221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1300115
Cải cách để Trung ương, địa phương không dồn việc cho nhau
1
Article
null
Cải cách để Trung ương, địa phương không dồn việc cho nhau
,

- Một trong những hướng đi trọng tâm của công cuộc cải cách hành chính 10 năm tới là làm rõ chức năng của Chính phủ, các bộ, chính quyền các tỉnh, chấm dứt chuyện địa phương thấy việc khó thì dồn lên Trung ương và ngược lại.

>> "Hiến kế" để hành chính không còn... hành là chính

Hôm nay (13/8), Nam Định tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện 10 năm chương trình tổng thể cải cách hành chính (2001 - 2010) và bàn hướng xây dựng chương trình 10 năm tới.

Mô tả ảnh.
Trao thưởng cho các đơn vị cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Nam Định 10 năm qua. Ảnh: Nam Khánh

Thành tích nêu ra thì dài, từ đơn giản hóa thủ tục, cải cách thể chế, tổ chức bộ máy cho đến nâng cao chất lượng công chức, xong nhiều hạn chế cũng được chỉ ra.

Chẳng hạn, tỉnh Nam Định thừa nhận "tổ chức bộ máy bên trong các sở, ban, ngành còn cồng kềnh, phân cấp quản lý nhà nước ở nhiều lĩnh vực chưa triệt để, đồng bộ. Tình trạng ôm đồm nhiệm vụ của các ngành, các cấp còn phổ biến".

Hoặc về chất lượng đội ngũ công chức, tuy trong 10 năm đã có gần 400 cán bộ, công chức được tỉnh cử đi học tiến sĩ, thạc sĩ, 10.000 lượt trưởng thôn, xóm được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính, xong Nam Định cho rằng năng lực của công chức, viên chức tỉnh vẫn hạn chế.

Mời bạn tham gia cuộc khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam, do VietNamNet và UNDP phối hợp thực hiện, tại địa chỉ http://www.hienkecchc.vn/.

Nhiều cơ quan vẫn ở tình trạng thừa người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu người có chuyên môn giỏi. Công tác đào tạo "mang nặng tính bằng cấp, chưa đặt yêu cầu phục vụ công việc lên hàng đầu".

"Năng lực của một bộ phận không nhỏ công chức, viên chức của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài... Đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức xuống cấp, tạo dư luận xấu trong hoạt động hành chính. Chưa có biện pháp kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức, viên chức năng lực yếu kém", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đức Long nói.

Chính vì vậy, UBND tỉnh Nam Định đề xuất với Chính phủ, khi thiết kế chương trình CCHC giai đoạn 2011 - 2020 cần nghiên cứu cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm những người có thực tài, tránh chạy theo bằng cấp, "đảm bảo để người tài được trọng dụng trong hoạt động hành chính".

Đặc biệt, một mặt tỉnh kiến nghị có cơ chế đào thải công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, mặt khác cần cải cách tiền lương, sao cho cán bộ, công chức sống được bằng lương, yên tâm phục vụ.

Một kiến nghị khác của Nam Định ngay lập tức được đại diện Bộ Nội vụ có mặt tại hội nghị ghi nhận, đó là Chính phủ cần đẩy mạnh thực hiện phân cấp giữa Trung ương, các bộ, ngành và địa phương, trên nguyên tắc đơn vị nào, cấp nào quản lý tốt nhất thì phân cấp cho đơn vị đó, cấp đó.

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Chu Văn Đạt: Cũng có những việc khó Trung ương lại dồn về địa phương. Như chuyện HĐND tỉnh lại phải quyết phụ cấp cụ thể cho cán bộ không chuyên trách cán bộ cấp xã.

Theo Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Đinh Duy Hòa, trong chương trình tổng thể CCHC 10 năm tới, sẽ phải tiếp tục làm rõ chức năng của các cơ quan nhà nước trong hệ thống, từ Chính phủ, các bộ, cho đến chính quyền các tỉnh.

"Phải làm rõ thẩm quyền của Thủ tướng, chủ tịch các tỉnh, các bộ trưởng. Ví dụ chuyện Hà Nội xây cổng chào mừng 1.000 năm Thăng Long, sau khi bị dư luận phản đối, cũng xin ý kiến Thủ tướng, trong khi văn bản nào quy định điều này? Địa phương thấy việc nào khó lại dồn lên Trung ương giải quyết".

Đánh giá cao những nội dung báo cáo của tỉnh Nam Định, ông Hòa cũng cho hay phải làm sao tìm được giải pháp tốt nhất cho chuyện lương công chức. "Chúng ta từng đặt ra mục tiêu đến 2005, cán bộ, công chức và gia đình yên tâm sống bằng lương, nhưng đây là một trong những mục tiêu không đạt được".

Ông Hòa cũng cho hay Bộ Nội vụ đang xây dựng bộ chỉ số đánh giá về CCHC, để xếp hạng hàng năm 63 tỉnh, thành và 22 bộ, ngành.

Cũng ngày hôm nay, TP Đà Nẵng đã tổng kết 10 năm thực hiện CCHC. Về thủ tục, chỉ tính riêng lĩnh vực đất đai, thành phố miền Trung này đã rút ngắn hơn 126 triệu ngày làm các thủ tục (với bình quân 105.000 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010).

Trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhờ rút ngắn từ hơn 30 ngày với 6 lần giao dịch xuống còn không quá 10 ngày với chỉ 2 lần giao dịch, nên với 6.364 doanh nghiệp đăng ký mới và 9.387 doanh nghiệp bổ sung đăng ký kinh doanh từ khi cơ chế “một cửa liên thông” được triển khai năm 2007 đến nay đã tiết kiệm cho doanh nghiệp ít nhất 64.000 lượt đi lại, rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục hơn 320.000 ngày.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Đặng Công Ngữ, các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm ngoái cho thấy, Đà Nẵng duy trì vị trí số 1 trên bảng xếp hạng chủ yếu nhờ các nỗ lực của chính quyền trong việc nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm của bộ máy hành chính các cấp...

  • Hiền Anh - Hải Châu

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,