221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1320449
Công ty kiểm toán độc lập có nên kinh doanh tài chính?
0
Article
null
Công ty kiểm toán độc lập có nên kinh doanh tài chính?
,

 - Thảo luận dự thảo Luật Kiểm toán độc lập chiều 19/11, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại nếu công ty kiểm toán độc lập lại cung cấp cả dịch vụ tài chính thì khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Với gần 500.000 doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu nâng cao năng lực quản trị là lớn nên càng đòi hỏi cao về dịch vụ kiểm toán độc lập.

TS Trần Du Lịch, đại biểu TP Hồ Chí Minh cho rằng, đây là nghề rất đặc biệt, giống như nghề luật sư, phụ thuộc cả ở cái tâm con người. Vì thế, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cần được coi trọng. Chưa có ai chứng minh được quản lý nhà nước  đối với vấn đề này tốt hơn là để đạo đức nghề nghiệp sẽ tự phát triển lên. 

Mô tả ảnh.

Nghề kiểm toán đòi hỏi tính trung thực cao (ảnh: theo kiemtoanvn)

Xuất phát từ góc nhìn này, TS Trần Du Lịch đề nghị phải làm rõ vài trò của Hiệp hội kiểm toán trong dự thảo Luật. Điều 10, 11 nên tính toán lại, bổ sung điều kiện hành nghề kiểm toán phải là hội viên Hiệp hội kiểm toán. Giống như chứng khoán, công ty kiểm toán phải đủ điều kiện mới được hoạt động.

Hiệp hội kiểm toán sẽ là kênh giám sát đạo đức kiểm toán viên tốt nhất. Thậm chí, TS Trần Du Lịch còn đề nghị Chính phủ có thể ban hành Nghị định về vấn đề này.

Nhiều đại biểu đồng tình rằng, sự tồn tại của công ty kiểm toán độc lập còn dựa trên uy tín, lòng trung thực của con người chứ không dựa trên vốn.

Bởi thế, sẽ là bất hợp lý khi dự thảo Luật hiện nay lại yêu cầu chức danh như Tổng giám đốc, Giám đốc công ty phải góp  ít nhất là 10% vốn điều lệ.

Bà Phạm Thị Loan, đại biểu TP Hà Nội chia sẻ, trên thực tế, nhiều khi có những cá nhân có tài, có năng lực để giữ vị trí lãnh đạo điều hành công ty, nhưng họ lại không đủ vốn. Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp đều cho phép các doanh nghiệp có thể đi thuê người bên ngoài làm Tổng giám đốc, Giám đốc.

Do vậy, quy định trên còn không phù hợp với Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Cũng liên quan tới vấn đề đạo đức nghề nghiệp, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh nêu: Một công ty kiểm toán thì không nên vừa hoạt động kiểm  toán, vừa cung cấp dịch vụ tài chính vì có thể có sự thông ngầm, không khách quan trong kết quả kiểm toán.  Nếu cho phép, vô hình trung, luật tạo điều kiện tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi.

Có khá nhiều đại biểu đề nghị luật cần xem xét điều này.

Hầu hết các đại biểu cũng đặt yêu cầu điều chỉnh thủ tục cấp phép thành lập công ty. Theo dự thảo luật, Bộ Tài chính sẽ cấp phép và thu hồi giấy phép công ty kiểm toán độc lập.

Nhưng, theo ý kiến của Phạm Thị Loan, cần coi doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp bình thường, hoạt động có điều kiện. Luật Doanh nghiệp đã qui định rõ, việc cấp và thu hồi giấy phép thành lập là việc của bộ KHĐT và cơ quan kế hoạch đầu tư. Nếu để bộ Tài chính cấp phép thì không phù hợp pháp luật.

“Bộ Tài chính chỉ cần kiểm soát, đưa ra điều kiện  hành nghề thôi, như thế mới đúng chức năng”, bà Loan nói.

Đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình rằng, dự thảo Luật không nên bắt buộc phải kiểm toán viên thi sách hạch phải biết tiếng Việt. Vì với năng lực hiện nay của Việt Nam, nhu cầu cần dịch vụ kiểm toán quốc tế, tín nhiệm là cao. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO và chúng ta vẫn đang cho phép cho cả các DN kiểm toán nước ngoài vẫn có thể kiểm toán tại Việt Nam mà  không cần có sự hiện diện thương mại ở Việt Nam

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,