộc các thuê bao trả trước phải khai báo đầy đủ thông tin cá nhân, tuy nhiên việc thực hiện quy định này và kết quả của nó không như ý muốn. Bằng chứng là thời gian qua báo chí đã nêu rất nhiều trường hợp khai báo thông tin giả, thậm chí tuổi của thuê bao lên tới ... 300 tuổi. Vậy Bộ có biện pháp gì để chấn chỉnh vấn đề này, liệu việc bắt buộc khai báo thông tin với thuê bao trả trước có hữu ích và nên làm?

Trả lời: Câu hỏi của bạn tương tự như câu hỏi của bạn Thanh Xuan, Ha Noithanhxuan1977@yahoo.commà tôi đã trả lời. Bạn có thể xem câu trả lời đó.

Câu hỏi: (Hoàng Thiên Sơn -Trung Phụng, Hà Nội -ha.tbtt@yahoo.com.vn): Kính chào Thứ trưởng, đối với các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, các công ty công nghệ thông tin đóng góp khá nhiều cho nền kinh tế quốc gia và tốc độ phát triển của những công ty này thời gian vừa qua cũng đầy ấn tượng. Tuy nhiên, các công ty công nghệ thông tin tuy cũng có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà, nhưng lại chưa bằng các công ty viễn thông. Vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông có kế hoạch và chính sách gì để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới?

Trả lời: Ngành công nghiệp công nghệ thông tin (bao gồm công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng máy tính, công nghiệp điện tử và công nghiệp nội dung số) nước ta mấy năm qua phát triển rất mạnh và đãgóp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Thống kê chưa đầy đủ (do đặc thù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất nhiều và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài) cũng đã cho thấy tổng doanh thu của toàn ngành công nghiệp này năm 2007 đạtkhoảng4 tỷ USD.Để tạo hành lang pháp lý chongànhcông nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và truyền thông)xây dựng,trình và đã đượcphê duyệt ban hành Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của luật CNTT về công nghiệp CNTT. Bộ cũngđã xây dựng và trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm đến năm 2010 (Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg), Chương trình phát triển công nghiệp nội dung sốđến năm 2010 (Quyếtđịnh số 56/2007/QĐ-TTg)và Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử đến năm 2010 (Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg) nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển mạnh hơn nữa. Hiện nay Bộ đang khẩn trương đốc thức các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, kế hoạch nêu trên để đẩy mạnh sự phát triển của công nghiệp CNTT nước ta, đóng góp ngày càng lớn cho ngành kinh tế quốc dân.

Câu hỏi: (Nguyễn Nguyên Võ -Sở BCVT Bình Định -vonnsbcvt@binhdinh.gov.vn): Hiện nay việc đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông nói chung, đầu tư xây dựng các trạm BTS và mạng cáp nói riêng đang được các doanh nghiệp đầu tư theo kế hoạch phát triển của Tổng Công ty hoặc Tập đoàn trên diện rộng, đa số đầu tư 01 dự án theo liên tỉnh với các giai đoạn khác nhau. Mặt khác, kết cấu hạ tầng kỹ thuật nói chung chưa được quy định rõ về hạ tầng viễn thông trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng cho từng loại công trình. Chính vì vậy, các sở lúng túng trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Xin Thứ trường cho biết đến khi nào liên bộ Bộ TT và TT, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông và Vận tải có văn bản hướng dẫn thực hiện vấn đề này.

Trả lời: Đa số các địa phương đã có quy hoạch phát triển BCVT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó đã có quy hoạch về phát triển hạ tầng BCVT trên địa bàn. Trong số các công trình BCVT, có những công trình thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ TT&TT và cũng có những công trình liên quan đến phạm vi quản lý của các Bộ, ngành khác như giao thông, xây dựng... Đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT, các chính sách quản lý, các văn bản hướng dẫn và các tiêu chuẩn kỹ thuật, về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu quản lý nhà nước của Bộ. Đối với các công trình có liên quan đến các Bộ, Ngành khác, bước đầu đã có văn bản hướng dẫn đối với các công trình như các trạm BTS, lắp đặt các hệ thống hạ tầng về BCVT trong các toà nhà cao tầng của các khu đô thị mới. Bộ đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn cho những loại công trình khác.

Câu hỏi: ( Hà Lan -Hà Nội -lehanh502@yahoo.com): Tôi thấy Thứ trưởng trả lời Việt Nam sẽ cho phép chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ di động mà vẫn giữ nguyên số khi có điều kiện. Vậy điều kiện đó là gì

Trả lời: Câu hỏi của bạn đã được trả lời bạn Lê Ngọc Duy, hẻm 263, đường Lê Thị Riêng, TP.HCM. Bạn có thể xem lại câu trả lời đó.

Câu hỏi: ( Hải Long -302 Khâm Thiên, Hà Nội -ictnews@mic.gov.vn): Chúng tôi là khách hàng của Vinaphone, nhưng lại không được hưởng mức cước như Viettel vì báo chí nói là Bộ vẫn phải giữ mức cước của Vinaphone cao hơn Viettel. Tại sao vậy và bao giờ chúng tôi được đối xử như khách hàng của Viettel?

Trả lời: Theo quy định hiện hành thì Viettel và Vinaphone đều thuộc danh mục dịch vụ và doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế. Theo quy định thì hai doanh nghiệp trên đều có địa vị pháp lý như nhau, được sự quản lý như nhau của Bộ và khách hàng của hai mạng là không phân biệt đối xử. Việc các DN trên quy định mức cước dịch vụ điện thoại di động phụ thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh và chính sách của từng doanh nghiệp.

Câu hỏi: ( Thanh Tâm -Chủ doanh nghiệp dân doanh TPHCM -ictnews@mic.gov.vn): Được biết cả mạng Vinaphone cũng trong kế hoạch phải cổ phần hóa từ lâu. Vậy tại sao cho đến thời điểm này chúng ta chưa thấy động tĩnh gì? Theo ông có phải là nguyên nhân VNPT không muốn cổ phần hóa mạng di động này?

Trả lời: Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Vinaphone cũng sẽ tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên Vinaphone hiện đang chưa hình thành như một công ty hạch toán độc lập, đang có sự tham gia của các Viễn thông tỉnh, thành phố vào hạ tầng và cung cấp dịch vụ tới người dân. Do vậy, việc cổ phần hóa ngay là chưa thể thực hiện được. Bộ đang chỉ đạo VNPT khẩn trương triển khai. Ngoài ra chúng tôi dự kiến cổ phần hóa Công ty VMS trước để rút kinh nghiệm, sau đó xem xét cổ phần hóa Vinaphone.

Câu hỏi: ( Võ Hữu Cương -Hà Nam -coung82@yahoo.com): Tôi là thuê bao của mạng HT Mobile, vừa qua mạng này có chuyển công nghệ sang GSM. Thế nhưng chúng tôi không thấy họ tuyên bố sẽ đền bù tiền mua máy cho chúng tôi. Vậy Bộ sẽ có biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng? Trong trường hợp chúng tôi không thỏa mãn cách giải quyết của HT Mobile, chúng tôi sẽ gửi đơn kiện lên bộ phận nào trên Bộ?

