221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1317186
Mỹ muốn "môi giới" giảng hòa Trung - Nhật
1
Article
null
Mỹ muốn 'môi giới' giảng hòa Trung - Nhật
,

- Ngoại trưởng Hillary Clinton cho hay Mỹ muốn đứng ra tổ chức một hội nghị ba bên cấp ngoại trưởng giữa Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc trong bối cảnh các bên có nhiều bất đồng.

Hạ nhiệt căng thẳng

Gặp gỡ báo chí chiều 30/10 tại Hà Nội sau khi kết thúc Cấp cao Đông Á lần đầu tiên Mỹ tham gia với tư cách khách mời đặc biệt, trước khi chính thức là thành viên từ năm sau 2011, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chuyển thông điệp tới Trung Quốc - Nhật Bản, muốn cả hai “hạ nhiệt căng thẳng”.

Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ ý định làm “môi giới” giảng hòa cho căng thẳng Trung - Nhật, một “đồng minh chiến lược” và một “đối tác quan trọng” như lời bà nói.

“Mỹ sẵn sàng tổ chức một hội nghị ba bên với sự tham gia của Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Nhật, Trung để thảo luận các vấn đề liên quan”.

Mô tả ảnh.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nhìn về phía Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Hội nghị ASEAN+3. Ảnh: Reuters

Phát biểu này được đưa ra sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đã thất bại trong nỗ lực thu xếp một cuộc gặp chính thức giữa Thủ tướng hai nước bên lề Cấp cao Đông Á. Hai vị Thủ tướng chỉ có 10 phút gặp không chính thức bên lề Hội nghị sáng 30/10.

Ngay từ trước các Hội nghị cấp cao của ASEAN và Cấp cao Đông Á, dư luận trông đợi hai nước này sẽ bình thường hóa quan hệ tại Hà Nội, với cuộc đàm phán song phương chính thức của hai vị Thủ tướng bên lề Hội nghị.

Chiều 29/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản Satoru Satoh cũng cho hay, Bộ trưởng hai nước sau hội đàm đã “thống nhất cải thiện quan hệ và muốn có cuộc gặp thượng đỉnh ngay trong tuần này tại Hà Nội”.

Thế nhưng, theo Reuters, cuộc gặp “đổ vỡ vào phút cuối” khi Trung Quốc quyết định hủy và cho rằng Nhật Bản đã “phá vỡ không khí” cho đối thoại bằng việc nêu vấn đề tranh chấp ở đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tại cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng Trung - Nhật, ông Seiji Maehara nêu vấn đề tranh chấp ở Senkaku/ Điếu Ngư và tuyên bố đó là lãnh thổ Nhật, còn phía Trung Quốc cũng đưa ra quan điểm đó là lãnh thổ của Trung Quốc.

Về phần mình, bà Clinton cho hay, “Mỹ không bao giờ đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền”. Tuy nhiên, bà cũng không quên nhắc việc đảo này “nằm trong vùng triển khai các hoạt động phòng thủ Nhật Bản của Mỹ”.

Vì thế, “Mỹ khuyến khích hai nước tìm kiếm giải pháp hòa bình cho bất kì khác biệt nào còn tồn tại giữa hai nước.”

Một mối quan hệ hòa bình, ổn định giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng là lợi ích của Mỹ”, bà Clinton nhấn mạnh.

Tìm nguồn cung đất hiếm mới

Ngoại trưởng Mỹ cũng nêu vấn đề đất hiếm vốn cũng đang làm căng thẳng quan hệ Trung - Nhật. Đây cũng là vấn đề được xem là nguyên nhân làm đổ vỡ cuộc gặp ba bên của Bộ trưởng Kinh tế các nước Trung - Nhật - Hàn Quốc bên lề Cấp cao ASEAN. (Tuy nhiên, người phát ngôn BNG Trung Quốc Ma Zhaoxu bác bỏ tin này và nói lí do thực sự cho việc cuộc gặp không được tổ chức là do lịch trình làm việc không thu xếp được).

Bà Clinton cho hay, trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì, Mỹ đã nêu vấn đề Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm, gây ảnh hưởng đến các ngành công nghệ cao của Mỹ, Nhật và các nước.

“Ngoại trưởng Trung Quốc đã đảm bảo rằng Trung Quốc không có ý định cấm xuất khẩu đất hiếm”, bà Clinton trích lời.

Dù hài lòng với cam kết của Trung Quốc, nhưng Ngoại trưởng Mỹ cũng dẫn ra thực tế, “trên thị trường, có vẻ đất hiếm đang thực sự hiếm”.

“Mỹ, Nhật và châu Âu sẽ tìm kiếm những nguồn cung đất hiếm mới. Chúng tôi tin rằng thế giới cần những nguồn cung mới bên cạnh Trung Quốc”, bà nói.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chiều 30/10 cũng cho hay, hợp tác trong khai thác đất hiếm dự kiến cũng sẽ là một trong những chủ đề thảo luận của ông với Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nhân chuyến thăm chính thức của ông này tại Hà Nội hôm nay (31/10).

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói, hiện các công ty Nhật cũng đã có các cuộc tiếp xúc với đối tác khác, trong đó có Việt Nam để tìm kiếm khả năng khai thác, nhập khẩu đất hiếm, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

  • Phương Loan 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,