221
452
Chính trị
chinhtri
/chinhtri/
1012610
Chủ tịch HN: Đã đến lúc điều chỉnh toàn phần quy hoạch
1
Article
null
Chủ tịch HN: Đã đến lúc điều chỉnh toàn phần quy hoạch
,

(VietNamNet) - "Đã đến lúc điều chỉnh toàn phần quy hoạch Thủ đô Hà Nội để có một thành phố hiện đại, không chỉ đến năm 2020 mà phải tính tới 2070", Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói với HĐND thành phố chiều nay (6/12) trước khi bế mạc kỳ họp thứ 11 HĐND, sau rất nhiều chất vấn của đại biểu về công tác quy hoạch cũng như về đề án Thành phố sông Hồng.

"Đề án sông Hồng chỉ mang tính đề xuất"

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Đề án sông Hồng chỉ mang tính đề xuất, áp dụng thế nào là việc của VN.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nếu chờ Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Chính phủ, sau đó còn thẩm định, phê duyệt xong Quy hoạch vùng Thủ đô, sẽ rất lâu để Hà Nội có thể điều chỉnh ngay quy hoạch của mình, trong khi quy hoạch này đã tồn tại từ gần 10 năm nay và mới chỉ được điều chỉnh cục bộ. 

Về đề án sông Hồng, ông Nguyễn Thế Thảo cho hay: "Đã có rất nhiều người tham gia nghiên cứu về sông Hồng nhưng các nghiên cứu đều thiếu tính cơ bản. Có những họa sỹ đưa ra cả những bức tranh về sông Hồng, nhưng đó chỉ là mong muốn chứ chưa có cơ sở khoa học và thực tiễn, để lập dự án khả thi thì không có cơ sở".

Sau khi nhắc lại văn bản Thủ tướng ký năm 2006 cho phép Hà Nội hợp tác với Seoul lập quy hoạch đoạn qua Hà Nội, ông Thảo khẳng định: "Ai sang Seoul cũng đều trầm trồ khen rằng sông Hàn có 21 chiếc cầu và gọi đó là kỳ tích sông Hàn, nhưng chính người Hàn Quốc đang nghiên cứu làm thế nào bỏ bớt cầu đi vì chúng phá vỡ cảnh quan. Vì thế, người Hàn Quốc sẽ giúp Hà Nội phát huy từ những kinh nghiệm thành công và cả những kinh nghiệm thất bại nữa".

Chủ tịch Hà Nội cũng nhấn mạnh, đề án mà phía Hàn Quốc giúp Hà Nội xây dựng "không phải là dự án quy hoạch" mà là "một nghiên cứu có tính đề xuất, dựa trên mọi quy định chung của pháp luật Việt Nam, hết sức khoa học".

Đại biểu Phạm Thị Thành:"Thành phố nói đã xin ý kiến chuyên gia, nhưng nhiều kiến trúc sư nói với tôi là họ không hề được hỏi ý kiến".

Đại biểu Trần Trọng Hanh, Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc: "Dư luận rất bức xúc về dự án này. Thành phố tổ chức triển lãm rồi hội thảo nhưng thể chế không có, không tuân theo quy trình, không đúng thẩm quyền phê duyệt. Vậy ai chịu trách nhiệm ký kết, trong khi tiền là của dân?"

Người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định, thành phố coi trọng việc chăm lo đời sống cho hàng vạn dân đang sống trong điều kiện hết sức vất vả về hạ tầng. Chính vì thế, thành phố đã xin ý kiến của các nhà chuyên môn, trong đó có các kiến trúc sư, nhà quy hoạch, nhà thủy văn, địa chất, khảo cổ.

"Tất nhiên còn những ý kiến khác nhau nhưng đây chỉ là đề tài nghiên cứu mang tính đề xuất, áp dụng hay khai thác như thế nào là việc của phía Việt Nam", ông Thảo nói.

HĐND chưa thông qua đề án bán biệt thự

Trước khi bế mạc kỳ họp thứ 11, HĐND Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2008, trong đó có 3 nội dung: kế hoạch sử dụng đất năm 2008, đề án chỉnh trang đô thị tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, phương thức và giá bán nhà theo NĐ 61 và Nghị quyết 48.

Riêng việc bán biệt thự chưa được thông qua, mà để lại để thành phố rà soát, chuẩn bị kỹ lưỡng để HĐND thông qua vào kỳ họp sau, dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2008.

  • Vân Anh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,