221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1319726
Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh kết luận sai, sẽ thanh tra lại
1
Article
null
Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh kết luận sai, sẽ thanh tra lại
,

- Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng nay (15/11) quy định Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng giao.

Tổng Thanh tra Chính phủ cũng có quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà không cần phải được Thủ tướng giao.

Cùng với quyền hạn trên, Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền đề nghị bộ trưởng, yêu cầu chủ tịch tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, của ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Mô tả ảnh.
Quốc hội thông qua luật khắc phục tình trạng thanh tra hình thức. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trường hợp bộ trưởng, chủ tịch tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về quyết định của mình.

Chấm dứt thanh tra hình thức

Quy định đảm bảo "địa vị" của cơ quan thanh tra độc lập tương đối trong mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là bước sửa đổi đáng chú ý của Luật, nhằm khắc phục tính hình thức trong hoạt động của các cơ quan thanh tra hiện nay.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) trước khi thông qua cho hay, đây là yếu tố quan trọng bảo đảm cho cơ quan thanh tra được chủ động và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động, quyết định của mình, góp phần khắc phục được tính hình thức trong hoạt động của các cơ quan thanh tra hiện nay.

Trong số các quy định sửa đổi khác của luật có quy định giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực (bao gồm tổng cục, cục thuộc bộ, chi cục thuộc sở) trực tiếp thực hiện để chính những người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong các cơ quan này (không phải là thanh tra viên) trực tiếp tiến hành thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm pháp luật.

Điều này nhằm góp phần chấn chỉnh lại tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành thời gian qua, đồng thời, cũng để đáp ứng yêu cầu tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra và yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

  • Linh Thư

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,

    Tin khác

    ,
    ,