221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1178936
BP rút khỏi dự án dầu khí do yếu tố thương mại
1
Article
null
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao:
BP rút khỏi dự án dầu khí do yếu tố thương mại
,

 - Ngày 21/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Tập đoàn dầu khí BP (Anh) quyết định chuyển hướng kinh doanh khỏi dự án thăm dò dầu khí tại hai lô 05.2 và 05.3 ở ngoài khơi Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói: "Theo chúng tôi được biết, Tập đoàn dầu khí BP đang trong quá trình đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để chuyển hướng kinh doanh ra khỏi dự án thăm dò dầu khí tại lô 05.2 và 05.3. Quyết định này của BP là do các yếu tố thuần túy thương mại và kỹ thuật".

Bản đồ vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vùng Thanh Long nằm trong lô 05-1B. Vùng Mộc Tinh nằm trong lô 05-3. Vùng Hải Thạch nằm trong lô 05-2. Các vùng này nằm ngoài vùng lãnh hải của các đảo Trường Sa. Vạch chấm đen là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Điều tôi có thể khẳng định là những lô này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", ông Lê Dũng nhấn mạnh.

Hai lô 5.2 và 5.3, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh, nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn, ở phía bắc ranh giới với Indonesia. Chủ quyền đối với khu vực này thuộc về Việt Nam, chiếu theo các quy tắc của Luật biển quốc tế. 

Tháng 8 năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng tuyên bố những dự án khai thác hiện nay trên thềm lục địa Việt Nam thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Quyền của chúng ta thì chúng ta làm.

"Tất cả các dự án Việt Nam đang tiến hành đều nằm trong vùng thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của Việt Nam. Điều này tuân theo quy định quan trọng trong Công ước Luật Biển năm 1982. Công ước này quy định bất kỳ quốc gia ven biển nào đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, tức khoảng hơn 300 km".

Theo Thứ trưởng Vũ Dũng, tất cả tài nguyên nằm trong thềm lục địa đó thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó. Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng quy định những nơi có vùng chồng lấn thì các bên liên quan tìm kiếm giải pháp công bằng.

  • PV

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
/script>