Trả lời: Trong đề án chuyển đổi công nghệ của mạng HTMobile, vấn đề bảo vệ quyền lợi khách hàng là một trong những nội dung quan trọng mà Bộ yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo. Hiện HT Mobile; đang đưa ra các giải pháp như: miễn phí cài đặt lại điện thoại di động, cho phép khách hàng tiếp tục sử dụng điện thoại CDMA của mình chuyển đổi sang mạng CDMA khác...và còn nhiều giải pháp khác như tiếp tục sử dụng số 092 … trong suốt quá trình chuyển đổi, cung cấp miễn phí chuyển cuộc gọi…Bộ TTTT và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan hiện đãyêu cầu HT Mobile khi chuyển đổi công nghệphải có các biện pháp bảo đảm quyền lợi cho các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của HTMobiletrên cơ sở các quy định pháp lý hiện hành. Còn đối với các yêu cầu cụ thể đề nghị bạn có liên lạc trực tiếp với bộ phận xử lý chuyển đổi của HTMobile để được giải quyết.

Câu hỏi: ( Nguyễn Hoàng -Phố Huế, Hà Nội -hacothu@yahoo.com.vn): Xin Thứ trưởng cho biết liệu đã có đánh giá chính thức về con số đóng góp thực tế của ngành bưu chính-viễn thông trong cuộc cuộc đổi mới kinh tế đất nước diễn ra được hơn 20 năm vừa qua và những định hướng phát triển lớn của ngành trong thời gian tới?

Trả lời: Xin cảm ơn bạn Nguyễn Hoàng. Thành tựu của 20 năm phát triển ngành BCVT tôi đã trả lời bạn Nguyễn Thành Nam, xin bạn xem phần trả lời đó.

Đối với sự phát triển của ngành CNTT-TT trong thời gian tới, có một số định hướng chính như sau:Thứ nhất, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đẩy nhanh phát triển viễn thôngvà Internet, đặc biệt là các dịch vụ mới và băng rộng.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và khuyến khích mọi thành phần kinh tế ứng dụng CNTT để phục vụ phát triển KT-XH, trên cơ sở đó xây dựng thành công CPĐT ở Việt Nam, tiến tới chúng ta thực hiện một chính phủ gần dân hơn, giải quyết nhanhchóng các yêu cầu của dân, thể hiện bằng các dịch vụ công trực tuyến (giải quyết qua mạng).

Thứ ba, phát triển ngành công nghiệp CNTT đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước, với điều kiện trình độ lao động Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp phần mềmvà công nghiệp nội dungsố.

Thứ tư, tập trung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT-VT. Đây là một yếu tố rất quan trọng để giúp cho sự phát triển kinh tế của tất cả các ngành, các cấp, đồng thời phục vụ tốt cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Câu hỏi: ( ictnews -Hà nội -ictnews@mic.gov.vn): Tôi là người sinh sống ở Phú Thọ, thế nhưng khi gọi điện thoại sang huyện khác trong tỉnh thì bị tính cước liên tỉnh trong khi chúng tôi đang sống ở những nơi thu nhập thấp. Trong khi đó ở nội thành Hà Nội gọi sang Sóc Sơn thì vẫn chỉ tính là cước nội hạt. Thứ trưởng có cho rằng đây là sự bất công hay không? Hà Việt Dũng, Hạ Hòa, Phú Thọ

Trả lời: Trong quy định về quản lý giá cước thì cước điện thoại được chia ra làm: cước điện thoại nội hạt, cước điện thoại nội tỉnh và cước điện thoại liên tỉnh. Cước điện thoại nội hạt là giá cước mà khách hàng phải trả khi thực hiện liên lạc trong phạm vi nội hạt; cước điện thoại nội tỉnh là giá cước mà khách hàng phải trả khi thực hiện liên lạc trong phạm vi nội tỉnh ( giữa các huyện, giữa thị xã-huyện ); cước điện thoại liên tỉnh giá cước mà khách hàng phải trả khi thực hiện liên lạc từ tỉnh này sang tỉnh khác. Theo quy định về địa giới hành chính hiện hành thì chỉ có Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng phạm vi nội hạt là toàn thành phố còn các tỉnh thành phố khác phạm vị nội hạt chỉ là thị xã vì vậy tại Phú Thọ khi gọi điện thoại sang huyện khác trong tỉnh sẽ phải trả cước điện thoại đường dài nội tỉnh. Hiện Bộ TTTT đang nghiên cứu đề án điều chỉnh cước điện thoại nội hạt, nội tỉnh, hoà đồng các mức cước này cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ, thị trường.

Câu hỏi: (Trần Thu Hoài -Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội -hoaitt@baodatviet.vn): Thưa Thứ trưởng, in lậu vẫn được coi là một vấn nạn của ngành xuất bản, làm thiệt hại kinh tế và uy tín rất lớn. Bộ đã có kế hoạch giải quyết vấn đề này vào năm 2010. Thứ trưởng có thể nói gì về vấn đề này?

Trả lời: Nhận xét của bạn là đúng. Hiện nay in lậu có thể nói là một vấn nạn của ngành xuất bản. Một số nguyên nhân gây ra nạn in lậu này có thể khẳng định một phần là do công tác quản lý của chúng ta tương đối lỏng lẻo và vấn đề thanh tra, kiểm tra, xử lý chưa phát huy được hiệu lực.

Để khắc phục tình trạng này, thứ nhất là Bộ TT&TT đang được Chính phủ giao sửa đổi Luật Xuất bản và sẽ trình Quốc hội trong năm nay.

Thứ hai, với phạm vi quản lý của mình. Bộ sẽ có những văn bản quy định chặt chẽ hơn nữa đối với công tác xuất bản. Ví dụ như quản lý chặt giấy phép XB để không có hiện tượng in nối bản, giao trách nhiệm cụ thể hơn cho Tổng biên tậpcác nhà xuất bản và các cơ quan chủ quản của các NXB.

Thứ ba, phải tăng cường xử lý vi phạm vì hiện nay mứcxử lý vi phạm hành chínhlà quá thấp, không đủ mức độ răn đe.

Thứ tư, để làm được việc này cần có sự đồng thuận rất lớn của xã hội. Bộ TT&TT cũng mong nhận được sự đồng thuận của các nhà xuất bản, các doanh nghiệp phát hành, các cơ sở in trên toàn quốc cũng như sự ủng hộ của nhân dân. Cảm ơn bạn!

Câu hỏi: Một nhà đầu tư ở Hà Nội dung2927@yahoo.com: Tại sao cho đến thời điểm này việc cổ phần hóa MobiFone chưa có nhiều tiến triển? Theo ông, với tiến độ như vậy chúng ta có lo ngại MobiFone không thể cổ phần hóa xong trong năm 2008? Trong trường hợp như vậy, trách nhiệm sẽ thuộc về ai thưa ông?

