221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1300203
Lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
1
Article
null
Lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
,

- Thủ tướng vừa ký quyết định lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) do Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu.

Mục tiêu là năm 2014, Vinashin sẽ bắt đầu có lãi
Mục tiêu là năm 2014, Vinashin bắt đầu có lãi
Phó trưởng ban là một Phó Thủ tướng khác, ông Hoàng Trung Hải.

Thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các bộ, ngành liên quan như Giao thông, Tài chính, Công an, Ban Tuyên giáo...

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Ban chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp xử lý để sớm ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh của Vinashin.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện việc thông tin, tuyên truyền khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình và các chủ trương, biện pháp xử lý đối với Tập đoàn.

Theo phân công của Thủ tướng, Ban chỉ đạo sẽ chia 2 tổ công tác.

Tổ số 1 có nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, định hướng đầu tư và sản xuất, kinh doanh của Vinashin. Tổ số 2 đảm trách tái cơ cấu tài chính bảo đảm nguồn trả nợ, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Bộ phận điều phối giúp việc sẽ đặt tại Văn phòng Chính phủ.

Như chỉ đạo của Thủ tướng vào ngày 18/6, mục tiêu của chiến lược tái cơ cấu Vinashin, đó là duy trì và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển; sử dụng có hiệu quả năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư; không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động.

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ chỉ đạo thu hẹp ngành nghề kinh doanh hiện tại của Vinashin, tập trung vào đóng, sửa chữa tàu, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển năng lực thiết kế với việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, không kinh doanh vận tải biển…

Nhà nước sẽ cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và nếu cần, Chính phủ có thể phát hành thêm trái phiếu cho Vinashin vay.

Dự kiến, sau khi được vực dậy, đến 2012, "con tàu" Vinashin mới sẽ hết lỗ, 2014 có lãi, sau năm 2015 sẽ phát triển ổn định.

Năm 2008: các chủ tàu đã hủy hợp đồng và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỷ USD, riêng năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD.

Đến tháng 6 năm nay, tổng tài sản của Tập đoàn khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gần 11 lần.

Đã có gần 17.000 công nhân bỏ việc, gần 5.000 người mất việc. Tập đoàn hiện có khoảng 7 vạn người.

Theo Thông báo của Văn phòng Chính phủ

  • Ngọc Lê

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,