221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1307595
Tại sao tranh chấp Nhật - Trung tổn hại cho cả hai?
1
Article
null
Tại sao tranh chấp Nhật - Trung tổn hại cho cả hai?
,

Thất bại trong giải quyết vụ việc Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc có thể khiến cả hai nước để mất cơ hội tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Căng thẳng ở khu vực quần đảo tranh chấp Trung - Nhật đang gia tăng. Hôm chủ nhật, quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã bày tỏ sự phản đối về cách giải quyết của Nhật khi bắt giữ Zhan Qixiong, thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc va chạm với hai tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản.

Nhà cầm quyền Nhật Bản đã cáo buộc thuyền trưởng Zhan cố tình đâm vào hai tàu Nhật sau khi từ chối rời khỏi vùng biển tranh chấp hoặc cho phép Lực lượng Phòng vệ bờ biển kiểm tra tàu. Sau khi một tòa án Nhật quyết định kéo dài thời gian tạm giam 10 ngày với Zhan, ông Đới Bỉnh Quốc đã triệu Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc, Uichiro Niwa, và thúc giục chính phủ Nhật tránh ’sai lầm", đồng thời tìm ra "một giải pháp chính trị sáng suốt" giải quyết khủng hoảng thông qua việc thả tự do cho Zhan.

a
Quần đảo Senkaku theo tên gọi Nhật hay Điếu Ngư theo cách gọi Trung Quốc

Vụ va chạm tàu (không có tổn thất lớn), sẽ không thu hút sự chú ý quá nhiều nếu nó không xảy ra ở gần khu vực quần đảo tranh chấp (Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tại biển Hoa Đông. Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo không có người ở này. Nó thuộc phía tây đảo Okinawa của Nhật, phía đông của bờ biển Phúc Kiến ở đông nam Trung Quốc và phía đông bắc Đài Loan.

Ngoài nguồn lợi cá, đáy đại dương biển Hoa Đông còn có tiềm năng rất lớn trầm tích dầu và khí tự nhiên (ước tính hơn 100 tỉ thùng dầu và hơn 2 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên), trở thành lực hấp dẫn lớn với cả Nhật Bản nghèo năng lượng và Trung Quốc đói năng lượng.

Theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), có hiệu lực năm 1994, vùng Đặc quyền kinh tế của một quốc gia (EEZ) mở rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. UNCLOS cũng đưa ra định nghĩa về thềm lục địa là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa, hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2.500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

Điều không may là, ngôn ngữ của công ước này chưa đủ rõ ràng trong việc đề cập tới quyền tiếp cận của các quốc gia với quần đảo, ví dụ như ở biển Hoa Đông. Những tranh cãi về chủ quyền đã xảy ra ở biển Hoa Đông - vùng nước chia tách đông Trung Quốc từ các đảo phía nam Nhật Bản. Tại điểm rộng nhất, biển Hoa Đông chỉ rộng 360 hải lý, ở điểm hẹp nhất, con số này là 180 hải lý.

Tuy nhiên, bất chấp sự chồng chéo giữa EEZ của Trung Quốc và của Nhật Bản, chính phủ Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với phần lớn biển Hoa Đông thông qua yêu sách thềm lục địa phía ngoài Máng Okinawa trên cơ sở nguyên tắc kéo dài tự nhiên trong khi Nhật Bản yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa qua đường trung tuyến biển Hoa Đông.

Máng Okinawa nằm cận kề bờ biển Nhật Bản, nhưng các đại diện của Trung Quốc khẳng định rằng, vùng Máng này không quá gần đường bờ biển của Nhật. Trong mắt người Trung Quốc, điều này chứng tỏ rằng, Trung Quốc và Nhật Bản không cùng nằm trên thềm lục địa, và vì thế, Trung Quốc áp dụng nguyên tắc kéo dài tự nhiên. Thêm vào đó, các đại diện Trung Quốc đã dẫn dắt việc ngư dân nước này từng sử dụng quần đảo tranh chấp từ thế kỷ 15 để đưa thêm những minh chứng cho việc tuyên bố chủ quyền.