Trả lời: Cổ phần hóa Công ty VMS đang tích cực triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai đã gặp một số khó khăn:- Việc thanh lý hợp đồng BCC với đối tác nước ngoài có sự chậm trễ do nguyên nhân khách quan. Ngay sau khi thanh lý xong hợp đồng BCC với đối tác nước ngoài, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa của Bộ đã tích cực chỉ đạo Công ty VMS đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa.- Việc cổ phần hóa Công ty VMS cũng gặp phải một số vướng mắc về cơ sở pháp lý như việc lựa chọn đơn vị tư vấn cổ phần hóa nước ngoài và chi phí cổ phần hóa có cao hơn mức quy định hiện nay. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa phải trình các cơ quan thẩm quyền về những vấn đề này.- Công ty VMS là công ty lớn, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông nên thật sự chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện cổ phần hóa. Đây là đơn vị đầu tiên thực hiện cổ phần hoá trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông. Quan điểm của Bộ là triển khai khẩn trương, thận trọng và đảm bảo đánh giá đúng giá trị của Công ty VMS. Điều này cũng có nghĩa là bảo đảm không thất thoát vốn nhà nước.Hiện nay, Tập đoàn BCVT Việt Nam và Công ty VMS đang khẩn trương lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài để có thể sớm triển khai các bước tiếp theo của qui trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hoá VMS sẽ được cố gắng hoàn thànhtrong năm 2008.

Câu hỏi: subhash@subhashrai.com: Tôi là một nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường viễn thông Việt Nam. Qua thông tin báo chí Việt Nam chúng tô được biết các ngài đã đề cập đến việc sáp nhập các mạng di động. Vậy các ngài đã chuẩn bị cơ chế cho việc sáp nhập hay chưa? Lộ trình như thế nào? Chính phủ sẽ can thiệp hay để doanh nghiệp tự nguyện sáp nhập. Trân trọng cám ơn ngài.

Trả lời:  Cảm ơn ông đã quan tâm đến thị trường viễn thông Việt Nam. Trong xu thế phát triển cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có sự phát triển cũng như sự phá sản của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, một phần có sự điều tiết của nhà nước, một phần do thị trường điều tiết, trong quá trình phát triển, sự phá sản, sáp nhập của doanh nghiệp là chuyện bình thường.

Câu hỏi: ( Bùi Văn Thuyết -Thủ Dầu Một, Bình Dương -bvthuyet@fpt.vn): Tôi thấy các mạng di động lớn liên tục khuyến mãi, chưa hết đợt này đã đến đợt khác. Tất nhiên như vậy là tốt cho người dùng chúng tôi nhưng dù gì cũng phải thực hiện đúng luật, cạnh tranh lành mạnh. Thử hỏi Bộ có kiểm soát việc khuyến mãi không? Các mạng di động khuyến mãi liên tục cả năm như vậy có vi phạm luật cạnh tranh không?

Trả lời: Các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có các doanh nghiệp di dộng hiện đang thực hiện nhiều chiến dịch khuyến mại nhằm để bán các sản phẩm của mình. Hiện khi các doanh nghiệp thực hiện khuyếnmại đều phải thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh quảng cáo khuyến mại và việc quản lý khuyến mại, cạnh tranh hiện đang do Bộ Công thương quản lý. Bộ TT&TT và Bộ Công thương trong hoạt động của mình đều có những sự phối hợp để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật

Câu hỏi: ( Lê Ngọc Duy -hẻm 263, đường Lê Thị Riêng, TP.HCM): Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng các mạng di động vẫn tranh nhau nhận mình là số 1. Tại sao sau bao nhiêu năm phát triển viễn thông lẽ nào chúng ta không có được con số thuê bao thực của các mạng di động để công bố cho xã hội hay sao? Bao giờ Bộ chính thức ra tay để giải quyết vấn đề này?

Trả lời: Hàng năm Bộ vẫn có báo cáo về số thuê bao của các mạng nhưng để có số thực sự chính xác và cùng một thời điểm để so sánh giữa các doanh nghiệp thì còn phải có những qui định rất cụ thể ví dụ cước phát sinh tại thời điểm, thuê bao đã kích hoạt hay chưa, . . . nếu qui định quá chặt chẽ sẽ gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Để tiến hành thống kê, các doanh nghiệp vẫn có báo cáo cho Bộ, nhưng thực tế trong 1 ngày thì có hàng nghìn thuê bao vào mạng cũng như hàng nghìn thuê bao ra khỏi mạng, do vậy dưới góc độ quản lý nhà nước thì việc quản lý quá chi tiết và chính xác có thể gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Với những qui định của Bộ, hàng năm Bộ vẫn có những con số thống kê và thông báo về số thuê bao của các doanh nghiệp.

Câu hỏi: ( -Nguyễn Thị Bảo Phượng -28b vạn bảo -barobaofuong85@gmail.com): xin thứ trưởng cho biết về việc xây dựng Nghị định Internet thay thế Nghị định 55 đã tiến hành đến giai đoạn nào? Có điểm gì mới của nghị định này sẽ tác động nhiều nhất đến những người sử dụng Internet ở VN

Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 55 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và đã trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành. Nghị định thay thế Nghị định 55 được gồm có một số nội dung bổ sung, sửa đổi quan trọng như sau:

a) Cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ Internet (dịch vụ kết nối, truy nhập, ứng dụng Internet): Đây là một trong các giải pháp thị trường mà Bộ sẽ sử dụng để thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể lựa chọn các dịch vụ tốt, bằng cách cho phép các doanh nghiệp mới, các DN có năng lực tham gia vào thị trường.

b) Tạo điều kiện nâng cao chất lượng và giảm chi phí cung cấp dịch vụ: Nhằm thúc đẩy Internet phát triển, Nghị định thay thế Nghị định 55 qui định mọi doanh nghiệp Internet đều có quyền thuê kênh để trực tiếp kết nối với Internet quốc tế và với các trạm trung chuyển Internet. Đây là một trong các giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ giúp các DN giảm chi phí, và nâng cao chất lượng dịch vụ.

c) Thúc đẩy phát triển Internet băng rộng: Để thúc đẩy các dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (xDSL), Nghị định cũng qui định buộc các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông phải có trách nhiệm cung cấp đường truyền dẫn viễn thông và phân tách mạch vòng nội hạt khi có yêu cầu của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp không có hạ tầng mạng có thể triển khai dịch vụ Internet băng rộng.

Hy vọng với những điểm mới trong Nghị định thay thế Nghị định 55 nói trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, giảm giá thành dịch vụ Internet, tạo ra nhiều cơ hội sử dụng dịch vụ Internet và cơ hội lựa chọn sử dụng dịch vụ Internet chất lượng cao cho người dân.

