221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1285070
Sẽ sửa Hiến pháp ngay cuối năm nay
1
Photo
null
Sẽ sửa Hiến pháp ngay cuối năm nay
,

- Thảo luận ở hội trường về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và điều chỉnh chương trình 2010, hầu như đại biểu nào đứng lên cũng đề nghị phải sửa ngay một số điều của Hiến pháp 1992.

>> Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền
>> Nóng bỏng nghị trường

Những điều mà ĐBQH đề xuất sửa ngay liên quan trực tiếp đến sửa đổi bộ máy nhà nước, để từ đó mới sửa được Luật Bầu cử HĐND. ĐB cũng yêu cầu tổng kết thí điểm việc không tổ chức HĐND quận, huyện ngay để còn có hướng sửa đổi luật cho chính xác.

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đề nghị ngay từ bây giờ phải chuẩn bị thật kỹ vì ĐH Đảng dự kiến sẽ diễn ra trong quý 1/2011.

Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Lân Dũng: Các nước xung quanh đều có Luật Biển

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận giải thích, lần sửa đổi cuối năm nay chỉ riêng về trình tự thủ tục, một số vấn đề kỹ thuật để thông suốt phục vụ cho kỳ bầu cử tới vào năm 2011.

Những thay đổi lớn về quan điểm, tiêu chuẩn ĐB... thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, nên luật mới phải đưa vào chương trình chuẩn bị cho năm sau.

"Riêng về việc sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu sau khi tổng kết thí điểm mà QH đồng ý không tổ chức HĐND cấp quận nữa, được phép của Ban chấp hành Trung ương, thì sẽ sửa một phần Hiến pháp ngay trong kỳ họp cuối năm. Riêng những sửa đổi căn cơ, có liên quan đến thể chế thì phải thực hiện trong nhiệm kỳ QH sau", ông Thuận nói.

Bộ trưởng xin lỗi

Không sôi nổi vì những tranh luận trái chiều như cả ngày thảo luận về đường sắt cao tốc hôm qua, nhưng sáng nay hầu như ĐB nào cũng phải xin thêm thời gian.

Các ĐB mổ xẻ gay gắt tình trạng nhiều dự án luật bị rút ra rất nhẹ nhàng, tùy tiện, thường đến sát kỳ họp. ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) tổng kết năm 2008 rút 9 dự án luật, năm 2009 rút 5, còn tại kỳ họp này rất nhiều dự luật bị rút êm thấm. ĐB Hồ Trọng Ngũ (Ninh Thuận) và Ngô Văn Minh (Quảng Nam)... gọi đó là "Quốc hội đang vi phạm pháp luật khi không tuân thủ nghị quyết được ban hành mỗi năm".

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: UBTVQH hết sức khó khăn, cứ trong tình trạng bắc nước chờ gạo người thôi

Quy trách nhiệm chính cho Chính phủ trong việc chậm trễ hoàn thiện nhiều dự án luật, đưa vào rút ra tùy tiện, nhiều ĐB đề nghị từ nay mỗi lần Chính phủ muốn xin rút một dự án luật nào thì phải báo cáo bằng văn bản xin ý kiến các ĐBQH đàng hoàng.

Trước những chất vấn có phần gay gắt, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (ĐB Hòa Bình) đã cất lời xin lỗi nhẹ nhàng: "Thay mặt cơ quan giúp Chính phủ xin lỗi các ĐBQH đã làm ảnh hưởng đến chương trình".

Theo ông Cường, sự chậm trễ, đưa vào rút ra có lý do là tính phức tạp của một số dự án mà Chính phủ không lường trước được.

Quốc hội bắc nước chờ gạo... Chính phủ

Các ĐB cũng thẳng thắn phê UBTVQH "dễ dãi" để Chính phủ đưa vào, rút ra liên tục, "Luật Thủ đô khó thế mà đề nghị thông qua ngay trong một kỳ họp, rất gấp gáp, vậy mà UBTVQH vẫn đồng ý cho đưa vào", ĐB Đặng Văn Khanh chất vấn.

Những lý do chưa chuẩn bị kịp, nhạy cảm... bị nhiều ĐB thẳng thắn bác bỏ khi cho rằng những khó khăn đều có thể dự báo từ trước, Chính phủ khi muốn đưa dự án luật vào đều thuyết minh rất nhiều về sự cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Thuận đã phải "thanh minh" rằng nhiều trường hợp UBTVQH rất bị động vì đã sắp sẵn chương trình rồi, cận kề kỳ họp nên đã gửi chương trình cho ĐBQH hết rồi, đến phút chót Chính phủ mới trình sang xin rút.

"Đành rằng những khó khăn đều biết trước, nhưng Chính phủ xin rút không lẽ UBTVQH vẫn đưa vào chương trình? Cứ đưa vào, rồi Chính phủ không trình thì lấy gì đưa ra cho ĐBQH? Chính phủ trình ra mà chất lượng không đảm bảo thì ĐBQH lại phê chất lượng kém sao cứ trình ra. UBTVQH hết sức khó khăn, cứ trong tình trạng bắc nước chờ gạo người thôi", ông Thuận cảm thán.

ĐB Trần Việt Hưng còn đi xa hơn một bước khi cho rằng các ĐBQH cũng phải chịu trách nhiệm: "Nếu ĐBQH phát huy hết vai trò, bấm nút không thông qua thì luật sẽ chất lượng hơn, chương trình dự kiến sát hơn".

Chưa sửa Luật Đất đai

Các ĐB còn phàn nàn việc QH "né tránh" những dự án luật quan trọng. Nói như ĐB Lê Thị Dung (An Giang), chúng ta làm luật "đáp ứng yêu cầu Nhà nước là chính, dễ thì làm, khó thì để lại, trong khi cái khó lại liên quan đến đời sống của người dân, doanh nghiệp, quản lý nhà nước đòi hỏi cần có".

ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) yêu cầu với những luật thật sự cần thiết thì QH phải cương quyết tìm mọi cách đưa ra, như Luật Đất đai, Đầu tư công, Tiếp cận thông tin..., và đề nghị những luật rút ra trong năm 2010 này thì phải đưa vào ngay trong năm tới.

Riêng Luật Biển vẫn tiếp tục khiến nhiều ĐB băn khoăn, "Luật Biển là nguyện vọng tha thiết của nhân dân, không thể không thông qua" (ĐB Ngô Văn Minh) hay "các nước xung quanh đều có Luật Biển, mấy luật liền chứ không phải một" như lời ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk).

Tuy UBTVQH đã đưa Luật đất đai (sửa đổi) vào chương trình sẽ cho ý kiến trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa sau, nhưng Bộ trưởng Tài Nguyên - Môi trường vẫn "nhờ" Bộ trưởng Tư pháp xin phép QH được "rút ra" để thêm thời gian nghiên cứu.

"Chính phủ thấy những thay đổi mà ban soạn thảo đề nghị chưa phải là sửa đổi cơ bản, bởi vấn đề phải đối mặt là quyền sở hữu nhận thức về đất đai thế nào, quyền sử dụng đất đai thế nào? Hai quyền này đang xem như ngang bằng nên rất khó. Thứ hai, thời hạn 20 năm giao đất theo Luật đất đai cũ và Nghị định 164 đã hết, việc phân bổ lại đất đai nông nghiệp thế nào là vấn đề rất lớn. Hai lần sửa đổi trước đều phải trình ra Ban chấp hành Trung ương, mà trong năm 2010 lẫn 6 tháng đầu năm 2011 chắc không có thời gian", Bộ trưởng Tư pháp phân trần.

  • Khánh Linh - Ảnh: Lê Anh Dũng

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,