221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1062563
UB Pháp luật của QH đề nghị hoãn mở rộng Hà Nội
1
Article
null
UB Pháp luật của QH đề nghị hoãn mở rộng Hà Nội
,

 - Kết thúc phiên họp về đề án mở rộng địa giới hành chính Hà Nội chiều 8/5, UB Pháp luật của QH tán thành mở rộng nhưng đề nghị lùi thời điểm. Theo ủy viên của UB, ông Nguyễn Ngọc Đào, đề án Chính phủ đưa ra không phù hợp.

Mô tả ảnh.
ĐBQH Nguyễn Ngọc Đào. (Ảnh: VA)
Lòng dân chưa được chuẩn bị

- Sau phiên họp toàn thể để có báo cáo thẩm tra trình bày trước QH về đề án mở rộng Thủ đô Hà Nội, UB Pháp luật có ý kiến như thế nào?

- Đa số đại biểu của UB Pháp luật ủng hộ chủ trương mở rộng, nhưng rất lo lắng mở rộng thế nào. Chính phủ đề nghị mở rộng đến hết tỉnh Hà Tây, thực ra là một đề án, một ý tưởng không phù hợp, vì hai nhẽ. 

Thứ nhất là chưa có thông tin, chưa có lộ trình, chưa có sự chuẩn bị trên mọi phương diện mà đã quyết định mở rộng, đặc biệt là chưa chuẩn bị về tinh thần của người dân, lòng dân. Lòng dân mà chưa chuẩn bị thì bất cứ cái gì cũng không thành công được.

Thứ hai, chưa có một đề án cụ thể. Hà Nội sẽ được mở rộng bằng cái nhìn như thế nào, đến đâu, có bao nhiêu con đường, khu nào là khu công nghiệp… Tất cả thành một mô hình để đại biểu nhìn thấy mà bấm nút đồng ý hay không đồng ý.

- Ý kiến của cá nhân ông?

- Tôi tán thành mở rộng Hà Nội và cho rằng không thể không mở rộng. Nhưng mở rộng theo định lượng hay định tính thì tôi thiên về định tính.

Hãy mở rộng Hà Nội về chiều cao, không gian chứ không nên mở rộng Hà Nội để biến mất Hà Nội trong suy tư của người Việt, bởi nó thực sự là trái tim của chúng ta.

Tôi cho rằng nếu đưa vấn đề này ra thời điểm này không phù hợp. Không phải là do tình hình kinh tế biến động, do lạm phát, do đời sống… mà không phù hợp do điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội. 

Các nước phát triển chưa bao giờ đặt vấn đề mở rộng một thành phố, một thủ đô của họ đến mức như thế này. Cái hiện hữu chưa xong thì làm sao vẽ ra cái tương lai. 

Cái hiện hữu của Hà Nội là sự hoang hóa ở Sóc Sơn, là việc Đông Anh vẫn là vùng nông nghiệp, cái Hà Nội hiện hữu là một bức tranh của một thành phố tương đối trung cổ. 

Hãy làm cái hiện hữu thành đúng tính chất là thành phố đi, đúng đô thị đi thì mới nghĩ đến mở rộng thế nào. 

Lí do là phải có đường thoát lũ, không có nơi chôn cất, xử lí nước thải, giao thông… để mở rộng Hà Nội thì có lẽ lại càng đưa Hà Nội vào sự bế tắc hơn.

Các cụ ngày xưa hay nói “ngắn sào dễ trở” - đó là câu nói hết sức đơn giản, dễ hiểu rằng, gần một ngàn km2 hiện có đủ để chúng ta suy nghĩ quy hoạch lại cho đẹp.

Mô tả ảnh.
Cổng vào ngôi nhà cổ nhất làng Đường Lâm - Hà Tây. (Ảnh: PL)

- Trong phiên họp của UB Pháp luật, điều gì còn “mắc” nhất?

- Những lí do mà Chính phủ đưa ra là không hề thuyết phục, bởi vì có những thành phố như Seoul chẳng hạn, 12 triệu dân mà họ có diện tích như thế này đâu.

- Ông có thể cho biết "phán quyết" cuối cùng của UB?

- UB Pháp luật ủng hộ chủ trương mở rộng Hà Nội, nhưng đề nghị thực hiện vào một thời điểm thích hợp. Thời điểm thích hợp là thời điểm khắc phục được những điều tôi nói ở trên.

Hãy vì dân mà bấm nút 

- Vậy ông sẽ chọn bấm nút nào ở QH vào ngày 22/5 tới?

- Tôi sẽ không bấm nút tán thành, còn ai bấm thì đấy là trách nhiệm của họ. Tôi sợ nhất là khi chúng ta bấm nút tán thành thì sau này một Chính phủ mới phải bận tâm và quan trọng hơn nữa, là nhân dân mình phải bận tâm.

- Nhưng cũng có dư luận cho rằng nông dân ở các tỉnh sẽ mừng khi "được" về Hà Nội?

- Tôi không nhìn vào hiện tượng nông dân mừng vì mình về Hà Nội đâu - đây là cách nói dí dỏm thôi. Nông dân về Hà Nội hiện nay là nông dân sẽ bán đất, sẽ mất đất. Về Hà Nội là lợi cho các đại gia, tầng lớp buôn bán bất động sản, không hề lợi cho dân.

Tôi nói là hãy đầu tư cho Hà Tây như anh nghĩ đi, với tầm của nó đi, đó chính là mở rộng đấy.

- Trong phiên thảo luận ở Hội trường sáng 9/5, GS. Nguyễn Minh Thuyết có đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tránh tình trạng mình nghĩ rằng có ai đó đang nghĩ hộ mình, có ai đó đang lo hộ mình và mình cứ thế biểu quyết. Ông có chia sẻ với ý kiến này?

- Nói thế thì hơi cụ thể quá. Tôi cho rằng mỗi đại biểu Quốc hội, trước hết là đại diện cho dân, dù là Đảng viên thì mình cũng vì dân. Hãy vì dân mà bấm nút.

Theo lịch làm việc của QH, ngày 13/5 tới, Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn sẽ trình bày các tờ trình về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh. Sau đó, Chủ nhiệm UB Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận sẽ có báo cáo thẩm tra.

Ngày 19/5, QH sẽ thảo luận ở Hội trường trước khi biểu quyết vào ngày 22/5.

  • Vân Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;