Nghị định đưa ra các qui định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc phát triển dịch vụ (về kết nối đặc biệt là kết nối quốc tế, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính,…). Những chính sách đó sẽ mang lại cho người sử dụng khả năng sử dụng các dịch vụ Internet với giá thấp hơn và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên điểm quan trọng sẽ tác động nhiều nhất đến những người sử dụng Internet ở VN chính là qui định về quản lý nội dung thông tin, cụ thể như sau:

Trước đây, mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi thiết lập trang thông tin điện tử đếu phải có giấy phép. Dự thảo Nghị định mới thể hiện rõ quan điểm người sử dụng có quyền đưa thông tin lên Internet và phải tự chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin đó. Như vậy, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể tự thiết lập trang thông tin điện tử của mình, để quảng bá và giới thiệu về mình mà không cần có giấy phép. Điều đó sẽ tác động trực tiếp (tạo đk thuận lợi) đến hàng triệu người sử dụng Internet vì với sự phát triển của Internet, của chính phủ điện tử và thương mại điện tử, hàng vạn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức cần thiết lập website, hàng triệu người sử dụng đã và đang thiết lập blog. Theo dự thảo mới này, chỉ có những trang tin báo chí (báo điện tử) và những trang tin tổng hợp chính trị, kinh tế, xã hội là cần có giấy phép.

Câu hỏi: (Phạm Đức Nghị -15 Nơ Trang Long Buôn Ma Thuột -phamducnghi@yahoo.com.vn): Được biết Bộ trưởng mới có chuyến viếng thăm các tỉnh Tây nguyên trong tháng 3/2008. Ấn tượng của Bộ trưởng cũng như sự quan tâm đặc biệt gì đối với vùng đất mở màn chiến dịch 1975. Theo Bộ trưởng để Tây nguyên phát triển cần tranh thủ những cơ hội gì ? Xin cám ơn Bộ trưởng.!

Trả lời:  Cảm ơn bạn về câu hỏi này. Tôi sẽ chuyển câu hỏi này tới đồng chí Bộ trưởng Lê Doãn Hợpvà chắc chắn đồng chí Bộ trưởng sẽ có dịp trả lời bạn trong những dịp trả lời tực truyến tới.

Tuy nhiên, tôi xin khẳng định rằng đối với miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệtlà các tỉnh Tây Nguyên, Ban cán sự Đảng Bộ BCVT trướckia - nay là Bộ TT&TT - luôn luôn khẳng định đây là một địa bàn rất khó khăn và cần phảicó nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung ương.

Thực tế, trong thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã có những kế hoạch chỉ đạo các doanh nghiệpưu tiên đầu tư phát triển cho khu vực Tây Nguyên. Ví dụ như mạng di động, đặc biệt là mạng thông tin cố định vô tuyến đã được ưu tiên triển khai sớm ở Tây Nguyên.Trong chương trình triển khai dịch vụ viễn thông công íchcủa Bộ, các tỉnh Tây Nguyênđược ưu tiên bố trí tối đa.

Mô tả ảnh.