Còn về phía Nhật Bản? Quan chức nước này cho rằng, kể từ khi UNCLOS không đề cập trực tiếp tới những gì diễn ra trong một tình huống tương tự như tại biển Hoa Đông, hai quốc gia cần phân chia chủ quyền theo một đường trung gian giữa họ. Trong trường hợp này, đường trung gian sẽ đem lại cho mỗi nước diện tích lãnh thổ tương đối ngang bằng, nhưng cần phải đặt tại quần đảo Senkaku, được cho là nơi rất giàu tài nguyên năng lượng, bên phía Nhật Bản. Trung Quốc phản đối việc phân chia này. Dù sao thì Nhật Bản gần đây vẫn kiểm soát quần đảo này.

Vấn đề trở nên phức tạp bởi thực tế rằng, năm 1992, Trung Quốc đã thông qua quy định cho phép sử dụng vũ lực để đảm bảo tuyên bố chủ quyền với các đảo. Tokyo nhanh chóng phản đối quy định này, vì nếu được thực thi, có thể dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự Trung - Nhật. Năm 1996, một số người Nhật Bản theo chủ nghĩa dân tộc đã tới một hòn đảo của của quần đảo, dựng đèn biển bằng nhôm và vấp phải sự phản đối của cả Trung Quốc cũng như Đài Loan.

Tháng 8/2003, Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc hợp tác với UNOCAL của Mỹ và Tập đoàn Royal Dutch/Shell để khai thác vùng tài nguyên năng lượng ở gần khu vực tranh chấp Chunxiao. Tháng 4/2005, chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm các công ty năng lượng Nhật tại vùng khai thác ở biển Hoa Đông. Chỉ ngày 14/7 cùng năm, Teikoku, một công ty năng lượng của Nhật, đã được quyền khai thác khu vực biển tranh chấp với Trung Quốc.

Những cuộc "ăn miếng trả miếng" giữa hai bên tiếp tục diễn ra trong năm 2006, khi Nhật Bản sửa lại sách giáo khoa tái xác định tuyên bố chủ quyền của nước này. Cuối năm đó, một nhóm cư dân Hồng Kông đã tới khu vực này để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc. Sau khi Nhật Bản yêu cầu họ rời đi, phía Trung Quốc phản đối khi cho rằng phản ứng của Nhật vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc đã gửi một số tàu tới nhóm đảo này để tiến hành các hoạt động nghiên cứu vào năm 2007.

Căng thẳng tiếp tục trong năm 2008 khi hải quân Trung Quốc tiến hành tuần tra khu vực để xác nhận chủ quyền. Năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản khi ấy là Taro Aso đã quả quyết rằng, quần đảo nằm trong phạm vi Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã than phiền về điều này.

Vấn đề với hai quốc gia chính là chừng nào khi họ vẫn không thể giải quyết mối tranh chấp này - dù là phân chia thông qua đàm phán hay thông qua gia các dự án phát triển chung - cả hai đã để mất cơ hội với một nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có khi các hãng năng lượng tư nhân không mấy thích thú với nỗ lực khai thác trong khu vực.

Các nước có thể ngừng tranh chấp chủ quyền để cùng hưởng lợi ích từ việc khai thác đại dương giàu có. Nhưng các cuộc đàm phán song phương bắt đầu từ 2004 chưa hòa giải được bất đồng chủ quyền cũng như tuyên bố chủ quyền, cũng không thiết lập được một cơ chế thống nhất để cùng khai thác dự trữ năng lượng. Tới nay, ít nhất, hợp tác năng lượng Trung - Nhật mới chỉ dừng lại ở một số lĩnh vực không tranh chấp như các chương trình môi trường hay bảo tồn.

* Còn tiếp

  • Thái An (Theo the-diplomat)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,