221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1066971
Bổ nhiệm cán bộ: "Con voi vẫn chui lọt lỗ kim"
1
Article
null
Bổ nhiệm cán bộ: 'Con voi vẫn chui lọt lỗ kim'
,

 - Tình trạng chạy chức, chạy quyền ở mọi cấp, mọi nơi gia tăng. Dù về mặt pháp lý, quy định đã khá chặt chẽ, qua nhiều cấp giới thiệu, phát huy dân chủ nhưng trên thực tế, "con voi vẫn chui lọt lỗ kim". ĐBQH Lê Văn Cuông nói tại phiên thảo luận sáng 22/5 về dự thảo Luật Cán bộ, công chức.

Cần bổ sung nguyên tắc và phương thức bổ nhiệm

Theo ông Cuông, nội dung bổ nhiệm cán bộ trong dự án luật còn " sơ sài’, " chung chung", khó điều chỉnh được bất cập và bức xúc trong cuộc sống hiện tại. 

Mô tả ảnh.
Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn (phải) giờ giải lao phiên họp. (Ảnh: VA)

Từng chất vấn Bộ trưởng Nội vụ ở kỳ họp QH trước về nạn chạy chức, chạy quyền, ĐB Cuông vẫn khẳng định: "Tình trạng này ở mọi cấp, mọi nơi có biểu hiện gia tăng. Mặc dù về mặt pháp lý, quy định như hiện nay khá chặt chẽ, qua nhiều cấp giới thiệu, phát huy dân chủ nhưng trên thực tế, con voi vẫn chui lọt lỗ kim". 

Phản ánh "ở nhiều nơi, dân chủ chỉ là hình thức, còn quyền quyết định bổ nhiệm vẫn thuộc về một nhóm người, thậm chí chỉ ở người đứng đầu", ông Cuông nhấn mạnh: "Nạn chạy chức, chạy quyền là hoạt động ngầm, tinh vi, nên chỉ biết hiện tượng chứ rất khó quy trách nhiệm. Những người có thẩm quyền xem xét đề bạt, bổ nhiệm bầu hoặc phê chuẩn phần lớn không biết mặt và không hiểu biết nhiều về đối tượng được cất nhắc, chỉ biết qua hồ sơ hoặc qua giải thích, giới thiệu của người có trách nhiệm mà không tổ chức thi tuyển, đối thoại, thẩm định tập thể, số lượng ứng cử viên thường chỉ có 1 người hoặc có số dư thì thuộc diện có quân xanh, quân đỏ".

ĐB Lê Văn Cuông đề nghị bổ sung nguyên tắc bổ nhiệm và phương thức bổ nhiệm, trong đó phải thực hiện cơ chế dân chủ, công khai, tạo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các ứng cử viên, người quyết định bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, phải có nhiều ứng cử viên cho một vị trí lãnh đạo, các ứng viên phải trình bày chương trình hành động trước hội đồng thẩm định. 

Chuyển từ hành chính quan liêu sang hành chính phục vụ

TS khoa học Luật Trần Đình Nhã (ĐB Bà Rịa - Vũng Tàu) lại cho rằng QH chưa nên ban hành dự Luật Cán bộ, công chức, mà nên soạn lại một đạo luật khác. 

"QH đặt hàng Luật Công vụ, Chính phủ trình Luật Cán bộ, công chức nhưng chưa giải trình rõ vì sao. UB Pháp luật cũng đã nhận thấy sự lúng túng của ban soạn thảo trong quá trình xây dựng luật. Không lúng túng sao được, khi chỉ trong 5 tháng phải trình 2 dự luật không ăn nhập với nhau, lại phức tạp đến thế", ông Nhã nói.

ĐB Nhã cho rằng cần phải có Luật Công vụ để biết công vụ được hiểu như thế nào, ai và khi nào được coi là thực hiện công vụ, khi thực hiện công vụ thì công dân được làm gì, không được làm gì, hệ quả việc làm và không làm như thế nào, chế độ chính sách đối với họ ra sao. 

Ông Nhã cũng lưu ý với QH, những vấn đề về công chức, về cán bộ là luôn luôn thay đổi. "Nếu QH tham vọng đưa vào một luật thì hàng năm sẽ phải bàn thay đổi luật đó".

Ý kiến của ông Nhã được ĐB Trần Du Lịch ( TP. Hồ Chí Minh) ủng hộ. Ông đề nghị QH nên tập trung vào phạm vi điều chỉnh. 

"Công vụ là khái niệm rất rộng, nhưng công vụ là đối tượng luật này tôi đề nghị cần xác định lại, đó là xây dựng chế độ công vụ trong bộ máy hành chính công quyền. Bộ máy này chuyển từ nền hành chính quan liêu sang nền hành chính phục vụ", ông Lịch nói.

Ông Lịch cũng đề nghị, trong Luật phải quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của công chức, theo đó việc đã giao là phải làm, quyền lợi vật chất và tinh thần thế nào..

ĐB Phạm Quốc Anh ( Đồng Nai) cũng nhận xét mục tiêu đề ra là Luật Cán bộ, công chức có phạm vi quá rộng. 

Tại sao không đặt tên Bộ Thanh niên, Bộ Phụ nữ, Bộ Công đoàn?

Nguy cơ hành chính hóa các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp được nhiều ĐB quan tâm. Là Chủ tịch Hội Luật gia, ông Phạm Quốc Anh cho rằng nếu các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội - nghề nghiệp bị hành chính hóa thì rất khó hoạt động. 

" Nếu như thế này, tại sao không đặt ra là Bộ Thanh niên, Bộ Phụ nữ, Bộ Công đoàn? Tôi cũng phân vân mãi cách giải thích tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp với tổ chức chính trị - xã hội nó khác nhau ở chỗ nào? Tôi thấy những chuyện đó không được rõ ràng, không được cụ thể", ông Quốc Anh thắc mắc.

ĐB Nguyễn Thành Tâm ( Tây Ninh) cũng đề nghị không đưa các tổ chức này vào luật để "không góp phần làm cho hoạt động của các tổ chức này bị hành chính hóa thêm".

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;