Câu hỏi: ( Nguyễn Mậu Tuấn -Sở TTTT Qnam -mautuanbcvt@gmail.com): Kính chào Thứ trưởng! Đầu tiên gửi lời chào và chúc sức khỏe đến Thứ trưởng. Nhân dịp giao lưu trực tuyến này tôi xin gửi đến Thứ trưởng một số câu hỏi như sau: 1. Về việc quy hoạch: hiện nay các Sở đang gặp nhiều khó khăn trong triển khai quy hoạch. Có thể nói quy hoạch làm xong thì cất kỹ. Vì mọi dự án là do doanh nghiệp thực thi, doanh nghiệp có thể không cần đoái hoài đến quy hoạch của tỉnh. Hiện nay, Bộ chưa có một hướng dẫn gì trong việc triển khai quy hoạch nên công tác kiểm tra, giám sát, và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ quy hoạch của tỉnh nên Sở rất mơ hồ trong nhiệm vụ này. Cụ thể là Bộ chưa quy định Sở sẽ quản lý cái gì cụ thể đối với doanh nghiệp như về kết cấu hạ tầng BCVT. Kết cấu hạ tầng mà không nắm thì Sở biết quản lý cái gì. Không có quy định nên Sở yêu cầu doanh nghiệp không thực hiện cũng không biết phải làm sao. Câu hỏi này có lẽ đã đặt ra nhiều nhưng chưa có cách giải quyết cụ thể nào. Một vấn đề khác là các chỉ tiêu quy hoạch của tỉnh bây giờ đã đạt và vượt. Vậy Bộ đã có kế hoạch gì điều chỉnh các chỉ tiêu chưa. Một vấn đề không ổn là quy hoạch quốc gia chậm hơn quy hoạch tỉnh nên chỉ tiêu thường không đồng bộ. Vậy nên bây giờ các tỉnh sẽ chỉnh sửa quy hoạch dựa vào đâu? 2. BTS đang làm vấn đề nóng và làm khó khăn trong hoạt động của các Sở. Nếu giải quyết vấn đề BTS không xong sẽ làm giảm uy tín và vị thế của các Sở. Thông tư 12 ra đời nhưng không xem xét hết nhiệm vụ của Sở BCVT. Sở chỉ có nhiệm vụ tuyên truyền để doanh nghiệp thực hiện thông tư, nhưng mọi hậu quả sau khi doanh nghiệp xây dựng BTS thì Sở BCVT phải chịu trách nhiệm giải quyết trước UBND tỉnh. Như: BTS xây dựng nhiều nhân dân lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe Sở BCVT phải đi giải thích nhưng BỘ chưa có giải thích thõa đáng vấn đề này BTS xây dựng phải thuê đất của dân, doanh nghiệp kêu cứu Sở BCVT có chủ trương, nhưng Thông tư có yêu cầu Sở như vậy đâu nên khó thực hiện Doanh nghiệp chuyển danh sách dựng BTS xin UBND tỉnh, UBND tỉnh lại chuyển yêu cầu Sở giải quyết, Thông tư lại không quy định Sở BCVT sẽ phải giải quyết cái gì doanh nghiệp tự đi liên hệ các cơ quan như thông tư quy định để dựng BTS thì được trả lời là phải có ý kiến của Sở BCVT thì mới giải quyết. Các vấn đề trên sở đã góp ý khi Thông tư còn dự thảo. Như vậy thì, Sở BCVT là ai, và được hiểu có vai trò gì trong vấn đề này? 3. Về viễn thông công ích: đây là vấn đề rất mơ hồ. Quỹ VTCI phân bổ chỉ tiêu số máy đến các doanh nghiệp địa phương và yêu cầu sở xác nhận sản lượng. Sở chỉ có các con số do doanh nghiệp báo lên, cơ sở đâu để xác nhận, thẩm định cái này. Đây có thể dẫn đến sự thất thoát lớn ngân sách đầu tư vì doanh nghiệp dễ dàng lách kế hoạch được giao. Thử hình dung một xã xa xôi hẻo lánh doanh nghiệp báo cáo phát triển vài chục thuê bao công ích, Sở sẽ xác nhận như thế nào. Đi đến trực tiếp điều tra từng hộ? kiểm tra trực tiếp từ tổng đài? ... Rất mơ hồ. Và tất cả các tỉnh báo cáo lên Quỹ, Quỹ cũng sẽ rất mơ hồ. Vậy đống tiền sẽ làm gì và giải như thế nào cho đúng? Tôi đề xuất một giải pháp như sau: Bộ nên giao nhiệm vụ phát triển VTCI cho Sở, Sở sẽ trực tiếp đặt hàng cho các doanh nghiệp phát triển thuê bao. Đồng thời sẽ bố trí các nhân viên quản lý thuê bao công ích tại các xã công ích nhân viên này có thể là cán bộ văn hóa thông tin của xã,.... Hàng tháng, nhân viên này có trách nhiệm lập danh sách các thuê báo có nhu cầu phát triển mới, thay đổi nhà cung cấp,... báo cáo về Sở, Sở sẽ xác nhận và báo lên Quỹ. Mọi công tác không qua doanh nghiệp, như vậy sẽ đảm bảo tính chính xác hơn. Sở sẽ nhận kinh phí công ích và chi trả cho doanh nghiệp, nhân viên các xã và trả cho các chỉ phí quản lý công ích do sở chịu trách nhiệm. Mong thứ trưởng xem xét. - Trước đây có đề án dịch vụ 116, hiện nay có tiếp tục triển khai nữa hay không? Đây là đề án có thể hỗ trợ hoạt động của các Sở, Bộ có chủ trương gì không. 4. Bài toán quản lý của các Sở bao giờ cũng không tách rời vấn đề nhân lực: nhân lực viễn thông về quản lý nhà nước ở các Sở đang có xu hướng chuyển sang doanh nghiệp. Thứ trưởng có suy nghĩ gì về vấn đề này? Sự chênh lệch lớn về thu nhập, có thể trên 10 lần đã làm cán bộ Sở chịu nhiều áp lực trong công tác. Phải nói rằng nhiệm vụ quản lý viễn thông là rất nặng nề và khó khăn, nhạy cảm. Sự chảy máu chất xám này có giải pháp gì để cầm máu. Thứ trưởng có thể đã rất hiểu, rất biết vấn đề này. Tôi biết ngay cả Bộ TTTT cũng đang chảy máu. Vậy, Bộ có chính sách gì hỗ trợ các Sở không? Tôi đề xuất Bộ nên nghiên cứu hỗ trợ cán bộ viễn thông các Sở mỗi tháng thêm một phẩy 1,00 lương có được không? Vấn đề này Bộ cũng không nên chuyển trách nhiệm cho UBND tỉnh, vì tỉnh cũng rất hạn hẹp về ngân sách, và nếu có hỗ trợ cho ngành TTTT thì sẽ không công bằng với các ngành khác. Vậy, Sở chỉ có trông chờ vào BỘ. Nếu vấn đề này không giải quyết tốt, tôi nghĩ một thời gian ngắn nữa, các Sở sẽ rất khát, rất thiếu và có thể sẽ không có cán bộ viễn thông và CNTT. 5. Hiện nay, nhiều Sở đã tiếp nhận quản lý tần số ở các Trung tâm TS khu vực. Như vậy, nhiệm vụ phòng viễn thông vốn đã nhiều, hiện nay càng nhiều hơn. Bộ có thể cho một chủ trương để các Sở được thu phí tần số ở địa phương để cải thiện đời sống cho cán bộ. Tôi có nghiên cứu các chính sách trả lương cho cán bộ quản lý viễn thông của một số nước trên thế giới, kinh phí hỗ trợ cán bộ quản lý viễn thông lấy từ ngân sách thu phí tần số vô tuyến điện quốc gia. vậy Thứ trưởng có chia sẽ gì đề xuất này? Có được hay không? 6. Phần mềm quản lý nghiệp vụ BCVT-CNTT: hiện nay Sở BCVT Quảng Nam đã xây dựng thành công phần mềm Mictsoft phục vụ công tác quản lý báo cáo số liệu từ các doanh nghiệp về Sở trên cơ sở đảm bảo các biễu mẫu báo cáo của BỘ và địa phương. Phần mềm này còn có quản lý cơ sở hạ tầng BCVT_CNTT. Phần mềm dùng trực tiếp quan mạng Internet nên rất thuận lợi, hiện nay nhiều sở các tỉnh đã tiếp nhận sử dụng và dùng thử. Quá trính sử dụng hơn 2 năm đã nhận nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ của doanh nghiệp và các sở. Phần mềm ít nhiều đã cho thấy vai trò của Sở đối với doanh nghiệp và vị thế CNTT của tỉnh, phục vụ công tác quản lý tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Kính mong Thứ trưởng quan tâm xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

Trả lời: 1. Theo quy định của Nhà nước, Quy hoạch phát triển BCVT và công nghệ thông tin hiện nay là quy hoạch “mềm”, quy hoạch định hướng khác với quy hoạch cứng như: quy hoạch đất đai, không gian, vùng lãnh thổ, quy hoạch các khu công nghiệp v.v…, vì vậy khi các tỉnh thành phố triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển BCVT và công nghệ thông tin đều theo hướng quy hoạch “mềm”, có nghĩa là các địa phương xây dựng các chỉ tiêu phát triển cho địa phương mình dựa trên đặc thù của từng địa phương và nhu cầu phát triển KTXH của địa phương cũng như dựa trên các chỉ tiêu phát triển chung của quy hoạch toàn quốc. Trong khi đó việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới ở địa phương của từng doanh nghiệp sẽ do doanh nghiệp căn cứ vào chính sách và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu phát triển KTXH của từng địa phương để đáp ứng để tự quyết định. Khi đó nếu các dự báo trong quy hoạch chính xác thì nhu cầu của doanh nghiẹp và nhu cầu của địa phưiơng trùng nhau đáp ứng được và việc quản lý phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương là hoàn toàn quản lý được. Khi triển khai theo quy hoạch thì địa phương quản lý gì? đó là địa phương căn cứ việc phát triển mạng lưới của doanh nghiệp, yêu cầu doanh nghiệp xây dựng các đường vu hồi vòng tránh nhằm dảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong mọi tình huống; khuyến khích hoặc yêu cầu các doanh nghiệp trong viẹc sử dụng chung cơ sở hạ tàng; thực hiện vai trò điều tiết trong qỉan lý Nhà nước, đặc biệt trong việc xây dựng các kế hoạch đảm bảo cung cấp dịch vụ VT công ích trên địa bàn địa phương theo yêu cầu phát triển KTXH của địa phương.

