221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1315406
Ngừng dự án bô-xít: Khi môi trường không đếm bằng đồng đôla
1
Article
null
Ngừng dự án bô-xít: Khi môi trường không đếm bằng đồng đôla
,

- Một công ty Australia đã phải hủy dự án khai thác bô-xít vì luật môi trường của chính quyền bang Queensland; kế hoạch phát triển các nhà máy của Vedanta Resources tại Ấn Độ đang gặp trục trặc khi chính phủ nước này cân nhắc việc ngừng mở rộng nhà máy nhôm tại Orissa với lý do vi phạm nghiêm trọng tới luật bảo vệ môi trường.

>> Hàng loạt nhân sĩ kiến nghị tạm dừng khai thác bô xít Tây Nguyên

Động thái từ phía chính phủ Ấn Độ - hai tháng sau khi loại bỏ kế hoạch khai thác bô-xít tại Orissa của tập đoàn có trụ sở ở Anh, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu của Vedante trong việc nâng công suất nhà máy luyện nhôm Lanjigarh từ 1 triệu tấn lên 6 triệu tấn/năm.

s
Lũ bùn đỏ khiến Hungary tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp ở một số khu vực tới cuối năm nay. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Môi trường Jairam Ramesh có thể sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về Vedanta trong tuần này. Các quan chức Bộ nhấn mạnh, trong khi kế hoạch mở rộng của Vedanta vi phạm nghiêm trọng luật môi trường thì nhà máy luyện nhôm của họ còn có vi phạm về thủ tục.

Theo Bloomberg, hồi tháng 8, Vedanta, do tỉ phú Anil Agarwal kiểm soát, đã được chính quyền Orissa cho phép mở rộng nhà máy luyện nhôm Lanjigarh trị giá 375 tỉ rupee (8,5 tỉ USD). Tuy nhiên, Bộ Môi trường Ấn Độ cho rằng, nhà máy hiện hành của Vedanta có thể dùng nguồn bô-xít từ các mỏ không có sự phê chuẩn về môi trường và yêu cầu công ty này giải trình vì sao giấy phép cho nhà máy không bị thu hồi.

Nhà máy nhôm của Vedanta mỗi năm có thể sản xuất khoảng 1 triệu tấn ô-xít nhôm từ bô-xít. Theo nhà hoạt động môi trường Biswajit Mohanty ở Bhubaneswar, thủ phủ bang Orissa, hiện có khoảng 40.000 đợt vận chuyển bô-xít từ ngoài bang đến nhà máy của Vedanta mỗi năm, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Quan ngại môi trường đang được đặt ra với rất nhiều dự án lớn tại Ấn Độ, trong đó có cả dự án thép 12 triệu tấn của POSCO, Hàn Quốc tại bang Orissa.

Trong khi đó, tại Australia, các phương tiện truyền thông nước này đưa tin, một công ty khai khoáng có tên Cape Alumina mới đây tuyên bố hủy dự án mang tên Pisolite Hills trị giá 1,2 tỉ USD do Luật bảo vệ các con sông tự nhiên của chính quyền bang Queensland khiến dự án khó có thể tồn tại.

Phát ngôn viên Hội Bảo vệ tự nhiên hoang dã của Queensland, Glenn Walker tuyên bố, đây là chiến thắng lớn cho môi trường. “Kế hoạch của Cape Alumina với một mỏ bô-xít ở bán đảo Cape York giống như việc khoan dầu ở Vỉa đá ngầm khổng lồ (Great Barrier Reef)”, Walker nói. “Những tin tức mới thật tuyệt vời, đây là một trong những chiến thắng lớn nhất của việc bảo tồn môi trường tại Queensland”.

