221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1311982
Chính khách Thụy Điển, những người không có đặc quyền
0
Article
null
Chính khách Thụy Điển, những người không có đặc quyền
,

Người Thụy Điển không có những tuyên bố lớn lao về sự giàu có hay xa hoa và cách sống này cũng được áp dụng cho các chính khách. Từ hàng trăm năm trước, cơ cấu xã hội Thụy Điển đã hướng tới sự bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng.

Tiếp theo những câu chuyện, chìa khóa dẫn tới sự thành công tại Phần Lan, chúng tôi giới thiệu một số yếu tố tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội Thụy Điển.

Công bằng xã hội đã và vẫn là một trong những mục tiêu chính của tổ chức chính trị và xã hội tại Thụy Điển. Điều đó khiến các chính khách, thậm chí cả bộ trưởng không được đòi hỏi sự “tôn kính” đặc biệt.

g
Thủ đô Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: fenichel

Các bộ trưởng chủ chốt có thể đi làm bằng xe buýt, tàu hỏa hay tàu điện ngầm như những người dân bình thường. Sử dụng các phương tiện vận chuyển công cộng, tự giặt giũ, lau chùi nhà cửa, tự đi mua sắm là những gì tất cả mọi người phải làm, kể cả chính khách, bộ trưởng, nghị sĩ quốc hội.

Nếu bằng cách này hay cách khác, một chính khách hoặc bộ trưởng tận dụng tình hình, chẳng hạn có một căn hộ tốt ở trung tâm thành phố bằng mối quan hệ hay hoạt động chính trị, người đó chắc chắn sẽ không tiếp tục làm bộ trưởng, hay chính khách nữa. Áp lực xã hội và báo chí sẽ khiến điều này thành những tin tức nóng hổi.

Dĩ nhiên, rất nhiều bộ trưởng cũng như mọi công dân khác, có thể có xe riêng hay sống trong những căn nhà tiện nghi, những ngôi nhà ấy không hề có biệt đãi gì từ các khoản vay ngân hàng để có được. Trong phần lớn trường hợp, chúng được trả bằng số tiền cả một đời làm việc.

Người Thuy Điển không đưa ra những tuyên bố lớn lao về sự giàu có hay xa hoa, nhưng họ có yêu cầu khác, với chính họ và tất cả mọi người, là mức sống không giàu nhưng ít nhất là ở cấp độ kinh tế, xã hội tốt. Với người dân ở đất nước Bắc Âu này, công việc gắn liền với yêu cầu y tế, giáo dục và an sinh xã hội ở chất lượng cao.

Những yêu cầu nghiệp đoàn và lao động là khía cạnh quan trọng nhất, được tôn trọng nhất trong đời sống công. Ví dụ, tại nơi ở của những bộ trưởng quan trọng của Thụy Điển như Bộ trưởng kinh tế, an ninh, xã hội, bạn có thể tìm thấy ngôi nhà rất tốt, nhưng cần chú ý là trên thực tế, bạn có thể thấy nó có thể rất giống nhà của một người thợ mộc, tài xế xe tải, công nhân nhà máy, giáo viên tiểu học, y tá hay thậm chí là tài xế xe buýt… vì số tiền để mua sắm nhà cửa do ngân hàng đảm nhận. Ngân hàng luôn có khoản thế chấp hay đảm bảo từ một trong rất nhiều nghiệp đoàn lao động, đảm bảo người lao động mua được nhà với khả năng chi trả thích hợp.

Trợ cấp thất nghiệp, ốm đau, hay gặp khó khăn tài chính nhất thời đều được giải quyết thông qua một hệ thống bảo hiểm xã hội. Có bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhà ở hay an sinh xã hội ở từng hoàn cảnh sống khác nhau. Hệ thống bảo hiểm xã hội toàn diện này là kết quả của hàng trăm năm vật lộn của người lao động, ngày nay trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân Thụy Điển nói chung cũng như các chính khách, và khiến không một đảng chính trị, một phe phái nào phải đưa ra những nguyên tắc cơ bản của nó để thảo luận.

Thụy Điển là một quốc gia nghèo vào đầu 1900, sau đó là một nước nông nghiệp với quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm chạp. Vào khoảng 1911, các nghiệp đoàn lao động bắt đầu đưa ra những yêu cầu quyền bỏ phiếu cho nữ giới kết hợp với yêu cầu cải tổ xã hội trong y tế, nhà ở, giáo dục từ năm 1920.

Mỗi ngày trôi qua với một chính khách, dù là nam hay nữ, bộ trưởng hay cấp thấp hơn, đều là dậy sớm, đưa con tới trường học hay vườn trẻ công cộng trên đường đi làm, dùng bữa trưa ở một nhà hàng bình dân, trở lại làm việc cho tới 5h chiều, rồi lại tới trường đón con cái. Có lẽ buổi tối, chính khách có thể tới những cuộc họp địa phương, làm gì đó cho đảng của mình, hay xem tivi, đọc sách báo, viết lách và bắt đầu cho ngày hôm sau.

Sau đó, họ có thể nghỉ ngơi hoặc tham gia các chương trình giải trí cho cuộc sống tư vào dịp cuối tuần. Phần lớn người dân Thụy Điển đều có một kỳ nghỉ trong mùa hè, kéo dài vài tuần. Trong kỳ nghỉ này, đa số họ chọn cách sống gần gũi với thiên nhiên, hòa mình trong ánh nắng và sóng biển.

Các nghị sĩ trong quốc hội không có tài xế riêng cũng không có cố vấn đặc biệt. Ngoài ra, họ phải tự giặt đồ cho mình, tự mua thực phẩm nếu không muốn dùng bữa ở nhà hàng hay quán ăn. Họ có thể sống trong căn hộ nhỏ khoảng 50 mét vuông, ngủ trên ghế sofa hay có thể qua đêm trong những phòng làm việc của mình ở quốc hội.

Quốc hội Thụy Điển đặt tại Stockholm và gồm 349 đại biểu đến từ khắp các khu vực trong nước. Họ đại diện cho các đảng phái, vùng miền khác nhau, có những phòng làm việc để nếu muốn, có thể ở đó cả ngày lẫn đêm. Những người đến từ những vùng miền khác nhau ở Thụy Điển, không có bạn bè, nhà ở tại Stockholm có thể ở trong những phòng làm việc của mình tại quốc hội thường xuyên hơn.

Mọi nghị sĩ đều được trả một khoản lương (hoặc chi phí) phù hợp, để không bao giờ gặp khó khăn khi muốn về thăm gia đình ở các vùng miền khác ngoài Stockholm dịp cuối tuần.

Không có đặc quyền nào dành riêng cho những chính khách ở đất nước này.

  • Thái An (Theo Pravda)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,