2. Triển khai Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn các Sở BCVT cần cụ thể hóa các tiêu chí nhằm xác định phạm vi và công bố Khu vực phải xin phép xây dựng tùy theo tình hình quy hoạch xây dựng đô thị tại địa phương.Cũng theo Thông tư liên tịch số 12/TTLT/BXD-BTTTT và văn bản số 243/BTTTT-KHTC hướng dẫn trên, thì vai trò của Sở là: Sở BCVT cần nắm bắt, yêu cầu các doanh nghiệp đề xuất kế hoạch và báo cáo dự kiến vị trí xây dựng các trạm BTS loại 2 ở đô thị và trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn để thống nhất với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan của địa phương để khoanh vùng, xác định phạm vi cần xin phép xây dựng. Còn việc xin phép xây dựng khi phải xin phép là thực hiện theo các quy định hiện hành. Về phần mềm quản lý,tôi hoan nghênh tính chủ động, sáng tạo của Sở BCVT Quảng Nam trong việc xây dựng và triển khai phần mềm phục vụ công tác quản lý báo cáo số liệu từ các doanh nghiệp. Tôi cũng được biết một số Sở BCVT đang tiếp nhận sử dụng phần mềm này. Đây là một nỗ lực rất đáng biểu dương của Sở BCVT Quảng Nam, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các Sở BCVT, cơ quan phải gương mẫu đi đầu trong việc ứng dụng CNTT ở các địa phương.Bộ TT&TT đã chỉ định Trung tâm thông tin là cơ quan chuyên trách về CNTT của Bộ TT&TT, có chức năng xây dựng xây dựng quy chế, quy định và tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành theo quy định tại điều 46 Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Hiện cho Trung tâm thông tin đang phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ bao gồm Vụ CNTT và Cục ứng dụng CNTT tìm hiểu, đánh giá phần mềm của Sở BCVT Quảng Nam nhằm đề xuất phương án sử dụng trong ngành.Về hiện tượng chảy máu chất xám xin có ý kiến thế này: Hiện tượng cán bộ, công chức, viên chức ra khỏi cơ quan nhà nước đã xảy ra từ lâu, nhưng chỉ mang tính đơn lẻ, trong thời gian gần đây, hàng loạt công chức ra ngoài làm việc, vấn đề này không chỉ xảy ra riêng đối với các Sở BCVT mà còn diễn ra ở nhiều cấp, Bộ, ngành khác. Xét trên phương diện xã hội, chế độ xã hội chúng ta là chế độ xã hội công, vì nhân dân phục vụ. Nếu công chức giỏi chuyển từ khối cơ quan quản lý sang doanh nghiệp mà vẫn tiếp tục có đóng góp thiết thực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thì cũng chính là góp phần phát triển kinh tế xã hội.Muốn giữ chân công chức giỏi thì phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng, điều kiện làm việc tốt. Tuy nhiên với điều kiện hiện nay, vấn đề giữ được cán bộ, công chức giỏi vẫn là điều trăn trở của nhiều cấp, nhiều ngành. Vấn đề này tôi vừa trả lời bạn Nguyễn Hữu Lương ở Long Xuyên, An Giang.Việc bạn có đề xuất Bộ hỗ trợ thêm 1,00 lương cho cán bộ viễn thông của Sở là xuất phát từ những khó khăn thực tế của cán bộ viễn thông. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có cơ chế nào cho phép Bộ hỗ trợ về lương cho các Sở và nếu có, nguồn kinh phí để thực hiện cũng là vấn đề nan giải. Nguồn để trả lương cho cán bộ, công chức của Bộ là từ ngân sách nhà nước cấp, theo quy định của Luật Ngân sách, các Bộ không thể và không được quyền cấp ngân sách cho địa phương, Bộ thông cảm và chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của Sở.

Câu hỏi: ( Minh Quyen Quy Nhon - Binh Dinh -hoquyenvn@yahoo.com): Được biết lộ trình chính phủ điện tử do Bộ vạch ra đến năm 2010, Chính Phủ sẽ quản lý, điều hành qua mạng e-mail, website, giao ban trực tuyến, …, tuy nhiên, nay đã là năm 2008, vậy Bộ đã có kế hoạch gì trong vòng 2 năm tới để chính phủ điện tử được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương đúng như dự kiến.

Trả lời: Ngay trong Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 (mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/3/2008) đã đặt ra nhiệm vụ cho các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống e-mail, cổng thông tin điện tử (hoặc website), phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Đối với các Bộ, tỉnh, thành phố được chọn làm điểm cần triển khai thử nghiệm hệ thống giao ban trực tuyến giữa Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh với các đơn vị trực thuộc. Tiếp tục Kế hoạch 2008, trong dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước 2009-2010, Bộ TT&TT đề xuất với Thủ tướng triển khai mạnh hơn cả về chiều sâu và chiều rộng các nhiệm vụ đã được đặt ra trong năm 2008. Hy vọng rằng, vớisự chỉđạo quyết liệtcủa Chỉnh phủ, sự ủng hộ của các Bộ, các tỉnh, thành phố vào cuối năm 2010, các mục tiêu chúng tôi dự kiến đặt ra sẽ đạt được.

Câu hỏi: ( Song Hương -TP Huế -hue_huong72@gmail.com): Bộ TT&TT có hẳn một Viện nghiên cứu chiến lược nhưng tại sao vai trò Viện này mờ nhạt vậy. Việc xây dựng các quy hoạch, chiến lược của các địa phương, với điều kiện dân trí, kinh tế, xã hội khác nhau, nhưng Viện thì chỉ cần nhân bản, điều chỉnh tí xíu. Ngay cả trong buổi trực tuyến trước, ông Hà ở Sở BCVT TP.HCM nói quy hoạch kiểu ấy không hiệu quả, tại sao ông Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng lại khẳng định hiệu quả. Thật tình tôi không hiểu? Xin Bộ hãy về kiểm tra các địa phương mà xem.

Trả lời: Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (trước đây là Viện Chiến lược Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin) là đơn vị nghiên cứu thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập từ tháng 3 năm 2003. Trải qua 5 năm hoạt động và phát triển, Viện Chiến lược đã đạt được một số thành tựu về các mặt. Do hạn chế về thời gian, chỉ thông báo được với bạn một số kết quả nghiên cứu chính mà Viện đã đạt được:

a) Nghiên cứu phục vụ công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch quốc gia: Các chiến lược, quy hoạch sau đây do Viện chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được Chính phủ phê duyêt:

- Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.
- Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2010.
- Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến 2010.
- Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đến năm 2020.
- 03 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cho 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
- Định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
- Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 (đang trong giai đoạn thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Hiện nay, Viện Chiến lược đang nghiên cứu, xây dựng:

- Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đến năm 2020.
- Quy hoạch các khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển an toàn an ninh thông tin quốc gia.

