221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1239951
Luật sư muốn "mở toang cánh cửa tố tụng"
0
Article
null
Luật sư muốn 'mở toang cánh cửa tố tụng'
,

Tại Hội thảo khoa học về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự do Đoàn luật sư Hà Nội tổ chức ngày 8/10, các luật sư nêu những "rào cản" mà họ gặp phải trong quá trình tố tụng.

Nhiều luật sư đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm chỉnh sửa hoàn thiện Bộ luật này. Từ đó, tìm cách "mở toang cánh cửa tố tụng", mở rộng hành lang pháp luật, tạo điều kiện cho giới luật sư được hành nghề một cách thuận lợi.

Mô tả ảnh.
Gặp được bị can đang bị tạm giam đã hiếm, nhưng nếu được gặp thì bao giờ cũng đều có mặt điều tra viên ngồi cạnh để giám sát. Ảnh: luatsutoanquoc.com
Việc đầu tiên phải kể đến là những khó khăn vấp phải khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa.
 
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, trong thời hạn 3 ngày, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa. Nhưng nhiều luật sư cho rằng "thực tế đã không diễn ra như vậy".
Luật sư Đỗ Ngọc Quang cho biết: "Gần 100% các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 3 ngày, cá biệt có khi kéo dài hơn một năm".
Tương tự như vậy, luật sư Nông Thị Hồng Hà nhận xét: "Hầu như rất ít trường hợp luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn, trong khi việc này có ý nghĩa rất quan trọng với bị can, bị cáo, bởi họ cần có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp".
Sau việc cấp chứng nhận bào chữa, khó khăn tiếp theo là việc vào trại giam gặp thân chủ cũng được các luật sư nêu ra.
Luật sư Vũ Công Dũng phản ánh về việc trực tiếp đến trại giam để gặp đương sự là việc làm cực kỳ khó khăn và rất ít trường hợp thực hiện được.Thêm vào đó, quy định người bào chữa chỉ được gặp riêng đương sự một giờ trong một lần gặp là không phù hợp với thực tế.
 
Gặp được bị can đang bị tạm giam đã hiếm, nhưng nếu được gặp thì bao giờ cũng đều có mặt điều tra viên ngồi cạnh để giám sát.
Theo các luật sư, nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là bởi một số cán bộ còn mang tư tưởng cũ, không muốn người bào chữa có mặt trong hoạt động điều tra vì sợ rằng sẽ bị gây cản trở, khó khăn.
Lắng nghe các ý kiến này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị Liên đoàn Luật sư toàn quốc tập hợp những góp ý, kiến nghị này gửi tới Ủy ban Tư pháp để có cơ sở báo cáo Quốc hội vào cuối năm nay.
Theo TTXVN
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,