Theo ông, dự án khai thác mỏ bô-xít của công ty bao gồm đề xuất san bằng một khu vực rừng bạch đàn lớn - nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật đang gặp nguy hiểm, trong đó có một loài vẹt mào chỉ có trên bán đảo Cape York. Nó cũng ảnh hưởng tới những vùng cửa sông hoang sơ, với nhiều loài cá quý hiếm.

d
Queensland chịu mất một dự án khai thác bô-xít 1,2 tỉ USD để bảo vệ sông Wenlock. Ảnh: pbase

Trước đó, Cape Alumina đã xem xét lại kế hoạch của họ sau khi chính quyền bang ngày 4/6 tuyên bố, Vùng lòng chảo sông Wenlock trên Cape York là một khu vực sông tự nhiên vào diện được bảo tồn theo Luật bảo vệ các con sông tự nhiên. Quyết định này đã ảnh hưởng tới dự án khai thác bô-xít của Cape Alumina.

Wenlock bao trùm khoảng 7435km vuông, là nơi có số lượng cao nhất các loài cá nước ngọt sinh sống tại Australia và các khu rừng mưa nhiệt đới vây quanh là nơi ở của nhiều loài động vật quý hiếm.

Giám đốc điều hành Cape Alumina, Paul Messenger, cho hay, Queensland đã để mất 1,2 tỉ USD cho các hoạt động kinh tế và hàng trăm việc làm mới.

Nhưng ông Walker khẳng định, Queensland được lợi nhiều hơn. “Weipa - thuộc Cape York - có mỏ bô-xít lớn nhất thế giới, và hai cộng đồng cư dân lớn, nhưng không cộng đồng nào được hưởng lợi ích kinh tế, xã hội lớn hơn”, ông nói. “Ngành công nghiệp khai khoáng đã chứng minh rằng, họ không cung cấp điều có lợi cho cư dân bản địa, họ đến đây, phá hủy môi trường địa phương và ra đi với một đống tiền”.

Và, lũ bùn đỏ - thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử Hungary - đã là một hồi chuông cảnh báo với rất nhiều nước trên thế giới, buộc họ phải cân nhắc một cách nghiêm túc tác động tới môi trường của công nghiệp khai thác khoáng sản.

Hôm thứ hai, trước quốc hội, chính phủ Hungary đã đưa ra yêu cầu kéo dài tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố ở ba hạt miền tây tới ngày 31/12/2010 do lũ bùn đỏ.

Một hồ chứa bùn tại nhà máy nhôm Ajkai Timfoldgyar đã bị vỡ vào ngày 4/10, khiến dòng bùn đỏ hàng trăm triệu lít tràn xuống các khu dân cư. 9 người thiệt mạng, 150 - 200 người bị thương.

Bùn đỏ là sản phẩm phụ trong quá trình luyện nhôm từ quặng bô-xít. Một số nạn nhân trong lũ bùn Hungary tử nạn do chết đuối, phần lớn người bị thương do bỏng hóa chất. Hungary cho biết, sẽ mất ít nhất 1 năm để dọn sạch bùn đỏ từ hồ chứa của một nhà máy nhôm ở hạt phía tây Veszprem.

Cần nhớ rằng, Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ với nhu cầu khai thác khoáng sản cực lớn phục vụ ngành công nghiệp, sau ba thập niên tăng trưởng bùng nổ, nay đã tính tới việc “trùng lại”, không đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.

Hội nghị Trung ương 5 khóa 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) từ 15-18/10, đã xác nhận một mô hình kinh tế mới gọi là “tăng trưởng toàn diện" - tập trung phát triển cân bằng ở các lĩnh vực xã hội cũng như vùng miền khác nhau. Theo Rosealea Yao, nhà phân tích tại Dragonomics, một hãng nghiên cứu ở Bắc Kinh, “tăng trưởng toàn diện đề cập tới việc phát triển ở những lĩnh vực khác, không chỉ có tăng trưởng kinh tế, mà còn chú ý tới ảnh hưởng môi trường và tác động tới cuộc sống của con người”.

  • Thái An

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,