Ngoài ra, cán bộ Viện còn tham gia tích cực vào các nhóm công tác nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, Luật Tần số, Luật Viễn thông…

b) Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Bộ

Trong giai đoạn 2003-2007, Viện Chiến lược đã chủ trì 22 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Hầu hết các đề tài đều được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại Tốt và Xuất sắc. Các kết quả nghiên cứu của các đề tài đã phục vụ tốt cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và CNTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài các nghiên cứu nêu trên, Viện Chiến lược còn được Bộ giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn với các Sở Bưu chính, Viễn thông trong cả nước trong công tác xây dựng Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin của các địa phương. Các quy hoạch này có cấu trúc tương đối giống nhau và phải còn 1 năm vì được xây dựng căn cứ theo Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ và áp dụng phương pháp luận thống nhất. Tuy nhiên, từng quy hoạch cụ thể được xây dựng căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và khả năng huy động nguồn lực của từng địa phương nên mang tính đặc thù. Các quy hoạch này đều đã được tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành, doanh nghiệp trên địa bàn, được thẩm định theo đúng các quy định và đã được UBND tỉnh, hoặc thành phố phê duyệt nên có tính khả thi tương đối cao.

Câu hỏi: ( Nguyễn Đức Minh -Hà Nội -minh@yahoo.com): Xin được hỏi thứ trưởng: Thưa thứ trưởng, có vẻ như Bộ Thông tin và truyền thông đang mất dần quyền lực của mình trong nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý của bộ? Xin dẫn ra đây hai ví dụ để chứng minh điều đó. Thứ nhất, mặc dù quan điểm của bộ là không muốn có thêm một mạng di động mới và bộ cũng đã báo cáo việc này lên Thủ tướng nhưng sau đó Thủ tướng vẫn đồng ý về mặt nguyên tắc về việc cho phép mạng GTel ra đời. Thứ hai, bộ đang rất lúng túng trong việc cấp phép 3G cho các mạng di động bởi chỉ có 4 giấy phép 3G được cấp trong khi Việt Nam có tới 7 mạng di động và được biết là bộ sẽ không được toàn quyền quyết định mạng nào trúng 3G dù tổ chức thi tuyển mà sẽ Thủ tướng quyết. Trong khi đó, các mạng đang ’chạy’ rất dữ.

Trả lời: Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý chuyên ngành. Việc cấp phép thiết lập hạ tầng mạng đã được qui định cụ thể trong hệ thống qui phạm pháp luật (Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Nghị định 160/2004/NĐ-CP về viễn thông), trong đó có qui định việc cấp phép phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện theo đúng pháp luật và tôi không nghĩ là mất dần quyền lực.

Để tiến hành cấp phép trên nguyên tắc công bằng, minh bạch, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình TTg CP và được chấp thuận cấp phép theo hình thức thi tuyển. Đây là lần đầu tiên thực hiện theo phương thức này, chắc chẵn Bộ sẽ phải học hỏi kinh nghiệm các nước, xây dựng các qui trình và tiêu chí để phù hợp với tình hình nước ta như vậy chắc chắn không thể không có những khó khăn.

Câu hỏi: ( Xuan Luong -Hà Nội -luongfree@yahoo.com): Tôi thấy nhiều nước có mô hình Quỹ Dịch vụ công ích để phổ cập các dịch vụ cơ bản nhưng ở nước ta lại là Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích, như vậy có khác xu hướng chung trên thế giới?

Trả lời: Theo thông lệ, Quỹ công ích được thành lập là đểphục vụ phát triển, cung ứng các dịch vụ công ích. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có tên quỹ gắn với các dịch vụ của lĩnh vực đó. Việc thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là để thực hiệnchính sách đẩy mạnh phát triển thị trường viễn thông, đảm bảo kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông công bằng, minh bạch. Mặc khác, nhà nước đảm bảo cho người dân ở vùng sâu vùng xa, nông thôn, biên giới, hảiđảođược sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản, nơi điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, doanh nghiệp không kinh doanh được theo cơ chế thị trường. Ở mỗi nước tuỳ điều kiện phát triển kinh tế xã hội, trình độ quản lý và thực tế phát triển thị trường mà có các hình thức tổ chức và quản lý quỹ khác nhau. Mô hình Quỹ ở Việt Nam có tham khảo kinh nghiệm của các nước, hoàn toàn phù hợp với thông lệ và xu hướng chung trên thế giới.

Câu hỏi: Một cán bộ tin học Bộ GDĐT: Nhiều cơ quan nhà nước đang quan tâm đến phần mềm nguồn mở, nhằm tiết giảm chi phí. Tuy nhiên, cái khó là triển khai ứng dụng phần mềm này với nhiều nơi đòi hỏi phải có tư vấn, hỗ trợ từ các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, như vậy phải mất phí cho dịch vụ hỗ trợ. Nhưng hiện nay không có mục chi nào cho dịch vụ hỗ trợ phần mềm. Bộ TT&TT đã có kế hoạch này giúp các cơ quan xử lý vấn đề này?

Trả lời: Đối với người sử dụng, việc sử dụng phần mềm nguồn mở hay nguồn đóng không quan trọng và phần mềm nào cũng có chi phí tư vấn, hỗ trợ. Mục đích chính khi người sử dụng lựa chọn các sản phẩm phần mềm đóng hay mở là: giá mua phần mềm, chất lượng phần mềm, tính chủ động, độc lập không phụ thuộc vào các nhà cung cấp. Việc chi cho triển khai ứng dụng PMNM hiện nay cũng được thực hiện như việc chi cho phát triển, ứng dụng các phần mềm thông thường theo quy định của pháp luật.

Còn để thúc đẩy việc ứng dụng PMNM, thực hiện Quyết định 169/200/QĐ-TTg và 223/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ BCVT (nay là Bộ TTTT) đã có Thông tư 02/2007/TT-BBCVT hướng dẫn chi tiết một số nội dung đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 08/200/QĐ-BTTTT ban hành Danh mục các sản phẩm PMNM đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Câu hỏi: ( Phạm Huy Vũ -Long An -Vu6506@yahoo.com.vn): Trước đây tôi nghe nói là Viettel cũng định cổ phần mạng di động của mình, nhưng sau đó lại nói không. Vậy có thể hiểu là việc cổ phần hóa là chuyện của doanh nghiệp hay không?

Trả lời: Viettel là Tổng công ty viễn thông thuộc cơ quan chủ quản là Bộ Quốc phòng. Tôi được biết trước đây tổng công ty này có dự định cổ phần hóa Viettel Mobile tuy nhiên do xu thế hội tụ các dịch vụ viễn thông, Tổng công ty viễn thông quân đội đã thay đổi lại mô hình tổ chức sản xuất nên chắc có những vấn đề chưa rõ nên chưa cổ phần hóa được. Các công ty hay tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông (kể cả cung cấp hạ tầng mạng) không thuộc danh mục công ty 100% vốn nhà nước đều có thể được cổ phần hóa. Do vậy, các công ty, tổng công ty viễn thông cũng sẽ thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Thời gian và lộ trình thực hiện sẽ do cơ quan chủ quản Viettel xây dựng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi: ( Vũ Việt Vương -Trần Hưng Đạo): Xin hoan nghênh Thứ Trưởng đã tham gia trả lời trực tuyến và Thứ Trưởng cũng đã rất vất vả rồi vậy cũng xin phép được hỏi Thứ Trưởng liên quan tới dự án S-Fone. Hiện tại tôi đang làm việc tại dự án S-Fone và tôi thấy tình hình triển khai dự án này rất chậm gây ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và tôi cũng rất lo cho tương lai của mình vậy với vai trò của Thứ Trưởng, Ông có thể giúp được gì để cho dự án này giải quyết được dứt điểm các khúc mắc đôi bên không ạ? xin cảm ơn Thứ Trưởng và mong nhận được câu trả lời của Thứ Trưởng.

