221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1248814
Xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là tất yếu
1
Article
null
Xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là tất yếu
,

 - Tại phiên họp chiều 26/11, Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: "Biển Đông: Tăng cường hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" tập trung thảo luận về các diễn biến gần đây liên quan tới Biển Đông.

Mô tả ảnh.
Các học giả trao đổi bên lề hội thảo. Ảnh: XL
Các  đại biểu đã đề cập tới những hoạt động hợp tác cụ thể thời gian qua.

Ngoài Tuyên bố chung về ứng xử ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung quốc còn có thỏa thuận tay ba nghiên cứu địa chấn (JMSU) giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philippines; hợp tác nghiên cứu hải dương giữa Việt Nam và Philippines (JOMSRE);  hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trên khu vực Vịnh Bắc Bộ; giữa Việt Nam và Malaysia trong việc nộp báo cáo chung về thềm lục địa kéo dài và các hoạt động cứu nạn cho các tàu đánh cá và ngư dân.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng trong vài năm gần đây, tình hình tranh chấp trên Biển Đông trở nên căng thẳng và phức tạp hơn.

Chủ nghĩa dân tộc làm vấn đề nhạy cảm

Về  nguyên nhân của tình hình này, một số học giả  cho rằng một số bên liên quan tới tranh chấp đã đơn phương tăng cường hoạt động khẳng định chủ quyền, như sưu tầm thêm bằng chứng lịch sử và pháp lý, củng cố vị trí chiếm đóng, xây dựng nhiều công trình trên các đảo và bãi đá phục vụ mục tiêu phòng vệ và đánh cá. Một số nước đã ráo riết tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự cũng như vận động ngoại giao để hỗ trợ các yêu sách chủ quyền.

Một số học giả nhận định sức mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, chương trình hiện đại hóa quân đội (nhất là hải quân), nhu cầu nhập khẩu năng lượng lớn hơn của kinh tế Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc với các nước lớn khác đã làm tăng mối lo ngại của các nước liên quan đối với đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Tuy nhiên, các học giả đều nhấn mạnh, về cơ bản, Trung Quốc đang thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và do đó không muốn tranh chấp trên Biển Đông làm ảnh hưởng đến chiến lược lớn của mình.

Có ý kiến cho rằng diễn biến phức tạp trong tình hình nội bộ của một số nước cũng như việc chủ nghĩa dân tộc đang lên ở một số quốc gia cũng làm cho vấn đề trở nên đặc biệt nhạy cảm, làm cho các nước trở nên khó nhân nhượng nhau hơn.

Gần  đây, việc các nước trong vùng Biển Đông soạn thảo và nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài theo yêu cầu của Liên hợp quốc đã trở thành dịp để các nước khẳng định chủ quyền, làm dấy lại làn sóng khẳng định - phản đối giữa các nước có chung tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Điển hình nhất là việc Trung Quốc chính thức đưa ra đường lưỡi bò để phản đối các nước khác nộp báo cáo về thềm lục địa kéo dài.

Ngoài ra, việc nhiều nước tăng cường hoạt động khai thác tài nguyên trong khu vực (thăm dò và khai thác dầu khí, đánh cá) đã dẫn đến tình trạng tranh đua trong khu vực. Tình hình phức tạp hơn do trong lĩnh vực khai thác dầu khí có sự tham gia của các công ty đa quốc gia. Số lượng ngư dân bị bắt giữ cũng tăng lên.

Tình thế "bế tắc gây hại"

Một số học giả nhận xét ngoài việc đưa ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (1992) và DOC (2002), ASEAN chưa coi vấn đề Biển Đông là ưu tiên, chưa thực sự trở thành cơ chế khu vực hữu hiệu trong việc giảm căng thẳng liên quan tới tranh chấp Biển Đông, chưa đẩy mạnh được các biện pháp xây dựng lòng tin, cũng như có biện pháp hữu hiệu quản lý tranh chấp và xung đột tiềm tàng… 

Các học giả thống nhất rằng với xu thế hòa bình và hợp tác khu vực hiện nay, với quan hệ nhìn chung tốt đẹp giữa ASEAN và Trung Quốc, tình trạng lệ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa hai bên và sự xuất hiện các vấn đề toàn cầu cần tới nỗ lực hợp tác của các bên.

Các đại biểu nhận đinh, có cơ sở để cho rằng xung đột, nhất là xung đột quân sự quy mô lớn trên Biển Đông không phải là tất yếu và các nước nhỏ trong khu vực có cơ hội tham gia xây dựng giải pháp cho tranh chấp tại Biển Đông.

Nhiều học giả dự đoán khó có thể đạt được một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông trong thời gian ngắn. Thậm chí một học giả còn cảnh báo nguy cơ xảy ra tình thế “bế tắc gây hại”, theo đó, các nước vừa bế tắc trong việc tìm kiếm giải pháp, vừa đẩy mạnh các biện pháp khẳng định chủ quyền làm tình hình trở nên phức tạp.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất tại Hà Nội có sự tham gia của nhiều đại biểu trong nước và quốc tế. Trong số 150 đại biểu, 54 người đến từ các trung tâm nghiên cứu có uy tín ở 22 quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philipppines, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ, Nga, Pháp... Đại diện của một số sứ quán nước ngoài tại Hà Nội cũng tham gia hội thảo. 

  • Xuân Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin liên quan

,
,
,
,