221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1284151
Luật Biển lùi đến bao giờ?
1
Photo
null
Luật Biển lùi đến bao giờ?
,

- Họp tổ sáng nay (4/6) bàn chương trình làm luật cho năm 2011, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ngô Quang Xuân tha thiết: "Luật Biển còn lùi đến bao giờ? Đừng vì những vấn đề nhạy cảm mà để ảnh hưởng tới lợi ích dân tộc".

>> Nóng bỏng nghị trường

Quan điểm của ông Xuân nhận được nhiều đồng cảm. Bởi dự án luật này đã "rục rịch" cách đây gần mười năm, từ nhiệm kỳ QH khóa X. Ngay trong phiên họp trù bị, ĐB Dương Trung Quốc đã "phản ứng" về việc đột ngột rút Luật Biển khỏi chương trình và yêu cầu Chính phủ nhận trách nhiệm.

Giải thích với cử tri thế nào?

Nói như ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre), "đây là dự án luật khẳng định tính độc lập, chủ quyền lãnh thổ. Chẳng lẽ chỉ vì lý do nhạy cảm mà chúng ta không cương quyết?".

Không chỉ các ĐB quân đội, ĐB các tỉnh ven biển mà ngay ĐB Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh cũng than: "Chưa có Luật Biển thì không thể thể chế hóa nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển biển. Sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thực hiện quyền của chúng ta trên vùng biển".

Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng trăn trở: "Ta chuẩn bị từ khóa X, đi tiếp xúc cử tri các tỉnh ven biển họ đều rất mong, nhưng rồi "đùng một cái" bị rút, giải thích với cử tri khó lắm".

Ở góc độ khác, Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Ngô Đức Mạnh phân tích, đồng ý việc đưa luật ra thời điểm nào là cần thiết, nhưng từ góc độ đối ngoại, ta đã biết trước năm 2010 có nhiều sự kiện đối ngoại quan trọng. Không thể vì những lý do "phức tạp" để rút dự án này khỏi chương trình.

Hay nói như ĐB Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp), việc thông qua dự án Luật Biển phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm.

Câu chuyện về dự án Luật Biển được dẫn lại như một điển hình của việc làm luật tùy tiện mà không ai chịu trách nhiệm, chỉ khiến QH mất thời gian.

Mô tả ảnh.

Nhiều ĐBQH cho rằng, nếu chỉ vì cơ quan chủ trì chưa chuẩn bị kịp thì đi một nhẽ (Luật Thủ đô) nhưng hầu như nhiều dự án luật khác liên quan đến xã hội dân sự (Luật Tiếp cận thông tin, Luật Báo chí) cũng bị lùi lại.

Trong khi đó, nhiều dự án luật chưa cần thiết, hoặc được soạn sơ sài vẫn lần lượt được thông qua.

Trách nhiệm "đưa vào, rút ra" tùy tiện

Ngay chủ nhiệm các ủy ban cũng "kêu trời" vì 2010 là năm có tới 6 dự án luật vừa rút ra, hoặc kéo về điều chỉnh. Có vị ĐB từng tham gia nhiều khoá QH cũng phàn nàn hai năm 2009, 2010 có nhiều dự án luật điều chỉnh và "rút ra, rút vào" đột ngột nhất. Ông Ngô Văn Minh gọi đây là "giỡn chơi với Quốc hội".

ĐB Trương Thị Xê (Đắk Lắk) tâm sự: "Nhiều khi tôi thấy xấu hổ với cử tri, nhất là những cử tri về hưu, họ nói "mấy đại biểu này cho ăn cơm uổng", khi luật của chúng ta vừa ra đời đã phải sửa".

Mô tả ảnh.

Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Đặng Văn Chiến cũng phải than: "Lợi ích cục bộ "cài cắm" làm mất nhiều thời gian của cơ quan thẩm tra. Vì có những vụ việc mà ba bộ đến họp, tranh luận, cuối cùng "sập" cả dự án".

"Tôi đề nghị QH lên tiếng để Chính phủ và các cơ quan giải trình vì sao đưa vào rất nhiều lập luận, đưa ra lại rất nhẹ nhõm. Nhiều bộ luật lấy lý do nhạy cảm liên quan quốc phòng an ninh hay quan hệ quốc tế thì đồng ý, nhưng nhiều vấn đề không nhạy cảm thì sao? Luật Biển có thể ngừng lại để chuẩn bị kỹ hơn cho một thời điểm thích hợp, nhưng một số luật rất cần thiết, hay do tầm hiểu biết suy nghĩ chưa kỹ?", ĐB Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nói.

Ông Hải dẫn chứng, vấn đề lao động việc làm, đời sống công nhân, bảo hiểm, an sinh xã hội được điều chỉnh trong Luật Lao động, Luật Công đoàn nhưng rồi lại rút hai luật này đi. "Tôi đi giám sát DN nước ngoài, chị em phản ánh ngồi may, một ngày cả nhóm chỉ được cho mấy phiếu đi vệ sinh, quyền con người bị xâm phạm ghê gớm", ông Hải bức xúc.

Cũng theo ông Hải, rất cần đưa ra Luật Tiếp cận thông tin, nhất là trong thời buổi dư luận nhiều chiều, quản lý nhà nước không thể là chặn cái này, bỏ cái kia, mà phải định hướng tạo ra phản biện xã hội lành mạnh, xây dựng. Hay là do ban đầu mới tiếp cận thấy khó, ngại va chạm nên rút ra?

Việc chậm trễ này không chỉ ảnh hưởng kỷ cương trong Quốc hội, Chính phủ mà còn tốn không biết bao nhiêu tiền, vì để làm luật, ban soạn thảo tổ chức các cuộc hội thảo, rồi đi nước ngoài học tập kinh nghiệm.

Theo ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam), việc Ủy ban Thường vụ tự kiểm điểm dường như cho thấy Quốc hội đang phải lãnh hết trách nhiệm chứ chưa thấy trách nhiệm của Chính phủ.

Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị: "Chính phủ phải giải trình trước toàn thể QH về việc liên tục điều chỉnh khiến QH bị động".

"Chúng tôi kiến nghị ngay từ đầu nhiệm kỳ phải sửa Hiến pháp rồi. Lần trước sửa mất 8 năm, vì phải tính toán toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước, chức năng nhiệm vụ, QH chuyên trách đến mức nào, giám sát đến đâu, quy trình lấy ý kiến nhân dân... Nhưng ý kiến của chúng tôi không được chấp nhận.

Giờ cũng đang có hướng sửa Luật Bầu cử QH trước. Nếu được thì sửa Hiến pháp về chuyện bầu cử HĐND vào kỳ họp tới thôi. Sửa một câu trong Hiến pháp phải sửa cả 4, 5 luật liên quan. Đã lường trước nhưng không chắc chắn Hội nghị Trung ương tới có đồng tình không
".

Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận

  • Lê Nhung - Khánh Linh - Vân Anh
    Ảnh: Lê Anh Dũng

,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,