Trả lời: S-Fone là dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa đối tác SKT (Hàn Quốc) và Cty CP DVBCVT Sài Gòn. Mạng di động S-Fone là mạng di động thứ 3 được triển khai sớm ở VN, tuy nhiên trong quá trình triển khai, hiệu quả phát triển của dự án không đạt như mong muốn, các bên trong hợp đồng HTKD đã báo cáo với các cơ quan NN liên quan những khó khăn vướng mắc. Bộ KHĐT đã báo cáo Thủ tướng về những giải pháp hỗ trợ cho dự án. Bộ TT&TT cũng đã có những chỉ đạo cho các bên trong hợp đồng HTKD cần sớm giải quyết các vướng mắc đẩy nhanh tốc độ đầu tư, cũng như có các giải pháp phù hợp khác nhằm đảm bảo hiệu quả dự án. Theo báo cáo thì những vướng mắc giữa hai bên là những khúc mắccó thể giải quyết dược. Phía SKT đã cam kết sẽ đầu tư trên 500 triệu USD cho dự án này, nên tôi tin tưởng rằng những khúc mắc của hai bên sẽ giải quyết được.

Câu hỏi: ( Nguyen Quyet -TP HCM -quyetabc@yahoo...): Cháu là 1 sinh viên, hiện nay cháu cũng đang dùng máy di động, tuy nhiên cháu thấy mức cước di động hiện còn đắt, liệu giá cước di động có thể giảm thêm nữa không ạ và bao giờ giảm?

Trả lời: Giá cước các dịch vụ di động hiện nay của Viêt Nam đã ở mức trung bình của khu vực. Hiện nay các công nghệ dịch vụ di động đang tiêp tục phát triển rất mạnh, số thuê bao tiếp tục tăng nhanh, giá thành thiết bị tiếp tục giảm, nên các nhà cung cấp dịch vụ di động có thể có điều kiện để nâng cao năng suất lao dộng, giảm chi phí giá thành và giảm giá cước. Năm 2008 này theo dịnh hướng quản lý giá cước thì thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động sẽ căn cứ vào thực tế thị trường, giá thành và điều kiện của doanh nghiệp để có mức điều chỉnh giảm cho phù hợp. Bên cạnh đó các nhà khai thác di động cũng sẽ tiếp tục đưa ra thị trường những gói cước phù hợp với các tầng lớp khách hàng khác nhau, cháu có thể chọn những gói cước phù hợp với sinh viên. Chúc cháu thành công.

Câu hỏi: Vũ Bình Minh, quận 12, Tp. HCM, Email: Abc123@yahoo.com: Tôi đọc báo thấy Bộ kêu lên với Chính phủ là có quá nhiều mạng di động, nhiều đài truyền hình làm tài nguyên tần số sử dụng không hiệu quả. Bộ được Chính phủ giao quản lý, xây dựng quy hoạch này mà còn kêu thì người dân, doanh nghiệp biết kêu ai?

Trả lời: Một đặc điểm của nền kinh tế thị trường là có sự cạnh tranh, do vậy với nhiều mạng di động thì đối với người sử dụng (người dân) sẽ có cơ hội để lựa chọn cho mình nhà cung cấp dịch vụ có giá cả cạnh tranh, dịch vụ tốt nhất, đối với nhà cung cấp dịch vụ đây chính là động lực nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cho các nhà quản lý. Đối với truyền hình thì hoàn toàn khác, tuy số lượng chúng ta thấy nhiều (6, 7 Đài) nhưng chủ yếu là các đài địa phương chỉ phủ sóng trong phạm vi 1 tỉnh thành phố. Để hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên tần số, hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang trong giai đoạn cuối hoàn thiện qui hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 để trình Chính phủ.

Câu hỏi: ( Lê Văn Lâm -Bà Rịa-Vũng Tàu -lam_levan@yahoo.com): Xin Hỏi Thứ trưởng, hiện nay mạng truyền hình cáp hữu tuyến của nhiều doanh nhiệp đang phát triển nhanh Như vậy Bộ đã có các văn bản nào hướng dẩn các Sở Bưu chính, viễn thông để quản lý nhà nước về lĩnh vực nầy chưa quản lý về nội dung chương trình và hạ tầng kỹ thuật

Trả lời: Trước đây Bộ BCVT và Bộ VHTT đã có kế họach phối hợp xây dựng thông tư hướng dẫn quản lýmạng truyền hình cáp. BộThông tin và Truyền thông đang hoàn thiện thông tư nàyvà sẽ có hướng dẫn đến các sở. Để quản lý tốt lĩnh vực này, Bộ dã chủ động cùng các bộ ngành liên quan xây dựng quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thành truyền hình để trình Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ có hướng dẫn chi tiết tới các sở để quản lý tốt hơn lĩnh vực này.

Thứ trưởng Trần Đức Lai phát biểu kết thúc: Sau 3 tiếng rưỡi trả lời trực tuyến, tôi rất cảm ơn các độc giả đã rất quan tâm tới lĩnh vực CNTT-TT. Trong một buổi sáng, tôi đã nhận được trên 200 câu hỏi. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi có nội dung khá trùng nhau nên tôi đã nhóm thành 68 câu hỏi để trả lời bạn đọc. Đây cũng là 68 vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên chắc chắn chưa thể đáp ứng đủ các yêu cầu của độc giả. Những nội dung mà quý độc giả đã hỏi mà chưa được trả lời hôm nay, tôi cam kết bản thân tôi cũng như các đơn vị chức năng của Bộ sẽ xem xét để trả lời cụ thể hơn, chi tiết hơn. Mong rằng những đợt trả lời trực tuyến tới đây của Bộ TT&TT sẽ nhận được gấp 2-3 lần số lượng câu hỏi như ngày hôm nay, giúp cho Bộ chúng tôi hoàn thiện tốt hơn hệ thống QPPL, cơ chế chính sách, kết hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực CNTT-TT phát triển.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn quý vị độc giả. Chúc các quý vị thành công trong công việc và hạnh phúc trong gia đình. Tôi cũng chân thành cảm ơn trang tin điện tử của Bộ TT&TT, báo điện tử ICTnews, trang tin điện tử VTCnews và Báo điện tử Vietnamnet đã giúp đỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận với nhiều độc giả trong ngày hôm nay để có những trao đổi rất thẳng thắn, sinh động và bản thân tôi cũng thu được nhiều kết quả tốt, giúp cho hoạt động quản lý của mình sau này được tốt hơn.

  • (Theo website Bộ TT-TT)
     Ảnh: Lê Anh Dũng
 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;